6 điểm đến lý tưởng để trải nghiệm du lịch bền vững trong năm 2024
Hà Giang, Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Quy Nhơn (Bình Định), Sông Cầu (Phú Yên) và Thành phố Hồ Chí Minh là những điểm đến lý tưởng để trải nghiệm du lịch bền vững trong năm 2024 theo lựa chọn của nền tảng du lịch trực tuyến Booking.com.
Hội An là điểm đến lý tưởng để trải nghiệm du lịch bền vững trong năm 2024. (Ảnh: vietnamtourism)
Booking.com cho biết, 6 điểm đến này có số lượng cơ sở lưu trú đạt chứng nhận bền vững độc lập từ bên thứ ba nhiều nhất.
Báo cáo Du lịch Bền vững 2024 được Booking.com công bố gần đây cho thấy, có tới 75% du khách Việt Nam mong muốn thực hành sống xanh mỗi ngày hơn sau khi trải nghiệm các hoạt động du lịch bền vững, và 94% trong số họ mong muốn các chuyến du lịch trong năm tới của mình sẽ thân thiện với môi trường hơn.
Du khách Việt Nam cũng ngày càng tìm đến những điểm đến phù hợp với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, đồng thời cho họ cơ hội hòa mình vào nền văn hóa đa dạng và du lịch thông qua việc đi bộ, đạp xe hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Booking.com đánh giá, 6 điểm đến được lựa chọn dù là thành phố ven biển yên bình hay những thị trấn dễ dàng đi lại bằng xe đạp, đều phù hợp với từng loại hình du khách, giúp du khách tạo ra ảnh hưởng tích cực hơn trong các chuyến du lịch trong tương lai, từ lúc nhận phòng đến khi kết thúc chuyến đi.
Hà Giang
Nằm ở vùng cực bắc của Việt Nam, Hà Giang là điểm đến nổi tiếng với những dãy núi đá vôi hùng vĩ, nhiều đoạn đường đèo dốc quanh co và những ngôi làng ẩn mình trong làn sương mờ ảo. Hà Giang là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số cùng văn hóa và lối sống truyền thống được duy trì cho đến ngày nay.
Hà Giang ưu tiên phát triển du lịch có trách nhiệm, giúp đỡ cộng đồng địa phương. (Ảnh: Booking.com)
Hà Giang được mệnh danh là nơi “hoa nở trên đá,” tượng trưng cho sự kiên cường của con người cũng như vẻ đẹp tự nhiên của nơi đây. Hiện nay, Hà Giang ưu tiên bảo tồn văn hóa và du lịch có trách nhiệm, bảo đảm du khách có các hoạt động có ảnh hưởng tích cực đối với cộng đồng địa phương.
Đà Nẵng
Đà Nẵng chính là thiên đường cho những ai yêu thích hoạt động đạp xe khám phá. Theo Báo cáo Du lịch Bền vững 2024, có đến 96% du khách Việt Nam cho biết họ có trải nghiệm tốt hơn khi lựa chọn thuê xe đạp làm phương tiện di chuyển. Các cung đường đẹp như mơ ở đây rất thích hợp cho hoạt động này. Từ những con đường uốn lượn xuyên qua cánh đồng xanh mướt, đến những cây cầu bắc ngang sông Hàn, nơi du khách có thể dừng xe bên cầu và ngắm toàn cảnh Đà Nẵng.
Đà Nẵng là điểm đến thú vị cho những ai yêu thích hoạt động đạp xe khám phá.
Du khách cũng không thể bỏ qua bãi biển Mỹ Khê, nơi có độ dốc nhẹ, lý tưởng cho một cuộc dạo chơi đạp xe ven biển. Đà Nẵng còn được biết đến là thành phố của những chuyến phiêu lưu không khói bụi khi có những lối đi dành riêng cho xe đạp.
Video đang HOT
Hội An, Quảng Nam
Hội An là điểm đến không thể bỏ qua của du khách quốc tế khi tới Việt Nam. Tới thăm Hội An – Di sản Văn hóa Thế giới UNESCO, du khách được hòa vào không gian văn hóa truyền thống, khám phá phố cổ đậm chất thơ với những ngôi nhà cổ kính được bảo tồn nguyên trạng, chứng kiến những nghệ nhân tài hoa chế tác đồ thủ công. Du khách cũng có thể tham gia hành trình băng qua rừng dừa Bảy Mẫu trên những chiếc thuyền thúng, quan sát người dân địa phương giăng lưới và thực hiện những màn biểu diễn độc đáo với thuyền thúng.
