6 điều người dùng mong chờ ở tai nghe không dây
Nhờ tính tiện dụng và thời trang, tai nghe không dây giờ đây đã là một phụ kiện công nghệ không còn xa lạ với người yêu nhạc chơi âm thanh nữa.
Càng phổ biến thì “wish list” của dân công nghệ đối với thiết bị này ngày càng nhiều và nhà phát hành chắc chắn sẽ lắng nghe, chọn lọc để cải tiến cho các đời sau.
1. Pin “trâu”
Với những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ chip từ nhà sản xuất Qualcomm hay các thương hiệu khác, bất cứ tai nghe không dây hoàn toàn nào nên lấy “điểm chuẩn” là AirPods của Apple về thời lượng sử dụng. Táo khuyết ngay trong ngày ra mắt đã khẳng định rằng sản phẩm cho thời lượng sử dụng lên đến 5 giờ sau mỗi lần sạc.
Thực tế, ở thời điểm hiện tại, con số 5 giờ chỉ là mốc trung bình bởi nhiều dòng tai nghe Bluetooth còn sở hữu thời lượng pin gấp đôi AirPods.
Nếu bạn có ý định mua một mẫu tai nghe không dây nhưng thời lượng pin dưới 5 giờ, thì bạn nên cho “next” ngay và tìm sản phẩm mới. Trong nhiều trường hợp, khoảng thời gian ngắn đồng nghĩa với việc nhà sản xuất có thể sử dụng công nghệ chip cũ mà có thể dẫn đến khả năng kết nối, chất lượng âm thanh, và chức năng kém.
2. Thiết kế mang tính Ergonomics
Trong khi tai nghe AirPod được coi là một chiếc EarPods bằng nhựa màu trắng bóng của Apple nhưng đã lược bỏ dây và thay vào đó là kết nối Bluetooth, thì thiết nghĩ, tai nghe không dây vẫn cần có phần đệm bằng silicon bởi hai lý do. Một là chúng sẽ giúp bạn cảm thấy vừa vặn, thoải mái. Hai là chúng giúp ngăn những tiếng ồn không mong muốn từ bên ngoài, đồng nghĩa với việc bạn có thể tận hưởng chất lượng âm nhạc tốt hơn.
Đối với những người hoạt động mạnh, như tập thể dục, tập gym hay chạy bộ chẳng hạn, phần đệm bằng silicon hoặc thiết kế tương tự sẽ đảm bảo tai nghe vẫn giữ nguyên vị trí. Người dùng sẽ không hề muốn những chiếc tai nghe không dây đắt tiền lại rơi khỏi tai khi đang làm việc hay đi xe đạp hóng gió cả.
Cuối cùng, điều bạn cần là tai nghe không giây phải có hộp đựng kiêm sạc dự phòng với kích thước vừa với túi quần mình mà vẫn có thể cung cấp ít nhất 2 lần sạc trở lên. AirPods là một thí dụ điển hình. Hộp đựng có thể sạc lại pin cho tai nghe giúp nâng thời gian sử dụng sau mỗi lần sạc 24 giờ
3. Chống nước
Ngay cả khi không có kế hoạch mang chúng đến phòng gym, bạn chắc chắn nên đeo một đôi tai nghe không dây có tính năng chống nước, mà tốt nhất là được “dán nhãn” chống nước/chống bụi chuẩn IP ( Ingress Protection – bảo vệ chống xâm nhập). Thế nhưng, ngay cả thế hệ AirPods mới nhất cũng tiếp tục bỏ qua tính năng quan trọng này.
Nếu đã bỏ ra một số tiền đáng kể cho đôi tai nghe không dây, bạn hẳn sẽ muốn có thể lau sạch nóbằng một miếng vải ướt khi dính bẩn và chẳng cần mảy may lo lắng về việc mang nó ra ngoài trong thời tiết khắc nghiệt. Nhiều loại tai nghe không được áp dụng chuẩn IP trên tai nghe, nhưng nhà sản xuất vẫn khẳng định chúng có thể chống nước/mồ hôi. Đó là lý do bạn cần kiểm tra website bán hàng để biết sản phẩm đang tìm có ít nhất một số khả năng chống nước cơ bản hay không.
Video đang HOT
4. Phím chức năng trên tai nghe
Khi sử dụng hàng ngày, bạn mới thấy tai nghe có điều phát sinh mà mình muốn cải tiến, đó là việc: nghe một bài hát hay đoạn nhạc hay mà phải rút điện thoại ra mới có thể điều chỉnh phát lại được.
