6 dấu hiệu cho thấy bạn là người hướng ngoại bị tổn thương
Một số sự kiện xảy ra trong quá khứ có thể đã biến bạn từ người hướng ngoại thành hướng nội.
Ảnh minh họa
Tính cách của bạn có thay đổi theo thời gian không? Câu trả lời là có.
Tôi từng là một người luôn bận rộn và lúc nào cũng ở xung quanh rất nhiều người. Thời gian trôi qua, tôi bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho bản thân và tận hưởng khoảng thời gian đó nhiều hơn là đi chơi với bạn bè. Tôi bắt đầu tin rằng mình thực sự là một người hướng nội đang cố gắng hướng ngoại, nhưng sự thật là ngược lại. Tôi là một người hướng ngoại và hơi sợ hãi khi đặt mình trở lại với thế giới.
Dưới đây là 6 dấu hiệu cho thấy bạn không phải là người hướng nội mà là người hướng ngoại bị tổn thương:
1. Bạn khao khát giao tiếp xã hội nhưng lại sợ bị tổn thương
Khi ai đó là một người hướng nội thực sự, họ cần thời gian ở một mình để nạp lại năng lượng sau một số sự kiện hay nhiệm vụ. Hãy tưởng tượng hôm nay là thứ 6 và bạn vừa trải qua một tuần điên rồ nhất và bạn muốn gì?
A. Một đêm vui vẻ với một nhóm bạn
B. Một đêm yên tĩnh cùng thú cưng và xem một bộ phim yêu thích?
Nếu bạn chọn A, bạn có thể nhớ một lần bạn đi ra ngoài và mọi thứ không như ý bạn muốn không? Có thể bạn đã tham dự một bữa tiệc và ai đó đã chê bai trang phục của bạn. Có thể bạn lo lắng với ý nghĩ sẽ ở trong một nhóm đông người. Đây có thể là những lý do khiến bạn cảm thấy mình là người hướng nội, mặc dù bạn khao khát được giao tiếp xã hội. Bạn thực sự là một người hướng ngoại, nhưng bạn hơi mệt mỏi với một số trải nghiệm trong quá khứ.
Điều này rất khác với một người hướng ngoại thực sự. Một người hướng ngoại luôn khao khát và theo đuổi sự tương tác xã hội bất chấp những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ hay cảm giác lo lắng, sợ hãi. Ở gần mọi người là điều khiến họ bình tĩnh và có thể nạp thêm năng lượng.
Video đang HOT
Còn nếu bạn chọn B, bạn có thể là một người hướng nội.
2. Bạn luôn cô đơn và cảm thấy kiệt quệ vì điều đó
Bạn có dành nhiều thời gian ở một mình hoặc ở nhà nhưng lại muốn ra khỏi nhà và làm một điều gì đó không? Khi một người hướng nội thực sự đi chơi với một nhóm người hoặc làm nhiệm vụ, họ đang sử dụng nguồn năng lượng dự trữ của mình. Họ sẽ cần thời gian để tự chăm sóc bản thân và nạp lại năng lượng.
Tuy nhiên, một người hướng ngoại có thể đi ăn trưa với một người bạn, nhưng khi về đến nhà lại thấy chán và rủ một người bạn khác đi mua sắm. Nếu bạn nghĩ bản thân mình từng như vậy nhưng có điều gì đó đã xảy ra khiến bạn cư xử khác đi, điều đó có thể cho thấy bạn là một người hướng ngoại bị tổn thương.
Hãy thử làm điều này: Vào ngày nghỉ tiếp theo của bạn, hãy lên kế hoạch ăn sáng với một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình, sau đó lên kế hoạch ăn trưa với một người bạn khác. Hãy xem bạn cảm thấy như thế nào. Nếu bạn hoàn toàn kiệt sức, hãy dành thời gian chăm sóc bản thân mà bạn cần. Nếu bạn cảm thấy ổn và sẵn sàng cho buổi đi chơi tiếp theo, vậy thì bạn có thể là một người hướng ngoại bị tổn thương.
3. Bạn ở một mình vì nhiều lý do khác nhau
Bất kể tính cách của bạn là gì, tất cả chúng ta đều cần thời gian ở một mình để nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng. Sự khác biệt nằm ở chỗ chúng ta cần bao nhiêu thời gian để sạc đầy pin.
