6 cựu quan chức đường sắt nhận “lót tay” 11 tỷ đồng như thế nào?
Nêu khó khăn về chi phí triển khai dự án, RPMU được JTC hỗ trợ 11 tỷ đồng. Số tiền này, các bị can không đưa vào sổ sách theo dõi mà sử dụng cho hoạt động liên quan đến dự án hoặc vụ lợi cho tập thể, trong đó có quyền lợi cá nhân.
Viện KSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 6 bị can nguyên là lãnh đạo ngành đường sắt về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại khoản 3, Điều 281 Bộ luật Hình sự. Các bị can bị truy tố gồm: Phạm Hải Bằng (SN 1969, nguyên Phó Giám đốc BQL các dự án đường sắt (RPMU) – Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam), Nguyễn Nam Thái (SN 1977, nguyên Trưởng phòng Dự án 3 – RPMU), Trần Văn Lục (SN 1958, nguyên Giám đốc RPMU);
Trần Quốc Đông (SN 1964, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Đường sắt Việt Nam, nguyên Giám đốc RPMU), Nguyễn Văn Hiếu (SN 1962, nguyên Giám đốc RPMU) và Phạm Quang Duy (SN 1975, nguyên Phó Giám đốc RPMU).
“Kể khổ” để được “hỗ trợ”
Cáo trạng xác định, ngày 31/810/2008, Bộ Giao thông vận tải có Quyết định về việc phê duyệt Dự án xây dựng đường sắt đô thị tuyến số 1 (giai đoạn 1). Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) giao nhiệm vụ đại diện Chủ đầu tư quản lý dự án này cho Ban quản lý các Dự án đường sắt Việt Nam (RPMU). Đầu năm 2009, RPMU có Quyết định thành lập Tổ dự án tuyến số 1 do Phạm Hải Bằng – Phó Giám đốc RPMU – làm Chủ nhiệm dự án; Nguyễn Nam Thái – Phó Trưởng phòng Dự án – làm chuyên viên kỹ thuật dự án.
Ngày 9/9/2009, VNR ký Hợp đồng dịch vụ tư vấn kỹ thuật dự án tuyến số 01 với Liên danh JKT do JTC đứng đầu. Sau khi hợp đồng được ký kết, JKT bắt đầu triển khai công việc từ 1/10/2009. Do tăng khối lượng công việc thiết kế cơ bản và thiết kế kỹ thuật, nhà thầu JKT đã nghiên cứu đề xuất thay đổi một số thông số và nội dung của dự án để phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Hợp đồng điều chỉnh giá trị hợp đồng tư vấn được ký sau đó đã tăng so với giá hợp đồng gốc 7,68% (tương đương hơn 700 triệu Yên Nhật và gần 85 tỷ đồng Việt Nam).
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Phạm Hải Bằng với tư cách Giám đốc RPMU nêu khó khăn của RPMU về chi phí triển khai thực hiện dự án, đã được đại diện JTC đồng ý hỗ trợ khoảng 11 tỷ đồng. Số tiền này, các bị can sử dụng vào các hoạt động liên quan đến dự án như chi phí tổ chức lễ ký kết hợp đồng, hội họp, tiếp khách, đi lại, lễ tết, làm ngoài giờ. Ngoài ra, các bị can còn sử dụng chi hỗ trợ Phòng 3 đi nghỉ mát, hỗ trợ hoạt động Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Phụ nữ… để vụ lợi cho tập thể, trong đó có quyền lợi cá nhân.
Việc nhà thầu JTC chi tiền ngoài hợp đồng cho RPMU đã bị các cơ quan tố tụng Nhật Bản khởi tố, xử lý về hành vi vi phạm Luật cạnh tranh không công bằng và kiến nghị Việt Nam xác minh làm rõ hành vi của các cán bộ RPMU.
Video đang HOT
Theo Viện KSND Tối cao, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn thỏa thuận nhà thầu JTC chi tiền ngoài hợp đồng của Phạm Hải Bằng và Nguyễn Nam Thái để sử dụng đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay ODA. Các bị can Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông, Nguyễn Văn Hiếu và Phạm Quang Duy biết việc nhận tiền từ nhà thầu JTC của Phạm Hải Bằng và Nguyễn Nam Thái, đồng tình để sự việc diễn ra trong thời gian dài tại RPMU.
“Luận” vai trò từng bị can
Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, Phạm Hải Bằng, với vai trò, vị trí là Chủ nhiệm dự án, từ khoảng tháng 9/2009 đến tháng 2/2014, đã trực tiếp hoặc chỉ đạo Phạm Quang Duy và Nguyễn Nam Thái nhiều lần nhận tiền của JTC (theo tài liệu điều tra của Nhật Bản là 15 lần). Số tiền nhận được bằng Yên Nhật, Duy hoặc Thái ra phố Hà Trung (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đổi được 11 tỷ đồng.
