6 điều nằm lòng để tránh “bi kịch” lừa đảo trực tuyến
Các kết quả trên cho thấy người dùng cần đặc biệt quan tâm đến bảo mật khi lướt Internet để bảo vệ tài sản.Bằng cách tạo ra các trang giả mạo ngân hàng, thanh toán hoặc các trang mạng mua sắm, kẻ xâm nhập có thể cướp thông tin nhạy cảm từ các nạn nhân như tên, mật khẩu, địa chỉ email, số điện thoại, số thẻ tín dụng và mã PIN mà họ không hề hay biết.
Việt Nam vào top 6 đích đến của thư độc hại
Theo báo cáo về thư rác và lừa đảo trong quý 2/2018 của Kaspersky Lab, điểm thú vị là đặc thù của gần 60.000 lượt truy cập web lừa đảo từ tháng 4 đến tháng 6/2018 đều có liên quan đến các ví tiền và trao đổi bằng Cryptocurrency (Tiền mã hóa – một loại phương tiện trao đổi kỹ thuật số).
Ngoài các loại lừa đảo truyền thống trước đây như lấy cắp tài khoản và mật khẩu bí mật của nạn nhân, bọn tội phạm mạng tìm cách buộc họ phải chuyển các đồng tiền mã hóa một cách độc lập đến cho chúng. Một trong những thủ thuật là sự phân bố tự do của tiền Cryptocurrency. Một thủ thuật khác là bọn lừa đảo tài chính khai thác được tên của các dự án ICO (Initial Coin Offering – một hình thức huy động vốn hợp pháp của các startup bằng Cryptocurrency) và kêu gọi quỹ từ các nhà đầu tư tiềm năng.
Sử dụng hai thủ đoạn này, theo các ước tính sơ bộ của Kaspersky Lab, những kẻ xâm nhập đã kiếm được ít nhất 2.329.317 USD chỉ trong quý vừa qua và chưa bao gồm bất kỳ khoản thu nhập nào từ các hình thức lừa đảo thông thường.
Việt Nam đứng thứ 6 trong số các quốc gia được nhắm vào nhiều nhất bởi các bức thư độc hại, chỉ sau Đức, Nga, Vương quốc Anh, Brazil và Ý.
Video đang HOT
Cũng theo thống kê của công ty bảo mật này, trong quý II năm 2018, công nghệ anti-phishing (chống lừa đảo) đã ngăn chặn được hơn 107 triệu lượt truy cập vào các trang mạng lừa đảo, trong đó 35,7% các trang tấn công có liên quan đến các dịch vụ tài chính và nhắm đến người dùng dưới dạng các trang thanh toán hoặc giao dịch giả mạo. Lĩnh vực ảnh hưởng kế tiếp là CNTT, với 13,83% vụ tấn công nhắm vào các công ty công nghệ cao, con số này thậm chí đã tăng thêm 12,28% theo báo cáo ‘Thư rác và lừa đảo Quý II 2018′ của Kaspersky Lab.
Các kết quả trên cho thấy người dùng cần đặc biệt quan tâm đến bảo mật khi lướt Internet để bảo vệ tài sản. Những cuộc tấn công nhắm vào khách hàng của các tổ chức tài chính như ngân hàng, hệ thống thanh toán và các giao dịch mua bán trực tuyến, là một xu hướng lâu dài đối với tội phạm mạng, các hành vi trộm cắp tiền bạc và cả dữ liệu cá nhân. Bằng cách tạo ra các trang giả mạo ngân hàng, thanh toán hoặc các trang mạng mua sắm, kẻ xâm nhập có thể cướp thông tin nhạy cảm từ các nạn nhân như tên, mật khẩu, địa chỉ email, số điện thoại, số thẻ tín dụng và mã PIN mà họ không hề hay biết.
