6 dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm
Có một số dấu hiệu thể chất cảnh báo bạn phải đi viện ngay lập tức. Hãy học cách nhận diện chúng.
Theo cuốn Các dấu hiệu cảnh bảo nguy hiểm từ cơ thể bạn (Your Body’s Red Light Warning Signals), các bác sĩ Neil Shulman, Jack Birge và Joon Ahn – từ Georgia (Mỹ) cho rằng, cơ thể bạn đưa ra các dấu hiệu, triệu chứng và biểu hiện cảnh báo những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn. Biết nhận biết những dấu hiệu này và được cấp cứu kịp thời có thể cứu mạng bạn và người thân.
6 dấu hiệu đáng chú ý bao gồm:
1. Tê liệt chân hoặc tay, ngứa ran, tê bì, ngơ ngẩn, chóng mặt, hoa mắt, nói lắp, không thể diễn đạt ý, hay yếu, đặc biệt là ở một bên mặt hoặc cơ thể.
Đây là những dấu hiệu của đột quỵ khi động mạch cung cấp oxy cho não bị tắc hoặc vỡ, gây chết mô não.
Triệu chứng phụ thuộc vào khu vực não bộ bị ảnh hưởng. Nếu mạch máu bị nghẽn một khoảng lớn sẽ ảnh hưởng tới một khu vực não rộng, có thể gây liệt nửa người và các chức năng khác như nói và hiểu. Nếu khu vực mạch máu bị chặn nhỏ, có thể chỉ có tay, chân, hoặc mặt bị tê liệt.
Nếu phát hiện các triệu chứng này cần gọi cấp cứu ngay. Điều trị ngay trong vòng 3 giờ đầu tiên sau khi các triệu chứng bắt đầu là tốt nhất.
Ảnh: dentalways.
2. Đau hoặc tức ngực: đau ở cánh tay, hàm, hoặc cổ; đổ mồ hôi lạnh; kiệt sức; buồn nôn; nôn; muốn ngất xỉu; hoặc khó thở là những dấu hiệu bị đau tim.
Video đang HOT
Nếu bạn nhận được một số triệu chứng, cần gọi cấp cứu và nhập viện ngay. Shulman và Birge cũng khuyên bệnh nhân nhai một viên aspirin (trừ khi bị dị ứng với aspirin) để ngăn ngừa tổn hại cơ tim khi bị đau tim.
Riêng phụ nữ, người già và người bị bệnh tiểu đường có thể bị đau tim mà không có các biểu hiện đau tức ngực. Dấu hiệu ở những người này bao gồm suy nhược, chóng mặt đột ngột, tim đập mạnh, hết hơi, đổ mồ hôi, sa sầm, buồn nôn và nôn.
3. Cương và đau bắp chân, đau ngực, khó thở, hoặc ho ra máu.
Dấu hiệu huyết khối ở chân, đặc biệt sau khi ngồi lâu, như đi máy bay, ngồi ôtô trong một chuyến đi dài. Những dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện nếu bạn thường xuyên nằm sau khi phẫu thuật.
Máu thường tụ ở chân khi ngồi hoặc nằm xuống quá lâu. Nếu huyết khối xuất hiện ở chân, bắp chân có thể cảm thấy sưng, đau và cương khi chạm vào. Nếu bị đau ngực đột ngột hoặc khó thở, có thể huyết khối đã vỡ ra và mảnh vỡ qua mạch máu đến phổi, cần nhập viên cấp cứu ngay.
4. Tiểu ra máu mà không đau
Bất cứ lúc nào thấy có máu trong nước tiểu cần đi khám ngay dù có hay không có cơn đau.
Sỏi thận hoặc nhiễm trùng bàng quang hay tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến gây tiểu ra máu. Những vấn đề này thường gây đau hoặc khó chịu cần được đi khám để điều trị kịp thời.
Ngược lại, khi thấy máu trong nước tiểu nhưng không thấy đau, một số người không đi khám mà ở nhà theo dõi, đặc biệt khi hiện tượng chỉ diễn ra một lần. Thực tế không nên như vậy, không đau không có nghĩa là không nghiêm trọng.
Ung thư thận, niệu quản, bàng quang, hoặc tuyến tiền liệt có thể gây chảy máu đường tiết niệu. Khi chúng còn nhỏ và chữa trị được, chúng có thể không gây đau. Vì vậy, đừng bỏ qua dấu hiệu quan trọng này bởi vì theo Shulman và Birge, tiểu ra máu có thể là manh mối duy nhất để chẩn đoán sớm.
5. Triệu chứng hen suyễn mà không cải thiện hoặc trở nên xấu đi.
Hen suyễn biểu hiện thở khò khè hoặc khó thở. Khi cơn hen không đỡ hoặc nặng hơn, bệnh nhân cần được cấp cứu.
Nếu cơn hen không được điều trị, nó có thể gây kiệt sức cơ ngực và tử vong. Một số người bị hen thường xuyên ngần ngại không đến phòng cấp cứu vì họ đã đi rất nhiều lần trước đây, hoặc cần một người chở đi vì quá khó thở.