Trong tổng số 11 tỷ đồng đã nhận của JTC, Phạm Hải Bằng quản lý, sử dụng 4,8 tỷ đồng; Nguyễn Nam Thái quản lý, sử dụng 3,4 tỷ đồng; còn 2,8 tỷ đồng Phạm Hải Bằng đưa cho Phạm Quang Duy, Duy nhận và chuyển cho Thái cùng các cán bộ Phòng 3 quản lý, sử dụng. Số tiền 4,8 tỷ đồng do Phạm Hải Bằng quản lý, sử dụng, Bằng khẳng định đã chi hết vào việc tiếp khách, đối ngoại nhưng do không ghi chép lại nên Bằng không nhớ đã chi cụ thể như thế nào.
Việc tiếp nhận và sử dụng 11 tỷ đồng của JTC, các bị can không mở sổ sách theo dõi tại RPMU hay Tổ dự án và không báo cáo ai tại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Tuy nhiên, qua các thời kỳ Giám đốc RPMU, Phạm Hải Bằng có báo cáo với Trần Văn Lục (Giám đốc từ năm 1999 đến tháng 9/2009), Trần Quốc Đông (Giám đốc từ tháng 10/2009 đến tháng 5/2011) và Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc từ tháng 6/2011 đến khi khởi tố vụ án) nhưng các bị can Lục, Đông và Hiếu không có chỉ đạo gì để chấm dứt việc tiếp nhận, sử dụng trái phép các khoản tiền từ JTC; để mặc cho Bằng, Thái nhận tiền và sử dụng chi phí trong thời gian dài.
Quá trình điều tra xác định, các cá nhân Lục, Đông, Hiếu cũng được hưởng lợi cá nhân từ lợi ích chung do việc sử dụng khoản tiền này. Vào dịp tết năm 2010, Phạm Hải Bằng đã đưa cho Trần Văn Lục (khi ấy là Giám đốc RPMU) 100 triệu đồng từ nguồn tiền của JTC; đưa cho Trần Quốc Đông 30 triệu đồng vào các dịp lễ tết năm 2010-2011 và đưa cho Nguyễn Văn Hiếu 50 triệu đồng vào dịp tết âm lịch năm 2014.
Đối với Nguyễn Nam Thái, nguyên Trưởng phòng Dự án 3, cáo trạng xác định, Thái được Phạm Hải Bằng chỉ đạo tiếp nhận, sử dụng các khoản tiền hỗ trợ của JTC. Việc nhận, sử dụng số tiền trên, Thái lập bảng Excel trên máy tinh để theo dõi nhưng sau mỗi lần báo cáo chốt số liệu chi tiêu với Phạm Hải Bằng thì Thái lại xóa các file này đi.
Vào dịp tết năm 2014, theo chỉ đạo của Phạm Hải Bằng, Nguyễn Nam Thái đã chuẩn bị phong bì chúc tết 50 triệu đồng để cùng Bằng đến chúc tết Nguyễn Văn Hiếu.
Đối với Trần Văn Lục (Giám đốc RPMU từ năm 1999 đến tháng 9/2009) và Trần Quốc Đông (Giám đốc RPMU từ tháng 10/2009 đến tháng 5/2011), quá trình điều tra xác định, Lục và Đông biết việc nhận tiền từ JTC là không đúng quy định nhưng đã không chỉ đạo chấm dứt việc nhận và sử dụng số tiền này. Bản thân Lục và Đông trong các dịp lễ tết cũng được Bằng đưa tiền có nguồn gốc nhận từ JTC.
Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc RPMU từ tháng 6/2011 đến khi khởi tố vụ án) biết rõ việc chi phí các khoản tiền nhận từ JTC của Tổ dự án là trái pháp luật nhưng đã không ngăn chặn mà để lợi ích nhóm diễn ra, trong đó Hiếu có phần hưởng lợi chung như mọi người.
Đối với Phạm Quang Duy, trước khi được bổ nhiệm Phó Giám đốc RPMU và chuyển sang dự án khác, Duy giữ chức vụ Trưởng phòng Dự án 3, đồng thời là Điều phối viên Dự án tuyến số 01. Cáo trạng xác định, Duy nhận thức được việc nhận tiền có nguồn gốc của JTC từ Phạm Hải Bằng để chi phí cho các hoạt động của dự án là vi phạm pháp luật song Duy chỉ thực hiện theo sự chỉ đạo của Bằng mà không được Bằng bàn bạc, thống nhất trước về thỏa thuận này.
