6 dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư vòm họng
Một số căn bệnh ung thư là rất khó khăn để nhận ra, và thường mọi người chỉ biết sau khi ung thư đến giai đoạn phát triển, trong đó có cả ung thư vòm họng.
Ảnh minh họa: Internet
Ung thư vòm họng là một bệnh ung thư ác tính, có tốc độ phát triển nhanh và cực kì nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Ung thư vòm họng do virus EBV gây ra. Theo các chuyên gia sức khỏe thì virus EBV có thể nhiễm vào cơ thể và tồn tại lâu mà không gây tác động nào.
Mặc dù nguyên nhân của bệnh này chưa được xác định rõ ràng nhưng một số yếu tố sau đây được coi là có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng:
- Thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, môi trường kém thông khí, hoá chất (đặc biệt là các hydrocacbon thơm), ăn nhiều cá muối và các thức ăn lên men (dưa, trứng, các loại củ)…
- Uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc lá
- Do di truyền
- Do tuổi tác
Các dấu hiệu của ung thư vòm họng có thể khó xác định trong giai đoạn đầu của bệnh. Nhiều triệu chứng liên quan với bệnh ung thư cổ họng cũng giống như đau hoặc viêm họng thông thường.
Dưới đây là những dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng mà bạn không được bỏ qua.
1. Khó nuốt
Khó khăn trong việc nuốt vào là một trong những dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng. Có thể có một khối u phát triển trong cổ họng của bạn. Và nếu bạn cảm thấy sự tăng trưởng của khối u trong cổ họng, khối u sẽ ngăn chặn thực phẩm đi qua cổ họng của bạn.
2. Bề mặt thanh quản thô ráp
Bạn cảm thấy có một bề mặt thô ráp trong cổ họng của bạn? Cảm giác khó chịu này là rất khó để bỏ qua. Nếu bạn đã bắt đầu phát triển bệnh ung thư vòm họng, bạn sẽ tiếp tục cảm thấy dấu hiệu này.
3. Thay đổi trong giọng nói
Video đang HOT
Nếu bệnh phát triển xung quanh các dây thanh âm, nó sẽ dẫn đến giọng nói của bạn bị thay đổi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, ngay khi bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu của sự thay đổi trong âm thanh từ giọng của mình.
4. Ho kéo dài
Nếu bạn bị ho dai dẳng và khi khỏi, giọng bạn bị khàn đi, bạn nên chú ý đến dấu hiệu này. Đây là một trong những dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng. Và nếu bạn bỏ qua những triệu chứng này, bạn có nguy cơ phát triển ung thư.
5. Chảy máu cam
Một trong những dấu hiệu để chẩn đoán nguy cơ ung thư vòm họng là chảy nước mũi một bên và có kèm theo máu. Tuy nhiên, nhiều người thường có thói quen nuốt nước mũi và nhổ ra đường miệng nên có thể dẫn đến chẩn đoán nhầm.
6. Nổi hạch ở cổ
Do vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú nên khi có sự xuất hiện của tế bào ung thư thì chúng sẽ nhanh chóng lây lan khắp vùng cổ. Khi các tế bào ung thư phát triển, nó sẽ dẫn đến các hạch cứng ở cổ dù không có cảm giác đau đớn.
Theo MASK online
Những món ăn khoái khẩu nhưng nguy hại cho sức khoẻ
Thưởng thức món ăn khoái khẩu đôi khi cũng là thú vui nhưng có không ít món ăn cần phải cân nhắc trước khi "đụng đũa" bởi bạn có thể phải trả giá bằng cả mạng sống.
Não có mủ vì các món tái
Bò, dê tái chanh, gỏi cá, nem chua... là những món ăn được xếp vào hàng thông dụng của người Việt nhưng lại có nguy cơ gây bệnh rất cao, thậm chí dẫn đến tử vong.
Chuyên gia dinh dưỡng Lê Thị Hải - giám đốc Trung tâm tư vấn Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng, nếu đảm bảo được nguồn thực phẩm sạch, không nhiễm khuẩn, giun sán thì những món ăn này hoàn toàn đảm bảo chất dinh dưỡng và tiêu hóa bình thường. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nguồn cung cấp thực phẩm thiếu an toàn nên có thể gây hại đến sức khỏe.
Dê tái chanh là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng - Ảnh: zing.vn.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có khoảng 50 loại giun sán ký sinh được tìm thấy ở thủy sản, một số loại có thể gây chết người. Trứng giun sán trên sông biển ao hồ, trung chuyển qua ốc, tôm, cua rồi ẩn sâu vào thịt cá. Với những món tái như gỏi, trứng giun sán vẫn sống trong miếng thịt và theo đường tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể con người. Sau đó, ấu trùng này sẽ nở thành giun sán và bắt đầu gây bệnh.