Vì bệnh hen làm cho việc thở khó khăn, các cơ hỗ trợ thở có thể mệt và khối lượng không khí trao đổi ở phổi sẽ giảm. Kết quả là lượng oxy giảm trong khi nồng độ CO2 trong máu tăng. Birge và Shulman giải thích rằng: “Sự tích tụ CO2 trong máu làm não tê liệt, có thể làm bạn cảm thấy buồn ngủ. Bạn có thể mất sức và động lực để thở”.
“Khi người bị hen có hiểu hiện muốn nghỉ ngơi, đó có thể là dấu hiệu suy hô hấp, mệt mỏi”, Birge nói. Cuối cùng, người bệnh có thể ngừng thở. Shulman nói rằng người bệnh thực sự đang gặp nguy hiểm. Bệnh nhân tin rằng họ đang khỏe lên khi thực sự họ đang trở nên yếu hơn. “Họ trở nên bình thản và dường như yên bình hơn trong khi trên thực tế, họ đang chết dần”.
Một trong những điều quan trọng nhất cơn hen đã kéo dài bao lâu. Nếu bạn đã phải vật lộn với cơn hen sau vài giờ không dứt, hãy tới bệnh viện để được hỗ trợ ngay.
6. Trầm cảm và nghĩ tới tự tử
“Trầm cảm có thể đe dọa tính mạng bởi bệnh nhân có thể tự tử. Bệnh nhân cần hiểu rằng não của họ bị mất cân bằng hóa học. Đó là một bệnh giống như các bệnh khác”.
Các triệu chứng trầm cảm bao gồm buồn bã, mệt mỏi, lãnh đạm, lo âu, thay đổi thói quen ngủ, và chán ăn. Trầm cảm có thể được điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu.
Nếu bạn có ý nghĩ tự tử, hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Khánh Vy (Theo webmd)
Cắn móng tay dễ gây nhiều bệnh nguy hiểm
Salmonella (vi khuẩn gây độc thức ăn), E.coli (vi khuẩn trong ruột người, thường gây tiêu chảy) ẩn náu nhiều trong móng tay. Do đó người hay cắn móng tay dễ bị bệnh tiêu chảy và đau dạ dày.
Các chuyên gia về sức khỏe khẳng định cắn móng tay là thói quen có hại cho sức khỏe. Bác sĩ da liễu Richard Scher, ĐH Y Weill Cornell ở New York cho biết: "Cắn móng tay là do thói quen và chắc chắn không phải là yếu tố giúp tôn thêm vẻ quyến rũ của bạn gái. Ngược lại thói quen cắn móng tay thực sự gây hại cho sức khỏe nhiều hơn bạn tưởng".
Ảnh minh họa: The Health.
Chuyên gia Scher phát biểu trên tạp chí Time rằng không có gì ngạc nhiên khi các loại vi khuẩn ẩn nấp dưới móng tay của bạn. Trong đó, nguy hiểm nhất là vi khuẩn enterobacteriaceae (bao gồm khuẩn Salmonella và E.coli). Các góc ấm cúng dưới đầu móng của bạn là nơi hoàn hảo cho chúng sinh sôi nảy nở.
Nếu không có kiến thức chuyên về ngành y, bạn cũng có thể hiểu được rằng việc cắn móng tay không phải là một trò giải trí tốt cho sức khỏe. Trong miệng và dạ dày của bạn vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường ruột, thường dẫn đến tiêu chảy và đau bụng cấp tính.
Ngoài những bệnh trên, chuyên gia Scher cũng cảnh báo về một bệnh nhiễm trùng mới có tên là paronychia. Những vết đứt rất nhỏ trên đầu ngón tay của bạn cũng cho phép loại vi khuẩn này thẩm thấu qua da. Bệnh nhiễm trùng này gây đau và sưng, phải phẫu thuật và điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm.
Virus mụn cóc, HPV cũng là mối nguy lớn đối với người hay cắn móng tay. Các virus này có thể lây lan từ các ngón tay vào miệng, gây ra các vấn đề về răng miệng và nướu.
Chuyên gia Scher nói: "Cắn móng tay liên tục có thể dẫn đến tình trạng hở răng, răng có thể dịch chuyển ra khỏi vị trí bình thường hoặc biến dạng kỳ quặc". Bỏ thói quen này có thể là một hành trình đầy khó khăn, do đó ông khuyên những người có thói quen này nên sơn móng tay với loại sơn có vị đắng. Mặc dù vậy, suy cho cùng nguyên nhân của thói quen này thường là tâm lý, chỉ có cách duy nhất hiệu quả là tự giác từ bỏ thói quen đó.
Lê Hà Ngọc Trâm (Theo The Health)
Bệnh dịch hạch tái xuất tại Trung Quốc Trung Quốc vừa thông báo một ca tử vong do mắc bệnh dịch hạch thể phổi ở tỉnh Cam Túc. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới. Tồn tại hơn 2.000 năm qua, dịch hạch đã gây ra 4 trận đại dịch với số tử vong khủng khiếp trong lịch sử nhân loại. Ảnh: Amazone. Theo Cục...