Cơ quan điều tra cũng xác định, trong vụ án này còn một số người liên quan nhưng trong phạm vi vụ án, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an mới khởi tố, điều tra hành vi trái pháp luật trong việc nhận tiền ngoài hợp đồng từ nhà thầu JTC của các bị can; những nội dung khác liên quan đến trách nhiệm quản lý toàn bộ dự án, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã tách tài liệu để điều tra, xử lý sau.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Vụ JTC hối lộ: Nếu Nhật Bản ngừng tài trợ, Việt Nam sẽ phải tự bỏ tiền
Thư trương Bô Giao thông vân tai Nguyên Ngoc Đông cho biêt, theo quy đinh cua cac nha tai trơ, trong đo co ODA Nhât Ban, nêu tiên đươc dung không đung mục đích ho se không tai trơ nưa va Viêt Nam phai bo tiên đê thưc hiên dự án.
Dư an đương săt đô thi Ha Nôi (tuyên sô 1) Yên Viên - Ngoc Hôi se chạy song song vơi câu Long Biên.
Trao đôi vơi PV Dân tri sang 2/4, Thư trương Bô Giao thông vân tai Nguyên Ngoc Đông cho biêt, cơ quan nay đang chơ thông tin kêt qua xư ly cuôi cung cua vu an Tâp đoan Tư vân giao thông Nhât Ban (JTC) hôi lô quan chưc nganh đương săt Viêt Nam 80 triêu Yên Nhât (khoang 16 ty đông). Viêc tiêp nhân thông tin tư phia Nhât Ban se đươc thưc hiên qua con đương ngoai giao.
Tra lơi thăc măc vê sô tiên ma đai diên Cơ quan Hơp tac Quôc tê Nhât Ban (JICA) noi se thu hôi, ông Đông noi: "Không phai la thu hôi. Theo quy đinh chung cua cac nha tai trơ thi nêu tiên đo đươc dung không đung ho se không tai trơ nưa. Trong trương hơp đo thi bên minh phai dung tiên cua minh. Nhưng cai đo chưa co con sô cuôi cung, chưa dưt khoat. Nguyên tăc cua ho (JICA) la thê. Đôi vơi nhưng phần dự án co vi pham, ho sẽ không tai trơ nữa"- ông Đông noi.
"Vây cac ca nhân đê xay ra sai pham đo co phai bôi thương?". Tra lơi câu hoi cua PV Dân tri, Thư trương Nguyên Ngoc Đông khăng đinh: "Cai đo do cơ quan điêu tra xư ly".
Trươc đo, tai cuôc hop bao chiêu 1/4, ông Yamamoto Kenichi - Phó đại diện Văn phòng JICA tai Viêt Nam - cho biêt vụ JTC hối lộ quan chức đường sắt Viêt Nam tại dự án đương săt đô thi Ha Nôi (tuyên sô 1) Yên Viên - Ngọc Hồi la lân thư 2 kể từ năm 2008 phát hiện tình trạng hối lộ trong các dự án ODA của Nhật Bản tại Việt Nam. Phia Nhât Ban đang yêu cầu Việt Nam hoàn lại số tiền đã giải ngân cho hợp đồng tư vấn trong dự án này vì đã để xảy ra sai phạm.
"Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục cung cấp chi phí để triển khai dự án. Việc hối lộ liên quan đến dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1- giai đoạn I bằng vốn ODA của Nhật Bản là có. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, người có lỗi là người đưa và nhận hối lộ chứ không phải là bản thân dự án"- ông Yamamoto Kenichi noi.
Ông Yamamoto Kenichi mong muôn đây là vụ hôi lô cuối cùng bởi nếu xảy ra lần thứ ba, người dân Nhật Bản chắc chắn sẽ lên tiếng và yêu cầu Nhật Bản dừng cấp ODA cho Việt Nam.
Liên quan đên vụ an nhân hôi lô, đên nay Cơ quan canh sat điêu tra (Bô Công an) đa khơi tô Trần Quốc Đông - nguyên Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; Phạm Hải Bằng - nguyên Phó giám đốc Ban Quản lý các dự án Đường sắt; Phạm Quang Duy - nguyên Phó giám đốc Ban Quản lý các dự án Đường sắt; Nguyễn Nam Thái - nguyên Trưởng phòng Dự án 3, Ban Quản lý các Dự án Đường sắt; Trần Văn Lục - nguyên Giám đốc Ban Quản lý các dự án Đường sắt; Nguyễn Văn Hiếu - nguyên Giám đốc Ban Quản lý các dự án Đường sắt.
Thê Kha
Theo Dantri
Vụ cán bộ "ém" 1.700 lô đất tái định cư: Đã xử lý kỷ luật các đơn vị, tổ chức Tại Hội nghị Thành ủy Đà Nẵng lần thứ 22 được tổ chức sáng 25/6, ông Võ Duy Khương - Phó Chủ tịch Thường trực Đà Nẵng, cho biết: Đã tiến hành xử lý kỷ luật các đơn vị, tổ chức liên quan đến vấn đề "ém" đất tái định cư. Vụ việc được phát hiện vào tháng 12/2014 khi TP Đà Nẵng...