6 cơn ác mộng khi dùng Windows 7 và cách khắc phục
Vẫn còn rất xa để hệ điều hành Windows 7 có thể đạt đến mức độ hoàn hảo.
Windows 7 được ví như phiên bản an toàn và đáng tin cậy nhất trong những hệ điều hành của Microsoft hiện nay. Song vẫn còn rất xa để nền tảng có thể đạt đến mức hoàn hảo. Bởi vậy, bạn vẫn thường phải đối mặt với những cơn ác mộng do hệ thống mang lại, hãy cùng kiểm tra xem nhé!
Máy tính không khởi động
Vấn đề quen thuộc đầu tiên xảy đến khi bật máy tính mà không thể vào được Windows. Cách tốt nhất để khắc phục là sử dụng đĩa Recovery hoặc khởi tạo System Repair Disc (đĩa sửa chữa hệ thống). Để bắt đầu, bấm Start, gõ “system repair”, chọn Creat a System Repair Disc và làm theo các chỉ dẫn.
Trong trường hợp máy tính không khởi động từ CD, phải thay đổi thứ tự khởi động ưu tiên trong phần cài đặt. Mỗi dòng máy sẽ khác nhau đôi chút, nhưng hầu hết là khi bấm nút khởi động, màn hình hiện ra sẽ cho biết phải bấm phím nào để truy cập phần cài đặt này.
Ngoài ra, nếu phần cài đặt máy mà cũng thể không truy cập thì vấn đề nằm ở phần cứng. Bạn nên nhờ đến những người có kinh nghiệm hơn khắc phục.
Không thể truy cập ổ cứng
Mối đe dọa tiếp theo là việc máy tính không thể truy cập vào ổ cứng, dẫn tới hệ thống không thể khởi động. Nguy cơ này rất nguy hiểm, bởi lẽ có thể các dữ liệu quan trọng của bạn đã biến mất cùng chiếc ổ cứng hỏng.
Video đang HOT
Trước hết, nếu bạn nghe thấy những tiếng ồn lạ phát ra từ ổ cứng khi bật máy, hãy tắt ngay máy tính và gửi thiết bị tới trung tâm sửa chữa vì mọi thứ đã nằm ngoài tầm kiểm soát. Ngược lại, nếu không có tiếng ồn thì bạn hãy hy vọng vào việc sử dụng các phần mềm khôi phục dữ liệu, ví dụ như Recovery My Files của GetData.
Lưu ý: bạn phải dùng máy tính khác để đọc ổ cứng hỏng, có thể dùng như một ổ cứng thứ cấp hoặc sử dụng dây nối USB. Trong trường hợp thao tác này không thực hiện được thì vẫn phải mang máy tính đến gặp chuyên gia để khắc phục.
“Màn hình xanh chết chóc” thường xuyên tấn công
Trên thực tế, “màn hình xanh chết chóc” giống như lời thông báo trước khi máy tính thực sự có vấn đề. Nếu điều đó xảy ra, có thể khởi động lại máy và sử dụng bình thường. Nhưng nếu chuyện này diễn ra quá nhiều, chắc hẳn cần phải hành động quyết liệt hơn.
Theo đó, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân đến từ đâu bằng cách sử dụng phần mềm miễn phí BlueScreenView của NirSoft – chương trình sẽ cho biết máy đang chạy phần mềm gì vào thời điểm gặp lỗi và gợi ý những “kẻ tình nghi” thích hợp nhất.
Nếu có một số driver liên tục xuất hiện trong danh sách, nên update (cập nhật) chúng. Cụ thể, sử dụng tiện ích miễn phí SlimDrivers là giải pháp phù hợp, hệ thống được tự động quét và cập nhật phiên bản mới nhất.
Bên cạnh đó, lỗi cũng có thể do phần cứng mà đặc biệt là RAM, vậy nên bạn hãy cân nhắc nếu giải pháp phần mềm không được như ý muốn.
Không có mật khẩu Administrator
Vì nhiều nguyên nhân mà bạn không có mật khẩu để sử dụng máy dưới quyền Administrator – đồng nghĩa không thể cài đặt phần mềm, thay đổi các thiết lập quan trọng, truy cập những thông tin bị mã hóa…
May mắn thay, bạn có thể bỏ mật khẩu này đi bằng cách sử dụng Offline NT Password & Registry Editor – phần mềm miễn phí được tải về dưới dạng file *.iso, ghi ra đĩa, khởi động và làm theo hướng dẫn chi tiết của chương trình.
Máy bị nhiễm phần mềm độc hại
Nếu máy tính hoạt động kỳ quặc, từ chối chạy những chương trình trước đây vẫn làm việc ổn định hoặc chậm hẳn đi… thì nhiều khả năng máy đã bị nhiễm virus hoặc các mã độc khác. Để khắc phục, hãy gọi phần mềm diệt virus để quét toàn bộ hệ thống.
Ngoài ra, một số công cụ chuyên nghiệp có thể kể đến như SUPERAntiSpyware Portable – nên tải tiện ích bằng máy tính khác, copy ra ổ USB, khởi động máy tính của bạn dưới chế độ Safe Mode, cắm USB vào và quét. Thêm nữa là F-Secure Rescue CD – ghi ra đĩa, khởi động máy từ CD, chương trình sẽ tự động cập nhật dữ liệu và quét hệ thống.