Tai nghe không dây hoàn toàn thường có kích thước nhỏ và có một số điều chỉnh để có thể giúp tai bạn thoải mái khi đặt chúng vào. Bề ngoài trơn tối đa chắc chắn giúp tai nghe có vẻ ngoài bóng bẩy hơn, nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn có thể vô tình thay đổi, phát hoặc tạm dừng bài hát hoặc gọi trợ lý giọng nói khi bạn chỉ cố gắng điều chỉnh thiết bị cho vừa tai.
Thay vào đó, nhà sản xuất có thể hướng tới giải pháp trang bị các phím điều khiển vật lý, tốt nhất là bao gồm phát/tạm dừng, trợ lý giọng nói, qua bài và đặc biệt là điều khiển âm lượng ngay trên tai nghe.
5. App riêng
Chắc chắn bạn sẽ muốn cặp tai nghe không dây của mình có 1 loại app để lựa chọn đa dạng các tính năng hơn từ một smartphone. Một vài tính năng “đinh” bao gồm khả năng tìm tai nghe bị mất, điều chỉnh bộ tần số âm thanh Equalizer để phù hợp với sở thích âm nhạc của bạn, hay chế độ nhận thức môi trường xung quanh.
6. Giá hợp lý
Chỉ 2 năm trước, bạn sẽ phải bỏ ra từ 2 triệu đồng trở lên để sở hữu một chiếc tai nghe không dây “được được”. Đó là chưa kể những sản phẩm đến từ nhà sản xuất có tên tuổi như AirPods của Apple (4 triệu đồng), Gear iConX 2018 của Samsung và JBL Free của JBL (3,5 triệu đồng), WF-SP700N của Sony (4,3 triệu đồng), SoundSport Free của Bose (5 triệu đồng).
Với việc rất nhiều hãng cùng nhảy vào cuộc đua giành chỗ đứng trong thị trường tai nghe không dây, những sản phẩm mới liên tiếp với giá thành ngày càng hợp lý hơn dễ dàng cho chúng ta tiếp cân với công nghệ mới này.
Những dòng tai nghe dưới 1 triệu đồng nhưng vẫn hội tụ nhiều yếu tố của các hãng cao cấp hơn, trong đó có cả hộp đựng kiêm sạc, sẽ là sản phẩm “hot” ở thị trường Việt Nam cũng như thế giới.
Theo Nghe Nhìn VN
Tai nghe không dây có an toàn không?
Khi tai nghe không dây trở nên phổ biến thì người ta cũng đặt ra câu hỏi liệu sản phẩm này có gây hại gì cho cơ thể của người sử dụng không. Trường điện từ phát ra từ tai nghe không dây liệu có an toàn?.
Công nghệ không dây đã thay đổi thế giới chúng ta đang sống. Không còn nghi ngờ gì nữa, từ radio và truyền hình đến điện thoại di động, hầu hết mọi thứ chúng ta làm ngày nay đều sử dụng các hình thức truyền không dây. Và mặc dù điều đó mang lại sự tiện lợi phi thường và những lợi ích không thể nghi ngờ, nhưng không phải không có nhược điểm. Vấn đề nằm ở tần số vô tuyến từ hầu hết các thiết bị điện tử tiêu dùng. Chúng lan truyền theo mọi hướng, không chỉ hướng tới người nhận.
Ngay cả bây giờ, khi bạn đang đọc điều này, có thể có một vài tín hiệu mạng Wi-Fi đang đập vào cơ thể bạn. Bên cạnh đó, có hàng trăm loại tín hiệu khác yếu hơn, như đài FM/AM, vệ tinh và tất cả các loại chương trình phát sóng khác bao quanh chúng ta mỗi phút mỗi ngày.
Khi chúng ta ở xa nguồn phát tín hiệu, điều này làm cho các tác động tiêu cực đối với cơ thể không đáng kể. Nhưng có một số thiết bị chúng ta giữ gần trái tim và tâm trí của chúng ta theo nghĩa đen, chẳng hạn như điện thoại thông minh, hay tai nghe không dây, liệu chúng có hại hay không?
Lâu nay, chúng ta có tai nghe không dây (cài một bên tai) để lái xe rảnh tay hoặc nói chuyện khi đang di chuyển. Tuy nhiên, khi Apple giới thiệu AirPods, hãng đã làm cho tai nghe không dây thực sự trở thành xu hướng và tạo ra một làn sóng tai nghe không dây trở nên phổ biến từ đó.
Liệu trường điện từ (EMF) của tai nghe không dây có gây hại cho cơ thể bạn? Bạn nên dùng tai nghe không dây hay có dây, hãy xem bài viết dưới đây.