Du khách trải nghiệm thuyền thúng ở rừng dừa Bảy Mẫu. (Ảnh: Booking.com)
Bên cạnh đó, du khách có thể tham gia vào các lớp học làm đèn lồng truyền thống và mang về nhà những chiếc đèn lồng thủ công do chính tay mình làm dưới sự hướng dẫn của người dân địa phương. Hiện nay, Hội An đang là hình mẫu của việc kết hợp bảo tồn với phát triển du lịch, đồng thời thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ cộng đồng địa phương.
Sông Cầu, Phú Yên
Đến với Sông Cầu, thiên đường ven biển với các làng chài truyền thống, du khách có thể tận hưởng nét đẹp bình dị trong cuộc sống của người dân bản địa, thăm ngọn hải đăng mang dấu ấn lịch sử, trải nghiệm những chuyến đi bộ đường dài ngắm toàn cảnh của Mũi Điện, hoặc đơn giản là dạo chơi quanh làng và tìm hiểu phương pháp nuôi tôm truyền thống của người dân địa phương.
Sông Cầu được ví như thiên đường ven biển với các làng chài truyền thống, lịch sử và văn hóa. (Ảnh: Booking.com)
Sông Cầu hiện áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ môi trường như như đầu tư vào các mô hình du lịch cộng đồng, phát triển khu bảo tồn biển cùng dự án phục hồi rừng ngập mặn nhằm hỗ trợ cộng đồng địa phương.
Quy Nhơn, Bình Định
Trong những năm gần đây, Quy Nhơn đang trở thành một điểm đến thú vị cho những chuyến du lịch sinh thái. Nhờ những nỗ lực bảo vệ rạn san hô một cách nghiêm túc và các hoạt động cộng đồng nhằm bảo vệ môi trường biển, hệ sinh thái biển đa dạng nơi đây tiếp tục được duy trì và phát triển.
Quy Nhơn đang trở thành một điểm đến thú vị cho những chuyến du lịch sinh thái. (Ảnh: Booking.com)
Với những ai yêu thích vẻ đẹp của những bờ biển còn nguyên sơ, Kỳ Co Eo Gió chính là điểm đến không thể bỏ qua, nơi có những khối đá có hình thù độc đáo và làn nước biển trong vắt sẽ khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng.
Không chỉ có vậy, Quy Nhơn còn sở hữu nhiều bãi biển khác tuyệt vời, thích hợp cho việc bơi lội, lặn ngắm san hô như Bãi Hòn Khô, hay cắm trại và thưởng thức hải sản tươi sống tại Bãi Xếp, hứa hẹn những trải nghiệm khó quên cho du khách.
Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa mình vào năng lượng sôi động của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi hòa quyện giữa lịch sử, văn hóa và cuộc sống hiện đại, du khách có thể lựa chọn thăm thú những khu chợ tấp nập tràn ngập sản phẩm nông sản và đồ thủ công mỹ nghệ địa phương, ngắm nhìn những công trình kiến trúc đặc sắc, thả mình trên một chuyến du thuyền hay trải nghiệm buýt đường sông dọc theo sông Sài Gòn, hoặc thưởng thức ly cocktail tại những quầy bar trên tầng thượng.
Tới Thành phố Hồ Chí Minh, du khách có thể thả mình trên một chuyến du thuyền hay tham gia tuyến buýt đường sông dọc theo sông Sài Gòn. (Ảnh: visithochiminhcity)
Du khách cũng không nên bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm một chuyến đi xích lô truyền thống để cảm nhận sâu sắc về văn hóa và môi trường địa phương. Từ năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai tiêu chuẩn du lịch ASEAN, cam kết giữ gìn sự cân đối giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.
Ljubljana: Thành phố của Rồng, thủ phủ xanh của châu Âu
Ljubljana là thành phố lớn nhất và là thủ đô của Slovenia. Không sở hữu vẻ đẹp hào nhoáng, tráng lệ như Paris hay Roma.
