6 chốn ăn ngon, uống sành, giá tốt ngay quận trung tâm TP.HCM
Sargon Bistro, Gióng Cafe, Mama Thái, Lee’s Lounge, Phố Nướng Hương Quê và Eien là 6 địa điểm ăn uống khó có thể bỏ qua với các tín đồ ẩm thực ở TP.HCM.
Trung tâm TP.HCM được xem là “thiên đường” ẩm thực dành cho giới trẻ với nhiều quán sở hữu view đẹp cùng dịch vụ sang trọng. Trong đó, có không ít lựa chọn thỏa mãn nhu cầu ăn ngon, uống sành, “sống ảo” mà vẫn vừa túi tiền.
Sargon Bistro
Sargon Bistro là nhà hàng fusion Âu phù hợp để cặp đôi hẹn hò hay tổ chức các buổi tiệc gia đình ấm cúng. Bên cạnh am hiểu văn hóa ẩm thực nhiều quốc gia, đầu bếp tại Sargon Bistro còn sáng tạo và khéo léo trong kết hợp các nguyên liệu, gia vị.
Thực khách đến quán có thể thưởng thức nhiều món ăn chất lượng: Salad tươi sốt Sargon lạ miệng, mì Ý tôm hùm đượm vị, steak, ức vịt sốt cam được chế biết với phương pháp nấu chậm để tạo độ mềm béo vừa phải mà vẫn giữ trọn dinh dưỡng,… Sốt Sargon với hương vị riêng biệt là một trong những yếu tố giúp quán thu hút nhiều thực khách sành ăn.
Giờ mở cửa: 10h-14h và 17h-22h.
Địa chỉ: 382/25 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, TP.HCM.
Không gian theo phong cách châu Âu của Sargon Bistro.
Gióng Cafe
Gióng Cafe ghi điểm nhờ không gian bắt mắt. Mỗi chi nhánh là một ý tưởng thiết kế riêng gắn với dấu ấn lịch sử của dân tộc qua từng thời kỳ.
Đó là một thoáng nhà in Sài Gòn, căn hầm trú ẩn cho những giấc mơ hay ký ức về Bình Dương xưa. Tới Gióng Cafe, thực khách như được ghé bảo tàng lịch sử, không chỉ thưởng thức đồ uống mà còn cảm nhận không khí xưa hào hùng.
Gióng Cafe chuyên phục vụ các dòng cà phê Việt Nam chất lượng cao, với nhiều cách pha từ truyền thống đến hiện đại. Cà phê của quán mang hương vị nhẹ nhàng, đặc trưng nhưng vẫn đậm đà, đủ sức làm hài lòng dân sành.
Quán tập trung phát triển các dòng cà phê hảo hạng, với hương vị đặc trưng của từng loại giống sinh trưởng trên nhiều miền khí hậu, vùng đất khắp Việt Nam. Bên cạnh đó, phương pháp pha chế tối ưu và sự tận tâm của barista cũng góp phần mang đến những ly cà phê chuẩn vị.
Chi nhánh 1: 57 Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM | Mở cửa 7h-10h.
Chi nhánh 2: 180 Lý Chính Thắng, quận 3, TP.HCM | Mở cửa 7h-18h30.
Video đang HOT
Chi nhánh 3: 25 Nguyễn Đình Chiểu, Thủ Dầu Một, Bình Dương | Mở cửa 7h-18h30.
Gióng Cafe mang đến thực khách những ly cà phê chuẩn vị.
Mama Thái
Mama Thái hứa hẹn là điểm đến khó bỏ qua của tín đồ ẩm thực xứ chùa vàng. Thực khách tới đây dễ dàng tìm thấy những món đặc trưng của Thái Lan như gỏi xoài cá trê, pad Thái, mì tomyum, cơm chiên trái thơm, xôi xoài… Trong đó, cơm chiên trái thơm với hạt rang tơi, giòn quyện đều với trứng đượm màu vàng, thơm mùi dứa, vị chua ngọt dễ ăn, cùng với phần tôm tươi được bóc vỏ ngọt thơm. Đây là lựa chọn của nhiều thực khách.
Ngoài ra, thực khách có thể kích thích vị giác với mì tomyum kiểu Mama Thái với vị chua cay riêng biệt, trước khi tráng miệng bằng một phần xôi xoài ngọt béo để cân bằng vị giác.
Hiện tại, Mama Thái mở cả dịch vụ giao hàng cho những thực khách bận rộn, không có thời gian nấu nướng và di chuyển nhưng cần “nạp năng lượng” một cách nhanh chóng, tiện lợi.
