6 cô gái biến quần áo cũ trở nên hợp mốt
Việc làm mới trang phục cũ vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng khả năng tư duy sáng tạo.
Theo Insider, Caitlin Trantham tự học may vá cách đây 7 năm. Cô thường đăng những màn biến hóa trang phục cũ thành mới trên mạng xã hội. Trantham không thích chi nhiều hơn 100 USD/món đồ. “Tôi cố gắng sử dụng mọi thứ. Ví dụ, nếu đó là váy maxi, tôi sẽ tận dụng từng thứ bộ đồ này có sẵn”. Ảnh: Insider.
Trantham cho biết cô đã làm mới khoảng 20 bộ váy kể từ tháng 1. Cô có kế hoạch tặng chúng cho những người bạn trong quân đội. Để hoàn thành một bộ đồ, Trantham có thể mất từ 2 giờ đến 3 tuần. Thông thường, thời gian trung bình cho công việc này rơi vào khoảng 2 ngày. Ảnh: Insider.
Sarah Tyau là người sáng tạo nội dung bán thời gian. Cô thường chia sẻ những màn biến đổi trang phục trên mạng. Tyau đã làm khoảng 400 tác phẩm từ năm 2010. Việc thiết kế lại quần áo cũ vừa bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm tiền. Cô bật mí thêm nó còn giúp trau dồi kỹ năng may vá, mở rộng khả năng sáng tạo. Tyau có thể mất từ 30 phút đến 6 giờ để hoàn thành một bộ đồ. Ảnh: Insider.
Video đang HOT
10 năm trước, Jillian Owens mở blog dành riêng cho việc biến quần áo cũ thành mới. Cô bắt đầu mua trang phục ở cửa hàng tiết kiệm, đồng thời tránh sưu tầm đồ từ các thương hiệu thời trang nhanh. Đặc biệt, Owens thích tìm váy áo thật cũ, có lẽ mọi người sẽ không mua. Sau khi hoàn thành việc làm mới đồ, cô sẽ tặng chúng cho các tổ chức khác nhau. Ảnh: Insider.
Troy Cooke là bà mẹ nội trợ, người bán quần áo trực tuyến. “Tôi ghét chứng kiến những thứ có chất lượng tốt bị lãng phí”, cô nói với Insider. Cooke đã chia sẻ gần 200 dự án biến đổi trang phục tại trang cá nhân. Ảnh: Insider.
Cleo Page là sinh viên ngành Kỹ thuật y sinh. Tuy nhiên, cô có sở thích nâng cấp trang phục cũ mỗi khi rảnh rỗi. Nữ sinh cho hay việc tái tạo quần áo dạy cô tính tháo vát. Cô đã học cách luồn chỉ vào máy may, tự làm mannequin thông qua các video. Page nhận được nhiều ý tưởng từ dân mạng. Cô thích xem mọi người phản ứng thế nào trước các sáng tạo của mình. Ảnh: Insider.
Jennifer Klotz là nhà thiết kế và thợ may tự do. Cô thường mua vải thô để may quần áo. Insider đánh giá Klotz là người tạo ra những sản phẩm có một không hai. “Tôi bắt đầu hiểu ngành thời trang nhanh lãng phí và có hại đến môi trường như thế nào”, cô nói. Klotz đã thực hiện biến đổi 10-15 bộ trang phục. Con số này chưa bao gồm túi xách, balo và gối trang trí cô làm bằng các loại vải tiết kiệm. Ảnh: Insider.
Loạt trang phục tự chế đáng học hỏi
Thay vì bỏ đi, quần áo cũ có thể được tái chế thành những chiếc váy hay set đồ hợp mốt.
Không thích bộ trang phục phom rộng kém hấp dẫn, người phụ nữ này dành thời gian cắt may lại để biến nó thành set váy áo thời thượng gồm blazer vạt ngắn, bra-top và chân váy ôm.
Bộ đầm trẻ em xinh xắn này được thực hiện chỉ từ một phần vải của chiếc sơ mi người lớn.
Những đường kẻ sọc nổi bật của quần lửng cũ trở thành điểm nhấn trên mẫu váy xòe không tay dành cho các công chúa nhỏ.
Kiểu váy này đơn giản, dễ cắt may và cũng là lựa chọn phù hợp với bé gái.
Sự sáng tạo và khéo léo đã "hô biến" chân váy họa tiết thành chiếc mũ rộng vành độc đáo.
Không nhiều người nghĩ rằng quần dài có thể tạo ra crop-top cổ yếm.
Hai chiếc quần skinny được tận dụng để thực hiện mẫu quần pha màu ấn tượng.
Váy ôm nhẹ xinh xắn may từ vỏ gối cũ.
Độ co giãn của áo thun phù hợp để làm chân váy bó trẻ trung.
12 điều bạn chưa biết về thiên tài Coco Chanel của đế chế thời trang 2 chữ C Coco Chanel là một biểu tượng và huyền thoại của thế giới thời trang. Tuy nhiên còn rất nhiều điều mà ít người biết về bà cũng như thương hiệu cùng tên của bà. Thời trang cao cấp không phải là sở trường của tất cả mọi người, nhưng ngay cả khi bạn không phải là fan của thời trang, có một số...