Ljubljana là một thành phố nhỏ, một địa điểm thích hợp để lang thang, để tận hưởng cuộc sống. Thủ phủ của Slovenia còn được mệnh danh là Thủ đô xanh của châu Âu, những người bạn "cuồng chân" đã từng đến đây đều ấn tượng với sự thanh bình, thơ mộng và nét đẹp quyến rũ đầy lãng mạn.
Ljubljana: "Viên ngọc" bí ẩn lọt thỏm giữa châu Âu
Để cảm nhận được nhịp sống của Ljubljana phải nghĩ ngay đến trải nghiệm tour ngồi thuyền dọc theo chiều dài thành phố. Chiếc thuyền đưa du khách ngang qua những con đường rải sỏi, ngắm nhìn các tòa nhà lợp bằng đất sét trong trung tâm thành phố. Tiếp tục xuôi theo dòng nước, đi qua những nhà thờ kiểu Ý, ngang qua những cây cầu bằng đá và nhìn ngắm những tác phẩm nghệ thuật tùy hứng xuất hiện ở khắp nơi.
Lâu đài Ljubljana. Ảnh: Matej Kastelic/ Alamy
Và rồi những căn nhà phố đầy màu sắc nhường chỗ cho những ngôi nhà gỗ nhỏ bé, thành phố nhanh chóng ở lại sau lưng, chiếc thuyền tiến vào rừng rậm. Lâu đài Ljubljana dần hiện ra trên quả đồi bao phủ bởi sắc xanh của lá. Dãy núi Julian Alps cũng lộ diện, đẹp như một bức tranh cổ tích, mềm mại uốn lượn, phủ đầy trong tuyết.
Lâu đài Ljubljana trước đây là một pháo đài, được xây dựng từ thời Trung cổ. Leo lên tháp canh, bạn có thể thu toàn bộ thành phố Ljubljana vào tầm mắt. Nếu đã đặt chân đến đây thì đừng quên dùng bữa tại nhà hàng Strelec sở hữu sao Michelin và thưởng thức rượu vang được lấy từ chính vườn nho của lâu đài.
Cầu Rồng và biểu tượng thành phố
Cầu Rồng nổi tiếng với những bức tượng rồng uy dũng đầy ấn tượng. Nếu đã đến thăm Ljubljana, hãy chắc chắn bạn có một bức ảnh chụp tại cầu Rồng nổi danh. Ngoài bốn tượng rồng nổi tiếng, cây cầu còn là một công trình kiến trúc độc đáo, được coi là một di sản kỹ thuật và là một ví dụ tuyệt vời của trường phái kiến trúc Tân nghệ thuật, phát triển mạnh mẽ vào đầu thế kỷ 20.
Cầu Rồng (Dragon Bridge nổi tiếng). Ảnh: expedia
Cầu Rồng thay thế một cây cầu cũ bằng gỗ có tên là Cầu Đồ Tể, được xây dựng từ năm 1900 đến 1901. Cầu Rồng là cấu trúc bê tông cốt thép đầu tiên của Ljubljana và là một trong những cây cầu lớn nhất thuộc loại này được xây dựng ở châu Âu. Theo thiết kế ban đầu, cây cầu dự kiến sẽ được trang trí bởi những con sư tử có cánh thay vì rồng. Đây là công trình kiến trúc đầu tiên ở Slovenia được lát bằng nhựa đường. Các kế hoạch xây dựng được chuẩn bị và giám sát bởi Giáo sư Josef Melan, một kỹ sư nổi tiếng chuyên về cầu bê tông cốt thép và là cha đẻ của lý thuyết tính toán tĩnh học cho các cầu treo lớn.
Rồng cũng xuất hiện trên quốc huy và trở thành biểu tượng bảo vệ thành phố. Ảnh: expedia
Rồng cũng chính là biểu tượng của Ljubljana và xuất hiện cả trên quốc huy của thành phố. Biểu tượng rồng đã có mặt ở Ljubljana từ thời cổ đại. Rồng ban đầu hiện diện trên quốc huy thời Trung cổ như một phần trang trí. Về sau, linh vật này dần chiếm vi trí trung tâm và trở thành biểu tượng bảo vệ thành phố, hiện thân của sức mạnh, lòng dũng cảm và trí tuệ.