Tai nghe không dây hoạt động như thế nào?
Cho dù bạn chọn nhãn hiệu tai nghe nào, tất cả đều hoạt động theo cùng một cách: thông qua kết nối Bluetooth. Bluetooth không phải là một số công nghệ khác nhau. Nó chỉ là một tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi để truyền tần số vô tuyến tầm gần.
Dải tần mà Bluetooth hoạt động nằm trong khoảng từ 2,4 GHz đến 2,4835 GHz. Đây cũng là nơi bạn có thể tìm thấy tần số của lò vi sóng - hoạt động ở mức 2,45 GHz. Tất nhiên, sự khác biệt nằm ở công suất: lò vi sóng có công suất trong khoảng từ 600 đến 1200W, trong khi tai nghe Bluetooth được phân loại là máy phát Class 2. Điều này có nghĩa là chúng có thể truyền tới 10 mét và hoạt động ở công suất truyền cao nhất 2,5 mW. Để tiện so sánh, bạn nên biết rằng 2,5 mW nhỏ hơn 240.000 lần so với 600W. Nói cách khác, sẽ mất nhiều tháng để cặp tai nghe phát ra một năng lượng mà lò vi sóng tạo ra trong một phút.
Tuy nhiên, khi nói đến trường điện từ (EMF), nó không chỉ bao hàm công suất, có một khía cạnh khác cần được xem xét.
Tỷ lệ hấp thụ cụ thể - nó có ý nghĩa gì với bạn?
Tỷ lệ hấp thụ cụ thể (SAR) là một phép đo xem có bao nhiêu năng lượng từ Từ trường tần số vô tuyến được cơ thể con người hấp thụ. Nó được đo bằng watt trên mỗi kilôgam (W/kg) và được các cơ quan quản lý sử dụng để xác định xem một thiết bị có an toàn đối với con người hay không.
Vấn đề là không giống như hầu hết các phép đo khoa học khác, SAR khó có thể cho một kết quả chính xác trọn vẹn do óng EMF không lan truyền đồng đều để phép đo đại diện cho năng lượng trung bình được hấp thụ bởi một thể tích mô nhất định. Tại Mỹ, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) đã đặt giới hạn 1,6W/kg cho điện thoại di động, và giá trị này được đo tại một điểm trong 1g mô đang hấp thụ nhiều năng lượng nhất. Châu Âu tuân theo tiêu chuẩn của Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế, kết luận rằng bất cứ tác động gì dưới 2W/kg trên 10g mô là an toàn. Mỗi thiết bị thu nhận sóng vô tuyến có những tiêu chuẩn kiểm tra riêng.
Có một vấn đề là tiêu chuẩn của FCC áp dụng cho thiết bị di động hiện nay không còn thỏa đáng. Nó được áp dụng dựa trên một phép đo được xây dựng từ năm 1989, theo đó người ta sử dụng một chiếc đầu giả tương đương với đầu của một người đàn ông cao 1m8 và nặng 100kg để đo. Bộ não con người được thể hiện bởi một hỗn hợp đơn giản của nước và chất điện giải. Cái đầu giả này chỉ phải chịu 6 phút hoạt động tối đa trước khi thực hiện các phép đo, nó không thể đại diện cho mức sử dụng của người bình thường trong năm 2019.
Thiết bị được sử dụng để thử nghiệm SAR (ảnh: Business Insider)
Trở lại với tai nghe không dây
Phóng viên của trang Business Insider đã liên hệ với tiến sỹ Joel Moskowitz, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Gia đình và Cộng đồng tại Đại học California, Berkley để tham khảo về bức xạ điện từ.
Khi được hỏi rằng liệu tai nghe không dây được đặt ở vị trí gần não như vậy có gây ảnh hưởng đến não bộ hay không, xét trên phương diện bức xạ điện từ, ông Joel Moskowitz trả lời: "Có, SAR của AirPods khá cao vì đây là thiết bị Bluetooth".
Trên trang web của ông Moskowitz, chúng ta có thể thấy số SAR chính xác cho AirPods là 0,581 W/kg cho bên trái và 0,501 W/kg cho bên phải. Điều đó tạo nên mức kết hợp 1,082 W/kg khi bạn có cả hai tai. Để so sánh, SAR cho iPhone XS là 1,19 W/kg, chỉ hơn 10% so với AirPods.