Một người hướng nội ở một mình vì họ thích khoảng thời gian ở một mình. Họ cũng có thể dành nhiều thời gian ở một mình hơn do sở thích và thực sự cần nạp lại năng lượng sau một sự kiện.
Tuy nhiên, một người hướng ngoại bị tổn thương có thể ở một mình không phải vì họ thích khoảng thời gian ở một mình và vì họ muốn bảo vệ bản thân để tránh bị tổn thương. Điều này có thể đến do chấn thương trong quá khứ và sự thiếu tin tưởng vào người khác do chấn thương gây nên.
4. Bạn từng thích thú và mong đợi được làm việc theo nhóm
Ở trong môi trường trường học hoặc nơi làm việc, một người hướng nội thường yên tĩnh và âm thầm. Họ không thực sự đi chơi hay giao tiếp với nhiều người ở môi trường chung mà họ chỉ tập trung hoàn thành công việc. Mặt khác, những người hướng ngoại có thể thường xuyên tương tác và trò chuyện với những người khác, ở nhiều bộ phận khác nhau.
Nếu bạn từng là người giao tiếp nhiều, quen biết rộng ở trường học hoặc nơi làm việc, nhưng bạn cũng đã gặp rắc rối hoặc thị phi khi giao tiếp xã hội ở trong những môi trường đó, và nó gợi lại cho bạn một kỷ niệm không vui, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn thực sự là một người hướng ngoại bị tổn thương.
5. Bạn từng nói về mọi thứ và nói rất nhiều
Bạn thường nói ra mọi thứ với người khác, vấn đề bạn đang gặp phải, cần ai đó đưa ra lời khuyên, hay một danh sách dài những việc bạn cần làm. Người hướng ngoại không chỉ thích ở gần mọi người mà họ còn thích nói chuyện với mọi người. Một người hướng ngoại đích thực thường nói rất nhiều và họ không thực sự thoải mái với việc im lặng.
Điều này nghe có vẻ giống như một phiên bản trước đây của bạn? Bạn có thể nhớ lại khoảng thời gian mà bạn gặp rắc rối khi nói nhiều không? Có thể một vấn đề hoặc mối quan tâm mà bạn đưa ra đã bắt đầu một cuộc tranh cãi? Đây có thể là những lý do khiến bạn từ bỏ cuộc trò chuyện, mặc dù bạn rất muốn lên tiếng. Và đó cũng là dấu hiệu cho thấy bạn là một người hướng ngoại bị tổn thương.
6. Bạn là người hướng ngoại khi còn nhỏ
Khi bạn nhớ lại thời thơ ấu của mình, bạn thấy gì? Bạn có thấy những kỷ niệm của bạn cùng những người khác? Nếu bạn là người luôn muốn ở trong một nhóm hoặc người luôn mời mọi người đến nhà, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã và vẫn là người hướng ngoại, nhưng có điều gì đó đã xảy ra khiến bạn chỉ muốn ở một mình.
Nếu điểm này giống với bạn, bạn có thể là một người hướng ngoại bị tổn thương. Rất có thể một sự kiện hoặc chấn thương tâm lý nào đó trong quá khứ khiến bạn trở thành một người hướng nội.
Đừng bao giờ mong đợi người khác thay đổi vì bạn
Mong đợi một ai đó thay đổi vì bạn là điều vô ích.
Thay đổi không phải là điều dễ dàng đối với tất cả mọi người, đặc biệt là khi chúng đi ngược lại với những gì chúng ta tin tưởng. Để thay đổi, bạn cần đầu tư vào bản thân, nhưng bạn cũng cần đối mặt với nỗi sợ hãi và chấp nhận những điều không chắc chắn.
Còn việc mong đợi một ai đó thay đổi vì bạn là điều vô ích. Điều này thường xảy ra trong các mối quan hệ mà một người muốn người kia thay đổi để tốt hơn, cư xử đúng mực và yêu thương họ theo cách mà họ muốn. Tuy nhiên, những kỳ vọng kiểu này hiếm khi nào được đáp ứng.
Hãy suy nghĩ về nó. Việc tin rằng ai đó sẽ quay ngoắt 180 độ và thay đổi thái độ cũng như hành vi của họ dẫn đến sự phụ thuộc cảm xúc nguy hiểm và độc hại. Nó giống như chờ đợi một phép lạ xảy ra.