6 biện pháp sau để bảo vệ bản thân và tránh khỏi lừa đảo
Theo các chuyên gia bảo mật, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau:
1. Luôn kiểm tra địa chỉ liên kết và email của người gửi trước khi nhấp vào.
2. Trước khi nhấp vào bất kỳ liên kết nào, hãy kiểm tra xem địa chỉ liên kết được hiển thị và liên kết thực tế (địa chỉ thực mà liên kết sẽ đưa bạn đến) có giống nhau hay không – điều này có thể được kiểm tra bằng cách di chuột qua liên kết.
3. Chỉ sử dụng kết nối an toàn, đặc biệt là khi bạn truy cập các trang web nhạy cảm. Để phòng ngừa tối thiểu, không sử dụng Wi-Fi không xác định hoặc công cộng mà không có mật khẩu bảo vệ. Để bảo vệ tối đa, hãy sử dụng các giải pháp VPN để mã hóa các truy cập của bạn. Và hãy nhớ: nếu bạn đang sử dụng kết nối không an toàn, tội phạm mạng có thể chuyển hướng bạn một cách vô hình đến các trang lừa đảo.
4. Kiểm tra kết nối HTTPS và tên miền khi bạn mở một trang web. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đang sử dụng các trang web chứa dữ liệu nhạy cảm – chẳng hạn như trang web cho ngân hàng trực tuyến, cửa hàng trực tuyến, email, trang web truyền thông xã hội, v.v.
5. Không bao giờ chia sẻ dữ liệu nhạy cảm của bạn, chẳng hạn như thông tin đăng nhập và mật khẩu, dữ liệu thẻ ngân hàng,… với bên thứ ba. Các công ty chính thức sẽ không bao giờ yêu cầu dữ liệu như thế này qua email.
6. Sử dụng giải pháp bảo mật đáng tin cậy với các công nghệ chống lừa đảo dựa trên hành vi, để phát hiện và chặn các cuộc tấn công spam và lừa đảo.
Theo Tri Thuc Tre
14 năm tù cho đối tượng "nổ" có thể chạy việc vào ngành công an
TAND tỉnh Phú Yên vừa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Bá Lạc (SN 1960, trú xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) 14 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, tháng 1/2015, Nguyễn Bá Lạc quen biết anh Nguyễn Ngọc Hoàng (SN 1971, trú xã Sơn Xuân, huyện Sơn Hòa). Qua tìm hiểu, Lạc biết anh Hoàng đang xin việc cho các cháu là Thái Đình Tài, Đào Thị Phương Thảo và Phạm Ngọc Anh vào ngành Công an nhưng chưa được. Lạc "nổ" với anh Hoàng là mình quen biết nhiều cán bộ trong ngành này nên có khả năng xin việc cho các cháu anh Hoàng vào làm tại Công an tỉnh.
Tin lời, anh Hoàng nhờ Lạc xin việc cho Tài, Thảo và Anh. Sau đó, Lạc đưa ra mức giá xin việc cụ thể cho Tài là 40 triệu đồng, Thảo 160 triệu đồng và Anh là 110 triệu đồng. Anh Hoàng đồng ý. Sau đó, từ tháng 1/2015-18/6/2015, Lạc điện thoại yêu cầu anh Hoàng đưa tiền 7 lần, tổng cộng 270 triệu đồng để Lạc lo chi phí xin việc. Sau khi nhận tiền, Lạc không xin được việc cho anh Hoàng, nên yêu cầu trả lại tiền, nhưng Lạc chỉ trả lại 210 triệu đồng.
Đối tượng Nguyễn Bá Lạc
Tháng 7/2015, Lạc quen biết với anh Trần Minh Thuấn (SN 1965, trú xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh) và biết anh Thuấn có nhu cầu xin việc cho con gái Trần Thị Thơ là dược sĩ mới ra trường. Cũng bằng chiêu "nổ" quen biết với nhiều cán bộ làm việc ở Sở Y tế, Lạc nói sẽ xin cho Thơ làm việc tại Trạm Y tế xã Đức Bình Đông. Lạc ra giá 70 triệu đồng và yêu cầu anh Thuấn đưa trước 30 triệu đồng, khi nào nhận quyết định sẽ đưa tiếp 40 triệu đồng.