Ngoài nguy cơ nhiễm giun sán, các món ăn tái sống nếu được chế biến từ thực phẩm có chứa vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, E.Coli có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Khi mắc bệnh này, bệnh nhân có thể bị đau bụng và tiêu chảy cấp, phân có thể có máu, kèm theo có thể có sốt hoặc nôn. Một số trường hợp nặng gây hội chứng tan máu suy thận cấp tăng urê huyết, đây là nguyên nhân chính gây tử vong (hay gặp ở trẻ nhỏ và người già).
Ngoài ra, nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn thực phẩm chế biến tái sống cũng ngày càng phổ biến.
Bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn thể viêm màng não mủ phải nằm viện điều trị ít nhất là 3 tuần. Những người bị nhiễm trùng huyết phải điều trị đến 2 tháng, chi phí hàng trăm triệu, tùy thuộc di chứng có trầm trọng hay không trầm trọng.
Dưa cà muối dễ gây ung thư vòm họng
Việt Nam đang nằm trong nhóm nước có nguy cơ ung thư cao. Yếu tố di truyền chỉ chiếm rất ít, trong khi yếu tố môi trường, trong đó có thực phẩm chiếm tới gần 80%.
TS Ngô Thanh Tùng- Trưởng khoa Xạ 1 vùng Mặt, BV Ung bướu Trung ương cho biết, nhiều căn bệnh ung thư đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân trong đó có ung thư vòm họng, nhưng có nhiều yếu tố ảnh hưởng như di truyền, môi trường sống... "Ăn nhiều dưa, cà muối, cá muối, trứng muối... khả năng mắc ung thư vòm họng cũng cao hơn người khác" - ông Tùng khuyến cáo.
Thói quen ăn dưa cà muối có thể khiến cơ thể con người mắc nhiều bệnh nan y. Ảnh: Lao Động
Cùng chung ý kiến trên, tại báo điện tử Kiến Thức, GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết: bản thân thực phẩm không gây ung thư nhưng các chất bảo quản, chất trung gian chuyển hóa và chất sinh ra từ nấm mốc là nguyên nhân dẫn đến ung thư. Bình thường trong rau cải hàm lượng nitrit chỉ ở dạng vết rất nhỏ, nhưng khi muối dưa, cà thì hàm lượng này tăng lên do quá trình vi sinh khử nitrat có trong rau thành nitrit. Khi dưa bị khú thì hàm lượng nitrit tăng cao nhất.
Đặc biệt, khi đưa dưa cà muối vào cơ thể, axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho nitrit tác động với các amin bậc 2 có trong một số thức ăn như tôm, cá, thịt... nhất là mắm tôm tạo thành hợp chất Nitrosamine. Đây là chất gây ung thư mạnh trên thực nghiệm. Chính vì vậy, nên hạn chế ăn dưa cà muối, đặc biệt không ăn dưa cà khú.
Mất Tết vì tiết canh lợn
Thời gian qua đã có rất nhiều các ca tử vong hoặc nguy kịch tính mạng vì món tiết canh khoái khẩu. Điển hình nhất phải kể đến trường hợp tử vong ngay sáng mồng 1 Tết Nguyên đán của một người đàn ông tại Thái Bình vì nhiễm liên cầu lợn.
Theo thông tin của Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương), ngày 28 Tết, gia đình bệnh nhân này mổ lợn "sạch" nhà tự nuôi ăn Tết và có đánh tiết canh vì theo quan niệm ăn tiết canh sẽ gặp "vận đỏ". Có 5 người cùng ăn món tiết canh nhưng chỉ có bệnh nhân này nhiễm bệnh. Sau một ngày ăn tiết canh, bệnh nhân xuất hiện sốt nóng, sốt lạnh, rối loạn tiêu hóa nhưng không đến viện. Sau một ngày sốt, chiều 30 Tết, thấy bệnh nhân mệt lả, tụt huyết áp, người nhà đã chuyển đến BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Bệnh nhân bị tổn thương tay do nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh. Ảnh: Khám Phá
Bác sĩ Cấp cho biết thêm, dù là lợn được nuôi thế nào thì vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn. Bởi, vi khuẩn liên cầu thường khu trú ở vùng họng con lợn mà không gây bệnh (lợn lành mang trùng) nên khi ăn thịt chưa nấu chín, tiết canh từ con lợn này chứa nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Lợn nhiễm khuẩn (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết) và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn (có khả năng sống được 10 phút ở nhiệt độ 60oC). Khi thực phẩm đó không được nấu chín kỹ (tiết canh, nem chua, nem chạo...), những người ăn sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.
Khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có biểu hiện sốt nóng, sốt lạnh, đi ngoài (nhưng không đi nhiều lần) khiến nhiều người lầm tưởng với các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường. Tuy nhiên, liên cầu lợn gây ra tình trạng bệnh lý rất nặng nề, đe dọa tử vong cao, nếu bệnh nhân qua khỏi cũng để lại nhiều di chứng cho người bệnh nhất là khi điều trị nguy cơ nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, thậm chí bị kết hợp cả hai thể bệnh này.