Tập tin quan trọng biến mất
Bỗng nhiên một báo cáo quan trọng biến mất và bạn buộc phải tìm lại nếu không muốn rắc rối? Hãy thử các giải pháp sau đây.
Trước tiên vào Start, gõ tên của tập tin xem có chuyển thư mục lưu trữ đi nơi khác không. Nếu vẫn chưa thấy, biết đâu teen đã đổi tên bản báo cáo, hãy gõ 1 từ khóa đáng quan tâm. Lúc này, máy sẽ trả về rất nhiều kết quả, bạn nên chọn sắp xếp chúng theo ngày tháng để dễ truy vấn hơn. Cũng nên kiểm tra Recycle Bin xem liệu bạn có xóa file đi không.
Nếu vẫn không hiệu quả thì bạn phải sử dụng những công cụ chuyên nghiệp. Một quy tắc cần nhớ là không ghi các chương trình này lên ổ cứng của bạn, hãy sử dụng USB.
Tải về tiện ích trên máy tính khác, lưu lên USB và cắm vào máy tính của bạn. Ngoài ra, người dùng cũng nên lưu file khôi phục trên các ổ cứng ngoài nếu có. Phần mềm được đề nghị là Portable Recuva – nhanh chóng, miễn phí và đơn giản. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm những chương trình có phí khác như File-Rescue Plus chẳng hạn.
(Tổng hợp từ PCWorld)
Theo Pháp Luật XH
Khi laptop chậm như "rùa bò"...
Hầu như người sử dụng laptop nào cũng đều thừa nhận, chiếc máy khởi động ngày càng ì ạch đến khó hiểu và thường xuyên treo máy. Mặc dù đã tải nhiều chương trình diệt virus, tình cảnh cũng không khá lên chút nào. Nguyên nhân không chỉ do virus, còn "hàng tá" các nguyên nhân có thể bạn chưa biết và cách khắc phục hiệu quả.
Sau đây là một số thủ thuật để laptop của bạn chạy nhanh hơn.
1. Đơn giản nhất, chọn 1 hình nền có kích thước và dung lượng tương đối hoặc không dùng. Ảnh lớn sẽ làm chậm quá trình khởi động máy. Tiếp đến, dọn dẹp ngăn nắp các icon (biểu tượng chương trình) trên destop, giấu bớt hoặc xóa những thứ mà chẳng khi nào dùng đến. Đừng quên vào Control Panel, chọn Add hoặc Remove Programs để di dời những chương trình không quan trọng.
2. Có 1 nguyên nhân nữa nhưng rất ít người chú ý đó là Font chữ. Thật ra, quá nhiều Font chữ cũng là yếu tố khiến hoạt động của Win chậm chạp. Nếu không phải là dân chuyên thiết kế, bạn chỉ nên chọn những Font chuẩn thường dùng như Unicode, Vni.
3. Dùng Quick Launch (QL) thay cho Microsoft Office Shortcut bar (MOS) (nằm góc phải màn hình Windows). Trước hết, tắt MOS bằng cách nhấn chuột phải vào nút đầu tiên, chọn Exit-> No. Kích hoạt QL lên bằng trỏ chuột trên đầu thanh Taskbar, giữ và kéo chuột để thanh Taskbar cao thêm 1 khoảng. Phía trên là QL và ở dưới là các ứng dụng thu nhỏ rất tiện. ứng dụng này giúp tiết kiệm thêm 2 giây nữa.
4. Nên chạy chương trình diệt virus định kỳ vào thời gian nghỉ trong ngày (buổi trưa, chiều). Tránh để chương trình tự quét mỗi khi máy khởi động. Nguyên nhân khiến máy lề rề từ 2- 3 giây.
5. Nhớ lấy đĩa CD ra khỏi ổ sau khi sử dụng. Khi máy khởi động sẽ tự kích hoạt kiểm tra tổng thể những thứ có trong máy. Do vậy mất nhiều thời gian, nhất là với đĩa trầy xước. Đồng thời nhớ chỉnh thiết bị khởi động đầu tiên là ổ cứng để máy khỏi tốn thời gian kiểm tra đĩa CD, mạng, USB.
6. Laptop của bạn thường la cà ở cafe Wi-Fi hay lướt net mỗi ngày cũng nên tổng vệ sinh các file dữ liệu truy cập sau khi dùng. Nhấp chuột phải tại thanh công cụ. Vào Explore-> Local settings-> Histrory (xóa), Temp (xóa), Temporary Internet (xóa). Cũng tại thanh công cụ chọn Properties-> Start Menu-> Customize-> Advanced-> Clear list-> Ok để xóa các địa chỉ đã truy cập. Tốc độ sẽ được cải thiện rất đáng kể.
Các thao tác trên nhằm giúp cho Win nhẹ gánh và sẽ hoạt động rất nhanh. Trường hợp bạn mua lại máy cũ thì tốt nhất là cài lại Win mới. Máy đã qua sử dụng, Win thường mắc rất nhiều lỗi: ứng dụng, virus...
Theo Vzone