Giờ mở cửa: 24/7, sau 22h chỉ bán món khô và nước chính.
Địa chỉ: 150/8B Nguyễn Trãi, Bến Thành, quận 1, TP.HCM.
Lee’s Lounge
Lee’s Lounge là chốn yên tĩnh giữa Sài thành nhộn nhịp. Lần đầu đến quán, thực khách có thể bất ngờ với lối vào như kệ sách, được mở ra chỉ với một cú chạm nhẹ.
Lee’s Lounge mang phong cách Hong Kong hiện đại kết hợp nét cổ điển, tạo nên một không gian cực “chill” và lãng mạn. Quán có trình diễn acoustic mỗi cuối tuần để khách được cảm nhận sự tinh tế, nhẹ nhàng đến từ không gian, đồ uống kết hợp những điệu nhạc du dương.
Tại đây, các món signature cocktail được làm cầu kỳ cả mùi vị lẫn hình thức bằng những kỹ thuật pha chế hiện đại như sous vide, cocktail air, cocktail smoke,… Bên cạnh đó, các món nhắm mang đậm phong cách xứ hương cảng như ốc móng tay sốt tỏi ớt Quảng Đông, sụn gà trứng muối, cá cơm rang muối cháy tỏi, chóp cánh gà sốt tỏi cay,… cũng là điểm cộng.
Giờ mở cửa: 17h30-24h.
Địa chỉ: 22B Nguyễn Thị Diệu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.
Lee’s Lounge sở hữu không gian ấm cúng, những món cocktail được pha chế hiện đại.
Phố Nướng Hương Quê
Miền Tây không chỉ gắn với hình ảnh một vùng đất trù phú mà còn cả những món ăn ngon. Phố Nướng Hương Quê có thực đơn hấp dẫn mang phong vị Nam Bộ, cùng không gian gần gũi, bình dị.
Những món đặc sản vùng miền như gà nướng siêu, đùi dê quay tỏi, nộm su hào tép đồng, cơm lam,… hứa hẹn mang đến trải nghiệm đáng nhớ. Đặc biệt, quán đang triển khai ưu đãi 10% cho nhóm khách gia đình.
Giờ mở cửa: 10h-24h.
Địa chỉ: 201 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM.
Nhiều đặc sản Nam Bộ được phục vụ tại Phố Nướng Hương Quê.
Eien
Với lối thiết kế độc đáo như một hoàng cung Nhật Bản thu nhỏ, Eien khơi dậy mong muốn khám phá trong mỗi vị khách khi tới đây. Điểm nhấn tại quán là hình ảnh búp bê Hina – biểu tượng của may mắn và sức khỏe – được đặt ở vị trí đẹp nhất trong quán.
Phong cách cổ điển Nhật gây ấn tượng với thực khách của Eien.
Thực khách có thể vừa trò chuyện, vừa thưởng thức đồ uống tại quầy pha chế theo phong cách cổ điển Nhật. Đặc biệt, tầng 1 là không gian để các cặp đôi hẹn hò, tổ chức tiệc thân mật, mang đến sự kết nối chân thành như thông điệp “duyên lành – vĩnh cửu” quán muốn truyền tải.
Giờ mở cửa: 10h-14h và 18h-22h.
Địa chỉ: 146/6, Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM.
Bánh lá dừa, thơm ngon đặc sản miền Tây Nam Bộ
Những chiếc xuồng ba lá thoăn thoắt lướt đi, phía trước là rổ bánh lá dừa quê bình dị mà đỡ lòng cho người nông dân trước lúc ra đồng hay cho mấy trẻ học trò trên đường xa đến lớp.
Mời anh mua bánh lá dừa/ Bánh này em gói nếp mùa thiệt ngon.
Anh mua về đãi bà con/ Bánh em nóng hổi ngọt ngon hơn đường.
Cứ mỗi buổi sáng, khi ánh mặt trời vừa hừng đông, dọc theo các bờ sông, con rạch miền Tây Nam bộ người ta thường nghe vẳng vẳng câu hò rao bánh ngọt lịm của cô gái nhà quê như vậy.
Như tên gọi của nó, loại bánh này được người ta dùng đọt lá dừa non, hoặc đọt cà bắp (cây dừa nước non chưa nở thành tàu lá) để gói bánh. Nguyên liệu chính để gói bánh là nếp, chuối hoặc đậu xanh và cơm dừa nạo để làm nhưn (nhân) bánh.