Tháng 5/2017, Lạc gặp và quen anh Phan Văn Nhất (SN 1977, trú xã Xuân Thịnh, TX Sông Cầu). Nắm bắt được thông tin anh Nhất đang có nhu cầu khai thác cát ở thôn Phú Dương (xã Xuân Thịnh) nên Lạc nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền để tiêu xài. Lạc nói dối với anh Nhất là mình quen biết với nhiều cán bộ ở tỉnh và TX Sông Cầu và sẽ xin được hồ sơ khai thác cát cho Nhất.
Anh Nhất đưa cho Lạc 200 triệu đồng để làm hồ sơ. Đến khoảng giữa tháng 6/2017, Lạc gọi điện yêu cầu anh Nhất đưa tiếp 15 triệu đồng. Đến giữa tháng 7/2017, Lạc tiếp tục vòi thêm 20 triệu đồng nữa "để làm hồ sơ cho nhanh". Tuy nhiên, sau khi nhận tiền, Lạc tiêu xài hết mà không xin được giấy phép cho anh Nhất.
Trong thời gian nhờ Lạc làm hồ sơ khai thác cát cho mình, anh Nhất cũng đã giới thiệu Lạc làm quen với anh Nguyễn Xuân Danh (SN 1957, trú xã Xuân Thịnh). Biết anh Danh có nhu cầu chuyển hai thửa đất trồng cây lâu năm ở thôn Phú Dương sang đất nuôi trồng thủy sản. Lạc nói sẽ lo toàn bộ việc này với chi phí "trọn gói" 300 triệu đồng và yêu cầu đưa trước phân nửa.
Ngày 12/6/2017, anh Danh đưa 150 triệu đồng cho Lạc. Sau đó, Lạc nhiều lần gọi điện cho anh Danh bảo đưa thêm tiền, đầu tiên là 50 triệu đồng. Từ ngày 20/6-25/8/2017, anh Danh 7 lần chuyển 250 triệu đồng vào tài khoản cho Lạc mở tại Ngân hàng Kiên Long chi nhánh Phú Yên. Tuy nhiên, sau khi nhận của anh Danh 450 triệu đồng, Lạc không làm hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cũng không trả lại số tiền này.
Sau khi biết mình bị lừa, các anh Hoàng, Thuấn, Nhất, Danh đã làm đơn tố cáo hành vi của Lạc với các cơ quan chức năng. Ngày 2/1/2017, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam Nguyễn Bá Lạc về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đối tượng này lẩn trốn nên cơ quan điều tra ra quyết định truy nã đặc biệt trên toàn quốc.
Ngày 24/2/2018, các trinh sát đã tóm gọn Nguyễn Bá Lạc khi y đang "ẩn mình" trong nghĩa trang Phật giáo (thôn Phú Vang, xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa). Ngày 5/6/2018, Viện KSND tỉnh đã ra cáo trạng truy tố Lạc về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Xét thấy hành vi của Lạc là nghiêm trọng, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Nguyễn Bá Lạc 14 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Về trách nhiệm dân sự, tòa tuyên buộc Lạc phải có trách nhiệm bồi thường số tiền đã chiếm đoạt cho các nạn nhân...
Trung Thi
Theo Dantri
Mang bầu vẫn đi lừa mua Macbook, iPhone X Sau khi ra tù, Hà ở với người tình và lên kế hoạch thực hiện nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản để lấy tiền tiêu xài. Đồng hồ và nước hoa đối tượng lừa đảo chiếm đoạt. Cơ quan CSĐT công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) ra lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Dương Thúy Hà (SN 1988, trú phường...