Jože Plečnik và dấu ấn kiến trúc tại Ljubljana
Có thể nói, thành phố Ljubljana mang vẻ đẹp của Jože Plečnik, kiến trúc sư người Slovenia, người có tác động lớn đến kiến trúc hiện tại của thủ phủ sau trận động đất năm 1895. Ghé đến thủ đô của Slovenia thì phải một lần đi qua cây Cầu Ba Làn (The Triple Bridge) bắc qua sông Ljubljana. Cây cầu này kết nối thành phố Ljubljana hiện đại với khu phố dày đặc kiến trúc Trung cổ đầy dấu tích lịch sử lại với nhau.
Cầu Ba Làn (The Triple Bridge), một trong những công trình nổi tiếng của kiến trúc sư Jože Plečnik. Ảnh: Aljaz Sedovsek, Nea Culpa
Dạo quanh thành phố, ngắm nhìn những kiến trúc của Plečnik và muốn tìm hiểu thêm về kiến trúc sư này. Hãy đến tham quan Plečnik House, ngôi nhà của ông, hiện tại đã trở thành một bảo tàng.
Triển lãm tại Plečnik House mang đến cho bạn cái nhìn sâu sắc về cuộc đời và công việc của Plečnik. Một lẽ đương nhiên, triển lãm đặc biệt tập trung vào những sáng tạo của ông ở Ljubljana. Plečnik House không chỉ tập hợp các bản phác thảo, kế hoạch, mô hình và hình ảnh liên quan đến các sáng tạo nổi tiếng của Plečnik. Bên cạnh đó còn có những tác phẩm đến nay vẫn chỉ dừng lại ở bản vẽ.
Chợ trung tâm và đồ cổ
Ljubljana chính là trung tâm nơi người dân tụ tập đến uống bia thủ công, những người bán đồ cổ đến giao thương và là địa điểm các nghệ sĩ thể hiện tài năng, đem đến những phút giây giải trí cho khách du lịch.
Một trong những cách tốt nhất để hiểu sâu hơn về con người, về văn hóa của thành phố chính là ghé thăm chợ địa phương và chợ trung tâm (Ljubljana Central Market) sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Bạn có thể tìm thấy rau củ, hoa quả, thịt tươi rói tại nơi này. Ngoài ra, kiến trúc của khu chợ sẽ khiến những khách du lịch phải ấn tượng. Đây cũng là một trong những công trình của kiến trúc sư Jože Plečnik.
Ảnh: Blaz Pogacnik/ visitljubljiana
Khu chợ hoạt động bắt đầu từ 6:00 sáng và kết thúc tầm 4:00 chiều. Vì vậy, để có trải nghiệm tốt nhất, hãy ghé đến chợ vào buổi sáng. Bạn sẽ thật sự cảm nhận được nhịp sống nhộn nhịp, quá trình mua bán tấp nập và đương nhiên, sẽ mua được những mặt hàng chất lượng so với buổi chiều.
Ảnh: Tomo Jesenicnik/ slovenia
Ảnh: Blaz Pogacnik/ visitljubljiana
Sáng chủ nhật hàng tuần, một khu chợ trời với hàng loạt sạp hàng hóa mọc lên dọc theo Ljubljanica, phía nam Cầu Ba Làn. Từ những con tem sưu tầm, những chiếc xe đạp cổ cho đến vật dụng nội thất,... Mọi thứ đều được bày bán công khai.
Được mệnh danh là Thủ phủ xanh của châu Âu, hình ảnh người dân đạp xe vòng quanh thành phố, những con đường rợp bóng cây liễu, dòng sông xanh biếc, sạch đẹp được nhìn thấy hàng ngày tại Ljubljanica. Tuy không phải địa điểm nhộn nhịp, không mang vẻ hào nhoáng như những thủ đô trong khu vực. Nhưng Ljubljanica có một sức hút riêng, thanh bình, êm đềm, đầy quyến rũ.
Bibliotheca Alexandrina: Sự hồi sinh của Đại thư viện Ai Cập thời cổ đại Thư viện Bibliotheca Alexandrina đầy tráng lệ được xây dựng bên cạnh bến cảng cổ ở trung tâm lịch sử của thành phố Alexandria. Không chỉ là một thư viện, Bibliotheca Alexandrina còn là một trung tâm văn hóa lớn của Ai Cập. Công trình này là một nỗ lực "hồi sinh" đại thư viện cổ Alexandria từ thời cổ đại đầy ấn...