Sống thực vật vì ốc sên
Trên báo Tiền Phong thông tin, thời gian qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhiệt Đới TP.HCM đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân nhập viện với triệu chứng hôn mê sâu do nhậu với ốc sên sống.
Trong tháng 6/2014, khoa đã tiếp nhận 2 bệnh nhân và một trong hai bệnh nhân phải sống đời sống thực vật vĩnh viễn. Sau khi ăn nhậu với ốc sên một ngày thì cả hai có các triệu chứng đau bụng, nôn ói và nhức đầu. Sau khi đi khám ở một số bệnh viện không khỏi, sau 1 tuần phát hiện ra bị viêm màng não do ăn ốc sên thì hai bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu, co giật. Sau quá trình điều trị dài ngày, một người may mắn khỏi bệnh, người còn lại phải sống đời sống thực vật.
Một bệnh nhân hôn mê sâu nhiều tháng trên giường bệnh chỉ vì một con ốc sên. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM
Sau đó, vào đầu tháng 7/2014, một bé trai 9 tuổi cũng nhập viện Nhiệt Đới với triệu chứng nôn ói, sốt cao và đau đầu dữ dội, sau khi xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị nhiễm kí sinh trùng trong ốc sên tấn công não gây bệnh viêm màng não do trước đó bệnh nhân này cùng một số người bạn đi bắt ốc sên về nướng ăn.
Theo các bác sĩ, đa số bệnh nhân bị viêm màng não do ăn ốc sên cho biết bị bệnh đau khớp, nghe nói ăn ốc sên sẽ bù đắp chất nhờn cho khớp nên bắt ăn để trị bệnh. Nhưng các bác sĩ cho biết, chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả trị bệnh của ốc sên. Ngoài ra, sau khi ăn các loại ốc như ốc sên, ốc bươu vàng chưa qua nấu chín rất dễ nhiễm loài kí sinh trùng tấn công não có tên khoa học Angiostrongylus cantonensis, gây viêm màng não, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và dẫn đến các triệu chứng nặng nề, có thể tử vong hoặc vẫn phải sống đời sống thực vật sau khi cứu sống.
Bất tỉnh "tại trận" vì nhộng ve sầu
Không chỉ ăn ốc sên, nhiều người còn săn nhộng ve sầu về làm mồi nhậu khiến không ít người bị ngộ độc dẫn đến tử vong do bị nhiễm một loài nấm trên nhộng ve.
Ngày 6/5, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước tiếp nhận 3 bệnh nhân nam bị ngộ độc do ăn nhộng ve sầu. Theo thông tin, khoảng 14h chiều 4/5, 3 người đàn ông này rủ nhau đi đào nhộng ve sầu về làm mồi nhậu. Đào được 30 con, họ mang về chế biến. Tuy nhiên, khi ăn con thứ 3 một người không ăn nữa, 2 người còn lại ăn hết 9 con.
Một bệnh nhân gặp họa vì nhộng ve sầu. Ảnh: Đoàn Ngọc
Nhậu được một lúc, một người thấy mệt nên về nhà nghỉ. Đến 16h cùng ngày, người nhà phát hiện anh này nôn ói, co giật. Khoảng 30 phút sau, mọi người phát hiện 2 người còn lại đang nằm bất tỉnh trong vườn điều, gần chỗ nhậu. Ngay lập tức, cả 3 được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước. Các bác sĩ cho biết, có khả năng 3 bệnh nhân này bị ngộ độc do một loại nấm ký sinh trên nhộng ve sầu. Sau gần 2 ngày điều trị, đến 6/5, một bệnh nhân phục hồi và xuất viện. Riêng 2 người còn lại hôn mê sâu, huyết áp tăng cao phải sử dụng máy thở oxy.
Theo các bác sĩ, các trường hợp bị ngộ độc sau khi nhậu nhộng ve sầu là do một loài nấm sống kí sinh trên nhộng ve gây ra. Không chỉ nhộng ve mà các loài côn trùng sống dưới đất thường bị các loài kí sinh trùng, nấm độc bám vào nên rất nguy hiểm. Khi ăn phải loại nấm này, bệnh nhân thường có các biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nếu bị nặng sẽ dẫn đến hôn mê sâu.
Theo Zing
Một cốc bia mỗi ngày chống ung thư Căn bệnh ung thư nguy hiểm có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng những bí kíp đơn giản dưới đây. Ảnh minh họa: Internet 1. Một cốc bia mỗi ngày Bia có thể giúp cơ thể chống lại Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn được biết đến là nguyên nhân gây loét và có thể liên quan đến ung thư dạ dày....