Để gói bánh, phải chuẩn bị từ bữa trước. Nếp rặt không để lộn với gạo, chọn loại dẻo như giống nếp bầu, nếp mỡ, nếp bà bóng, đem ngâm qua đêm. Để nếp mau mềm người ta có thể cho thêm ít khóm vào ngâm chung. Sáng hôm sau người ta té nước vài lượt rồi để nếp cho ráo.
Đậu trắng hoặc đậu đen ngâm mềm vo, tẻ bỏ vỏ ngoài. Dừa khô nạo lấy cơm, vắt nước cốt ra riêng để trộn vào nếp. Còn xác cơm dừa còn lại bằm nhuyễn trộn với đậu xanh cà ngâm vo, bỏ vỏ đã nấu nhừ rồi nêm hành lá, muối, vo thành viên để làm nhưn.
Loại bánh lá dừa gói với nhưn này gọi là bánh nhưng đậu hay bánh nhưng mặn. Đơn giản hơn thì dùng chuối xiêm chín lột vỏ, cắt trái chuối ra hai phần, ướp thêm ít đường cát để làm nhưng, gọi là bánh lá dừa nhưng chuối.
Khi nếp ráo, đổ nước cốt dừa vô bắc lên chảo xào sơ qua cho nếp chín một phần, nước cốt thấm vào tăng thêm vị béo. Để có vị bùi, người ta còn có thể cho thêm đậu trắng hoặc đậu đen vô nếp, xáo trộn cho đều.
Chuẩn bị xong nếp, nhưn, người ta tước lá dừa lấy từ đọt dừa non, hoặc đọt cà bắp. Lá dừa có dạng bản hẹp nhưng dài. Lá dùng gói bánh phải nguyên và không bị sâu. Lá được rửa sạch, sau đó phơi nắng (hoặc nhúng nước sôi và lau khô) sao cho lá hơi héo để dễ gói bánh và không bị rách.
Dùng tay cuộn lá lại thành hình trụ ống, cho một phần nếp vào, để nhưn lên lại đổ nếp vào tiếp rồi bóp lại, cột bánh bằng dây lạt cà bắp hoặc dây lát chẻ phơi khô.
Theo kinh nghiệm dân gian thì nếu gói quá chặt, bánh sẽ chín không đều do phần nếp phía bên trong không hấp thu đủ nước khi nấu hoặc khi hạt nếp trương nở sẽ làm bể bánh. Nhưng nếu gói lỏng tay, khi nấu bánh bị nong nước, hạt nếp sẽ rời rạc và bánh trở nên nhão mềm không ngon. Gói từ vài ba chục đến trăm bánh thì bắt đầu nấu bánh.
Lấy lá dừa lót thành lớp mỏng dưới đáy nồi để tránh bánh bị cháy khét. Xếp bánh vào nồi, đổ nước ngập mặt bánh, phủ thêm một lớp lá dừa trên bề mặt, sau đó đậy kín rồi nổi lửa nấu bánh. Cần chú ý luôn để bánh ngập trong nước. Chừng nào hột nếp bên trong dính quện vào nhau là bánh đã chín. Muốn bảo quản lâu, khi vớt ra phải rửa bánh qua nước lạnh cho hết nhựa, để ráo và treo lên.
Bánh lá dừa được dùng nóng hay nguội tùy vào sở thích mỗi người. Bánh khi ăn có vị mặn nhẹ của muối, vị béo của dừa, cái dẻo của nếp, cái bùi của hạt đậu kết hợp với cái riêng của từng loại nhân cùng hương nếp thơm. Tất cả hòa quyện vào nhau làm cho người ăn cảm nhận được hương vị tao nhã và mộc mạc của bánh.
Tuổi thơ tôi đầy ắp những lời rao, mà có lẽ "Ai ăn bánh lá dừa hôn!" luôn ẩn chứa bao kỷ niệm của trẻ thơ miền Tây sông nước. Thoảng theo hương thơm dịu nhẹ của nếp, vị ngọt của chuối, vị béo của dừa người ăn bánh như thấy lòng chợt thanh thản, quay về hương quê dạt dào tình thương mến!
Cơm chiên cá mặn đậm đà hấp dẫn Cơm chiên cá mặn là một đặc sản của Nam Bộ được nhiều người yêu thích, dưới đây là cách làm cơm chiên cá mặn bạn có thể tham khảo. Nguyên liệu - Cơm trắng - Cá muối mặn (có thể chọn cá thu muối hoặc cá chét muối) - 1 quả trứng muối - Hành tây - Tỏi - Hành lá -...