Bạn tin rằng ai đó sẽ thay đổi nhưng điều đó không xảy ra. Loại tình huống này là rất phổ biến và bình thường. Chờ đợi ai đó thay đổi vì bạn đến từ việc bạn yêu và tin tưởng người đó. Tình yêu không thể là tình yêu nếu không có sự tin tưởng. Bạn sẽ thấy mình đã cho họ nhiều cơ hội và bạn tin thêm một lần nữa. Bạn tin chắc rằng tình yêu của mình sẽ khiến họ thay đổi theo chiều hướng tốt lên. Cho đến một ngày, bạn mở mắt ra và nhận ra rằng điều đó sẽ không xảy ra.
Cố gắng thay đổi mọi người không phải lúc nào cũng là ý tưởng hay
Trong tâm lý học, thuật ngữ "tính cách" được sử dụng để mô tả một loạt các đặc điểm hơi ổn định. Vì vậy, nếu ai đó nhút nhát và hướng nội, họ sẽ khó có thể đột ngột hướng ngoại. Và tính cách là một phần của con người, sẽ khó có thể ngay lập tức thay đổi được.
Nhưng nếu con người không tin vào những thay đổi, thì tâm lý học sẽ trở nên vô dụng. Bên cạnh việc thay đổi những điều về người khác, con người cũng có thể cải thiện bản thân và thay đổi tâm lý, hành vi của chính mình.
Bác sĩ Walter Robert từ Đại học Illinois đã tiến hành một nghiên cứu trong đó ông phát hiện ra rằng sự thay đổi có thể xảy ra nhiều hơn trong môi trường tâm lý trị liệu. Điều này có nghĩa là khi một người nhận thức được rằng có một vấn đề cần giải quyết, sự can thiệp y tế có thể giúp họ và gây ra những thay đổi nhân cách có thể xảy ra.
Bạn luôn mong đợi mọi người thay đổi để tốt hơn. Niềm hy vọng này cũng hiện diện trong gia đình, hoặc khi cha mẹ nuôi dạy con cái. Ví dụ, khi trẻ cư xử không như mong đợi, cha mẹ sẽ sửa sai một vài lần và nói với trẻ rằng mọi người muốn chúng phải tôn trọng và có trách nhiệm. Đối với giáo dục cũng vậy. Xét cho cùng, giáo dục là hướng dẫn, gợi ý, đối thoại, nêu gương tốt và đi theo con đường tốt hơn. Khi bạn đến tuổi trưởng thành, tính cách của bạn sẽ được thiết lập khá nhiều từ sự giáo dục đó. Vì vậy, nếu bạn không có ý chí để thay đổi, bạn sẽ không thay đổi.
Đây là lý do tại sao bạn có thể thấy đối tác của mình thể hiện những đặc điểm mà bạn không thích. Bạn cần phải chấp nhận cái tốt lẫn cái xấu. Sai sót, sở thích và những điểm khác biệt là những gì tạo nên con người của họ. Vì vậy, cố gắng thay đổi mọi người không phải lúc nào cũng là ý tưởng hay.
Bạn có thể làm gì?
Tình yêu vượt trên cả sự chấp nhận, đó là đánh giá cao những gì đối phương đang có và ngược lại. Nếu bạn tìm thấy những hành vi có hại, hoặc sự chỉ trích, khinh thường, phòng thủ và uy hiếp, thì mối quan hệ đó sẽ thất bại.
Và sự thay đổi là điều cần thiết vào lúc này. Nhưng, đó không phải là chờ đợi người khác thay đổi vì bạn, mà là bạn cần chấp nhận mối quan hệ này có vấn đề. Điều bạn cần làm là thay đổi thái độ và hành vi để mối quan hệ của bạn hoặc chính bạn không bị tổn thương.
Bạn có thể làm gì? Đáp án rất đơn giản. Nếu bạn không hài lòng và người khác không chịu thay đổi để khiến mọi việc tốt hơn, thì bạn là người cần phải thay đổi. Tiến về phía trước và bắt đầu chữa lành cho chính mình.
Giải mã lý do nhiều cặp đôi thường đồng loạt chia tay vào dịp lễ, cuối năm Có thể bạn đã biết rồi hoặc chưa, tỷ lệ chia tay của các cặp đôi thường có xu hướng tăng vào các dịp lễ, đặc biệt là thời điểm giao giữa cuối và đầu năm. Có một hiện tượng kỳ lạ thường xảy ra vào những ngày lễ. Vào thời điểm mà lẽ ra các cặp đôi phải bao quanh mình bằng...