6 dấu hiệu ‘tố cáo’ trẻ có thể mắc bệnh tiểu đường
Căn bệnh tiểu đường chủ yếu chỉ người lớn mắc phải nhưng nay đang ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em.
ShutterStock
Thống kê cho thấy khoảng 23% trường hợp phát bệnh tiểu đường mới là ở trẻ em, theo Health Line.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em không dễ nhận ra. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh phát triển dần dần, nên các triệu chứng rất khó phát hiện.
Tuy nhiên, hãy chú ý đến 6 triệu chứng sau:
1. Mệt mỏi quá mức
Nếu trẻ có vẻ mệt mỏi hoặc buồn ngủ khác thường, những thay đổi về lượng đường trong máu có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng của chúng.
2. Tiểu tiện thường xuyên
Nồng độ đường quá cao trong máu có thể dẫn đến lượng đường quá mức đi vào nước tiểu, từ đó khiến đi tiểu thường xuyên, theo Health Line.
3. Khát nước quá mức
Trẻ khát nước quá mức có thể do lượng đường trong máu cao.
Video đang HOT
4. Đói bụng quá mức
Trẻ mắc bệnh tiểu đường không có đủ insulin để cung cấp nhiên liệu cho các tế bào cơ thể hoạt động. Vì vậy trẻ có thể bị đói thường xuyên hơn. Tình trạng này được gọi là đói quá mức.
5. Vết loét chậm lành
Các vết loét hoặc nhiễm trùng khó hoặc lâu lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2.
6. Da sẫm màu
Kháng insulin có thể khiến da bị sẫm màu, phổ biến nhất là ở nách và cổ. Nếu trẻ bị tiểu đường loại 2, có thể dễ nhận thấy những vùng da sẫm màu. Tình trạng này được gọi là bệnh gai đen, là tình trạng da nhiễm sắc tố màu đen, dày lên, như một mảnh vải màu đen, theo Health Line.
Bệnh tiểu đường ở trẻ em phổ biến nhất từ 10 đến 19 tuổi
Thừa cân gắn liền với sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Nghiên cứu cho biết trẻ béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao gấp 4 lần. Trẻ thừa cân tăng khả năng kháng insulin. Khi cơ thể đấu tranh để điều chỉnh insulin, lượng đường trong máu cao dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Di truyền cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường ở trẻ. Trẻ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 nếu: có anh chị em ruột hoặc người thân mắc bệnh tiểu đường loại 2, theo Health Line.
Biến chứng tiềm ẩn
Trẻ mắc bệnh tiểu đường loại 2 có nguy cơ cao hơn đối với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi lớn lên. Các vấn đề về tim mạch, như bệnh tim, là một biến chứng phổ biến đối với trẻ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Các biến chứng khác như các vấn đề về mắt và tổn thương thần kinh, có thể xảy ra và tiến triển nhanh hơn ở trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 2 so với những trẻ mắc bệnh tiểu đường loại 1, theo Health Line.
Trẻ mắc bệnh tiểu đường cũng khó kiểm soát cân nặng, huyết áp cao và hạ đường huyết, thị lực yếu và chức năng thận kém vĩnh viễn.
Triệu chứng bệnh tiểu đường ở người lớn có thể được phát hiện từ lúc 8 tuổi
Ngoài ra, một nghiên cứu, được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội nghiên cứu về bệnh tiểu đường ở Barcelona (Tây Ban Nha) cho biết những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường loại 2 ở người lớn có thể được phát hiện từ lúc 8 tuổi, thậm chí đến 50 năm trước khi phát bệnh, theo E Times.
Nghiên cứu cho thấy những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường trong tương lai – có mức cholesterol tốt giảm khi 8 tuổi, trong khi thành phần protein và a xít amin gây viêm tăng mạnh ở giai đoạn 16 và 18 tuổi.
Các nhà nghiên cứu cho biết những đặc điểm trao đổi chất này có thể giúp đề ra phương pháp ngăn chặn những người trẻ tuổi tiếp tục phát triển bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.
Theo Thanh niên
Có 4 dấu hiệu này sau khi ăn, chứng tỏ lượng đường trong máu quá cao, cần cẩn trọng trước khi quá muộn
Lượng đường trong máu cao là một dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh tiểu đường.
Chúng ta đều biết rằng bệnh tiểu đường được đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao. Bệnh tiểu đường hay bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng đường huyết do cả 2 lý do là khiếm khuyết về tiết insulin và về tác động của insulin.
Nếu có 4 loại biểu hiện này sau bữa ăn rất có thể lượng đường trong máu của bạn quá cao.
Buồn ngủ
Nhiều người thường cảm thấy buồn ngủ sau bữa ăn. Đặc biệt với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc đường huyết cao. Điều này là do trong một thời gian ngắn của lượng đường trong máu cao có thể gây ra việc cung cấp oxy không đủ cho não và tình trạng thiếu oxy trong tế bào não gây ra buồn ngủ.
Đi tiểu thường xuyên
Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường đi tiểu thường xuyên sau khi ăn. Khi lượng đường trong máu tăng lên, cơ thể chủ yếu điều chỉnh lượng đường trong máu thông qua hai liên kết, một là tiết ra insulin và thứ hai là bài tiết lượng đường dư thừa bằng cách đi tiểu. Do đó, nếu lượng đường trong máu quá cao sau bữa ăn, người bệnh sẽ đi tiểu thường xuyên.
Đặc biệt khát nước
Nếu thức ăn quá mặn hoặc quá nhiều bột ngọt, nhiều người sẽ khát sau bữa ăn và lượng đường trong máu quá cao cũng sẽ gây ra vấn đề này. Do đi tiểu nhiều, cơ thể mất nhiều nước khiến lượng máu giảm xuống. Để bổ sung lượng máu kịp thời, não sẽ gửi tín hiệu khát, gợi ý rằng bạn nên uống nhiều nước hơn. Do đó, bạn sẽ đặc biệt cảm thấy khát sau khi ăn.
Đói nhanh
Biểu hiện cuối cùng cho thấy lượng đường trong máu đang tăng cao là bạn sẽ cảm thấy đói nhanh hơn. Ăn nhiều và đói nhanh cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường.
Nếu cảm thấy mình có những dấu hiệu này, bạn cần đến khoa nội tiết của bệnh viện thường xuyên để theo dõi lượng đường trong máu và để xác định xem có bạn có mắc bệnh tiểu đường không từ đó có hướng điều trị kịp thời.
Quỳnh Trang
Theo Twgreatdaily/emdep
6 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường nguy hiểm ở trẻ Không chỉ người lớn mới có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, trẻ em cũng có thể mắc căn bệnh này. Thậm chí hiện nay tỷ lệ trẻ mắc đái tháo đường tuýp 2 ngày một gia tăng. Không chỉ người lơn, trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường (Ảnh minh họa) Bệnh đái tháo đường ở trẻ...