Mặc dù những số liệu này thể hiện mức tối đa về mặt lý thuyết và không phải là lượng hấp thụ bức xạ điện từ mà bạn nhận được trong quá trình sử dụng bình thường, nhưng chúng cho thấy rằng tai nghe không dây không phải là không có ảnh hưởng gì đến con người, đặc biệt khi chúng ta đeo nó để nghe nhạc hàng giờ.
Tất nhiên, mọi sản phẩm bạn đang sử dụng đều được coi là an toàn hoặc ít nhất là kết quả thử nghiệm nằm trong giới hạn yêu cầu. Trường hợp của AirPods cũng vậy. Nếu bạn quan tâm đến chi tiết về thử nghiệm, bạn có thể kiểm tra báo cáo SAR của AirPods do Apple gửi cho FCC tại đây.
(ảnh: Business Insider)
Vậy, tai nghe không dây có an toàn không?
Hiện chưa có câu trả lời chính xác cho việc này. Tiến sỹ Moskowitz nói rằng việc sử dụng bất kỳ tai nghe không dây nào là không nên, và cá nhân ông không sử dụng các thiết bị như vậy vì bức xạ từ trường của chúng. Ông Moskowitz không phải là người duy nhất lo ngại về điều này. Một nhóm gồm hơn 240 nhà khoa học từ khắp thế giới đã ký một kiến nghị đệ trình lên Liên Hiệp Quốc, kêu gọi tăng cường quy định bảo vệ người dùng trước trường điện từ không ion hóa.
Nội dung kiến nghị có đoạn:
Cần lưu ý rằng mối quan tâm của các nhà khoa học hướng vào các thiết bị sản sinh EMF, từ bộ phát Wi-Fi cho đến thiết bị theo dõi trẻ nhỏ. Tác động từ các thiết bị điện tử xung quanh chúng ta làm gia tăng các nguy cơ đối với sức khỏe con người.
Quay trở lại với tai nghe không dây. Hiện không có bằng chứng thuyết phục nào về việc chúng có hại cho con người vì chưa có nghiên cứu nào về tác dụng lâu dài của tai nghe không dây. Có sự bất đồng giữa các chuyên gia về mức độ ảnh hưởng tiêu cực của thiết bị này. Một số người đang kêu gọi những quy định chặt chẽ hơn, nhưng những người khác lại cho rằng những lo ngại này đã được phóng đại, và EMF từ tai nghe quá yếu để gây tác hại đối với cơ thể con người. Đây là một quan niệm khá phổ biến.
Tất nhiên, các nhà sản xuất cũng giữ lập trường tương tự. Business Insider đã liên hệ với Apple, Samsung và Bose để hỏi về mức độ an toàn của tai nghe không dây. Chỉ có Samsung phản hồi rằng sản phẩm của họ đáp ứng tất cả các quy định cần thiết. Các bài test EMF của họ đã chứng minh rằng nó an toàn để sử dụng hàng ngày.
"Tai nghe không dây của chúng tôi được thiết kế để giảm thiểu mức độ hấp thụ và thậm chí ở công suất tối đa nó cũng không tạo ra mức phơi nhiễm điện từ đáng kể", Samsung cho biết.
Tóm lại
Dù tai nghe không dây không gây hại nhưng có một điều chắc chắn là nó cũng không tạo ra một ảnh hưởng tốt nào đến cơ thể của bạn. Trong khi điện thoại thông minh đã trở nên phổ biến không thể thay thế, thì tai nghe không dây chỉ có lợi ích là sử dụng thuận tiện hơn một chút so với tai nghe có dây.
Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng tai nghe để nghe nhạc, giải trí hoặc làm việc, thì bạn nên dùng tai nghe có dây. Tất nhiên, bất kỳ tác động tiêu cực nào mà tai nghe không dây mang lại chỉ là một giọt nước trong biển cả các thiết bị công nghệ đang hiện diện xung quanh chúng ta, trong nền văn minh công nghiệp 4.0 của thế kỷ 21.
Tóm lại, người dùng sẽ quyết định sử dụng công nghệ nào và thực hiện như thế nào. Có lẽ các cơ quan chức năng cần bắt kịp với tốc độ phát triển của thế giới công nghệ để đưa ra những tiêu chuẩn phù hợp hơn, giúp người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định sáng suốt.
Theo viet times
Sử dụng tai nghe không dây thường xuyên có an toàn không? Công nghệ không dây đã thay đổi cuộc sống của con người rất nhiều. Điều này mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải là không có nhược điểm. Vấn đề lớn nhất ở đây chính là việc môi trường sống xung quanh bị bao quanh bởi tần số vô tuyến từ các thiết bị điện tử mà chúng ta sử dụng hàng...