6 chiếc bút chì đắt nhất có thể mua bằng tiền
Không phải dòng công nghệ cao nhưng những chiếc bút chì dưới đây có mức giá khiến người mua phải giật mình, theo Inc.com.
1. Bút chì Apple
Một trong những sản phẩm bổ sung dành cho iPad được đồn thổi nhiều nhất trong thời gian gần đây có thiết kế khá lỗi thời. Bút chì Apple mới được ra mắt và có giá bán lẻ 99 USD.
Sản phẩm này hứa hẹn sẽ cạnh tranh trực tiếp với wacom, đồng thời thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng iPad và các ứng dụng tiên tiến hơn dành cho việc viết vẽ trên máy tính bảng.
2.”Bút chì hoàn mỹ” của Graf von Faber-Castell
Ảnh: Courtesy company.
Với mức giá “trên trời” là 10.000 USD, phiên bản giới hạn “bút chì hoàn mỹ” của Graf von Faber-Castell được phát hành vào năm 2001.
Thiết kế đặc trưng của sản phẩm là nắp vàng trắng 18 carat và 3 viên kim cương 0,5 carat. 99 nhà văn giàu có trên thế giới là những người được đặt dấu vân tay trên bộ sưu tập này.
3. Bút chì kim siêu cơ Tombow Centennial phiên bản Limited Edition
Ảnh: Courtesy company.
Phiên bản bút chì kim có giá 75 USD được chế tạo vào năm 2013 để kỷ niệm 100 năm thành lập Tombow – một hãng sản xuất bút và bút chì của Nhật Bản. Loại bút này có 3 màu là bạc, đồng và đỏ.
4. Hộp bút chì phiên bản miền Nam của Draper James
Ảnh: Courtesy company.
Hộp bút chì 6 chiếc được sản xuất bởi thương hiệu Southern lifestyle của nữ diễn viên Reese Witerspoon. Giá bán lẻ mỗi hộp là 14 USD hoặc một cây 2,33 USD.
Trên mỗi cây bút có khắc những dòng chữ với lời hay ý đẹp theo kiểu cổ điển của người miền Nam như “oh my stars” hay “thank you ma”am”.
Video đang HOT
5. Staedtler Mars Lumograph 100
Ảnh: Courtesy company.
Những chiếc bút chì được tạo ra bởi hãng bút chì 180 năm tuổi đến từ Đức – Staedtler, có giá bán lẻ 24 USD cho một gói 12 chiếc. Chất lượng gỗ của các sản phẩm này đến từ những cánh rừng nhiệt đới được quản lý vô cùng nghiêm ngặt.
6. Palomino Blackwing 602
Ảnh: Courtesy company.
Hãy thử nghiệm phiên bản hiện đại của những chiếc bút chì được yêu thích nhất của John Steinbeck, Truman Capote và những nhà văn khác. Mức giá của sản phẩm có lúc đã lên đến 40 USD một chiếc trên eBay. Nhưng hiện tại, giá giảm còn 21,95 USD cho 12 chiếc.
Theonews.zing.vn
F-22 Raptor - "Sát thủ tàng hình" có giá đắt nhất hành tinh
Với mức giá 200 triệu USD, F-22 Raptor của Không quân Mỹ được mệnh danh là máy bay tiêm kích đắt nhất hành tinh và siêu chiến đấu cơ nguy hiểm nhất thế giới.
Lockheed Martin F-22 Raptor (Chim ăn thịt) là một máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ 4. Ban đầu nó được thiết kế để trở thành một máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không trước Không quân Xô viết, nhưng cũng được trang bị cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu.
Với giai đoạn phát triển bị kéo dài, nguyên mẫu loại máy bay này được định danh YF-22, sau đó là F/A-22 trong suốt ba năm trước khi chính thức phục vụ Không lực Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 2005 với tên chính thức F-22A. Lockheed Martin là nhà thầu chính và chịu trách nhiệm chính về khung, các hệ thống vũ khí, và lắp ráp hoàn thành chiếc F-22. Boeing cung cấp cánh, khung đuôi và các hệ thống điện tử tích hợp.
Chỉ có 187 chiếc F-22 được chế tạo và biên chế vào lực lượng không quân Hoa Kỳ dù kế hoạch ban đầu là 750 chiếc. F-22 bị cắt giảm số lượng đặt hàng vì gặp phải nhiều vấn đề và giá quá cao. Năm 2011, dây chuyền sản xuất F-22 đã đóng cửa.
F-22 được trang bị hai động cơ phản lực cánh quạt đẩy có buồng đốt phụ Pratt & Whitney F119-PW-100 tích hợp bộ phận điều chỉnh hướng phụt. Hướng điều chỉnh luồng khí chỉ theo chiều lên xuống, với tầm thay đổi 20 độ. Lực đẩy tối đa được bảo mật, dù đa số các nguồn tin cho rằng nó khoảng 35.000 lbf (156 kN) cho mỗi động cơ.
Tốc độ tối đa được ước tính là Mach 1.72 khi bay ở chế độ siêu tốc và không mang vũ khí ngoài; khi sử dụng các buồng đốt hai lần, tốc độ "lớn hơn Mach 2.0" (2.120 km/h), theo Lockheed Martin. Raptor có thể dễ dàng vượt quá các hạn chế tốc độ thiết kế, đặc biệt ở tầm thấp; cảnh báo tốc độ tối đa giúp ngăn phi công vượt quá các giới hạn đó.
Dù nhiều loại máy bay chiến đấu phương Tây gần đây đã có những biện pháp áp dụng khiến chúng ít khả năng bị thám sát bằng ra-đa hơn, như sử dụng vật liệu hấp thụ ra-đa hình chữ S trên các ống hút khí nhằm che quạt nén khí phản hồi sóng ra-đa, thiết kế chiếc F-22A nhấn mạnh hơn trên mục đích biến chiếc máy bay trở thành khó bị thám trắc hơn so với các bản thiết kế máy bay chiến đấu trước đó.
Máy bay tàng hình trước kia đã gặp phải vấn đề bố trí vật liệu vì các vật liệu hấp thụ ra-đa và các lớp phủ vốn phải bảo dưỡng rất thường xuyên và hay gặp vấn đề với các điều kiện thời tiết. Không giống như chiếc B-2, đòi hỏi phải được đậu trong những nhà chứa có điều hòa nhiệt độ, chiếc F-22 có thể được bảo dưỡng tại các nhà chứa thông thường. Hơn nữa, chiếc F-22 có một hệ thống cảnh báo (được gọi là "Hệ thống đánh giá tín hiệu" (Signature Assessment System)) với những đồng hồ cảnh báo khi sự hư hỏng diễn ra và tín hiệu radar máy bay ở mức yêu cầu được bảo dưỡng kỹ lưỡng hơn.
Đặc điểm kỹ thuật (F-22 Raptor)
- Đội bay: 1 người.
- Chiều dài: 62 ft 1 in (18.90 m).
- Sải cánh: 44 ft 6 in (13.60 m).
- Chiều cao: 16 ft 8 in (5.10 m).
- Diện tích cánh: 840 ft (78.04 m).
- Cánh: gốc NACA 64A?05.92, mũi NACA 64A?04.29
- Trọng lượng rỗng: 43.340 lb (19.700 kg).
- Trọng lượng toàn tải: 55.352 lb(25.107 kg).
- Trọng lượng cất cánh tối đa: 83.500 lb (38.000 kg).
- Động cơ (phản lực): Pratt & Whitney F119-PW-100
- Kiểu phản lực: phản lực cánh quạt với ống phản lực có thể đổi hướng.
- Số lượng động cơ: 2
- Lực đẩy: 35.000 lb (160 kN).
- Tốc độ tối đa: Mach 2,25 (1,500 mph, 2,560km/h).
- Siêu hành trình (supersonic airspeeds):>Mach 1.72 (1.140 mph, 1.830 km/h).
- Tầm hoạt động tối đa: 1.850 mi (1.600 nm, 2.960 km) (khi không mang vũ khí và chứa tối đa nhiên liệu cùng với 2 thùng nhiên liệu phụ).
- Bán kính chiến đấu: 759 km (khi mang đủ vũ khí)
- Trần bay: 65.000 ft (18.000 m).
- Tốc độ lên cao: mật
- Chất tải: 66 lb/ft (322 kg/m).
- Tỉ lệ lực đẩy/trọng lượng: 1.26.
- Tính năng khác: Tải gia tốc trọng trường g tối đa: -3/ 9.5
- Trang bị vũ khí:
- Súng: 1 20 mm (0.787 in) M61A2 Hỏa thần súng gatling ở mạn phải cánh, 480 viên.
- Vũ khí khi chiến đấu trên không:
- 6 tên lửa rada dẫn đường AIM-120 AMRAAM
- 2 tên lửa tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder
- Vũ khí khi oanh kích mặt đất:
- 2 AIM-120 AMRAAM
- 2 AIM-9 Sidewinder
- 2 1.000 lb Bom tấn công ghép nối trực tiếp - Joint Direct Attack Munition hay
- 2 Bom chùm tùy chỉnh theo hướng gió - Wind Corrected Munitions Dispensers hay
- 8 250 lb Bom đường kính nhỏ GBU-39 SDB
- Điện tử:
- Ra-đa: 125-150 dặm (200-240 km) với các mục tiêu 1 m (tầm ước tính)
Phan Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Tử huyệt của chiến đấu cơ đắt nhất trong lịch sử Phụ thuộc vào hệ thống dẫn đường tầm xa bằng vệ tinh trong khi năng lực không chiến tầm gần yếu là nhược điểm mà đối phương có thể khai thác và tiêu diệt chiến đấu cơ F-35. F-35 là cỗ máy tối tân cho những cuộc không chiến tầm xa. Ảnh: U.S Air Force Những ngày gần đây, đặc tính kỹ chiến...