6 chất gây ung thư tiềm ẩn xung quanh chúng ta
Nhận biết các chất ung thư xung quanh ta để tránh chúng là cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Styrene có trong hộp xốp
Mức nguy hiểm: 1
Theo báo cáo nghiên cứu của Chương trình độc chất học quốc gia của Mỹ, styrene là một chất gây ung thư, có thể phá hủy DNA trong cơ thể người. Styrene được dùng nhiều để sản xuất các loại hộp xốp, nhất là các loại hộp đựng thức ăn, bát, đũa, cốc dùng 1 lần…
Cách phòng ngừa: Hãy tránh xa hoặc hạn chế sử dụng các các sản phẩm này bằng cách tránh làm nóng thức ăn trong những vật liệu nhựa chứa chất polystyrene, đặc biệt là thực phẩm chiên nóng. Nếu đựng các loại thực phẩm này, ở nhiệt độ cao chất styrene trong hộp, cốc… có thể được giải phóng và gây độc.
Formaldehyde trong áo sơ mi không nhăn
Formaldehyde có thể làm cho áo sơ mi nhăn trông sắc nét và phẳng hơn, nhưng nó có thể đe dọa sức khỏe của bạn. Có bằng chứng cho thấy, formaldehyde có thể dẫn tới ung thư mũi và các khối u trong hệ thống hô hấp.
Cách phòng ngừa: Hãy chọn những chiếc sơ mi bình thường, nếu bạn mặc áo sơ mi không nhăn, trước khi mặc lần đầu hãy giặt sạch chúng. Cục bảo vệ môi trường Mỹ khuyến cáo rằng, giặt sạch trước khi mặc đối với những chiếc áo sơ mi không nhăn có thể giảm tới 60% hàm lượng formaldehyde.
Video đang HOT
Dioxane (dioxan) có trong chất tẩy rửa
Mức nguy hiểm: 3
Năm 2011, Tổng chức Môi trường Thế giới phát hiện, trong chất tẩy rửa có chứa chất gây ung thư là dioxane. Theo cơ quan này, trong khi chất tẩy rửa loại bỏ chất bẩn thì chúng cũng lưu lại các chất có độc dẫn tới ung thư là dioxane.
Biện pháp phòng ngừa: Lựa chọn các chất tẩy rửa thân thiện với môi trường, học cách đọc nhãn ghi thành phần của chất tẩy rửa. Nếu sản phẩm có các thành phần như polyethylene, polyethylene glycol, polyetylen oxit thì đều có khả năng chứa dioxane và bạn nên tránh chúng.
Acrylamide có trong khoai tây chiên, bánh rán
Mức nguy hiểm: 3
Khi những thực phẩm giàu carbonhydrate như khoai tây chiên, bánh rán được chiên rán dưới nhiệt độ cao, thường sẽ giải phóng ra acrylamide, nó sẽ gây đột biến DNA của con người, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư.
Biện pháp phòng ngừa: Khi chế biến khoai tây, bạn cần chú ý về nhiệt độ và thời gian chế biến. Nếu thực sự muốn ăn đồ chiên rán, đừng chiên chúng thành quá chín và chuyển sang màu nâu. Trước khi chiên khoai tây, hãy ngâm chúng trong nước khoảng 2 giờ, cách này có thể giảm một nửa lượng acrylamide.
Nitrosamine có trong thuốc lá, thịt xông khói
Mức nguy hiểm: 4
Hợp chất nitrosamine có thể gây ung thư. Ngay cả thuốc lá điện tử cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, muối nitrit trong xúc xích, thịt xông khói, lạp sườn có thể phản ứng với axit dạ dày, sinh ra chất nitrosamine.
Cách phòng ngừa: Cho dù bạn hút thuốc lá loại gì đều phải cai thuốc. Ngoài ra nên hạn chế ăn các món ướp muối, xông khói, thay đổi cách chế biến thịt, luộc hoặc nấu sẽ an toàn hơn chiên rán.
Asen có trong gạo lứt
Mức nguy hiểm: 5
Một cuộc khảo sát về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng được Hiệp hội nhà tiêu dùng Mỹ tiến hành phát hiện, hàm lượng asen trong gạo lứt đều cao hơn so với gạo trắng. Asen sẽ làm suy giảm chức năng hệ thống hồi phục của cơ thể, nên khi các tế bào bị tổn thương, DNA không thể phục hồi như ban đầu, dễ biến thành ung thư.
Cách phòng ngừa: Trước khi nấu, vo sạch gạo, khi vo, tỷ lệ nước và gạo tối thiểu là 6:1. Ngoài ra, chỉ nên ăn gạo lứt 2 lần/tuần.
Theo VNE
Miếng dán tan mỡ, hiệu quả ra sao?
Gần đây trên thị trường xuất hiện miếng dán tan mỡ thu hút sự quan tâm của nhiều phụ nữ. Thực tế hiệu quả của sản phẩm này ra sao?
Miếng dán tan mỡ được quảng cáo là nơi "quy tụ" các loại thuốc từ thiên nhiên. Khi sử dụng, chỉ cần tách miếng dán ra khỏi lớp giấy bảo vệ, dán ở khu vực xung quanh rốn. Mỗi ngày dùng một miếng, dán từ 12-24 tiếng. Theo hướng dẫn, nên dán vào ban đêm vì trong khi ngủ, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, là lúc cơ thể tích trữ mỡ. Lúc này miếng dán sẽ đốt cháy mỡ thừa, ngăn chặn được sự tích mỡ, giảm hàm lượng calo trong cơ thể...
Một sản phẩm tương tự cũng được quảng cáo có công dụng "thần kỳ" bởi sử dụng hệ thống rung động điện từ. Khi dán, tạo ra các xung mạch mô phỏng các tín hiệu thần kinh, kích thích các thần kinh vận động nằm dưới cơ bắp, khiến cơ bắp co giãn mà không cần luyện tập.
Miếng dán này được quảng cáo chỉ cần dán quanh rốn sẽ có tác dụng tan mỡ
BS Ngô Anh Kiệt - Trưởng khoa Thẩm mỹ Bệnh viện Triều An cho biết, hiện có các kỹ thuật hỗ trợ cho việc làm tan chảy mỡ dưới da bụng gồm: Laser, RF (Radio frequency)... đều có thể phá hủy lớp mỡ ở những mức độ khác nhau. Ngoài ra, thuốc chích tan mỡ (axít mật) cũng được ứng dụng. Về mặt cơ chế, mỡ tan chảy bằng các công nghệ này đều được hấp thu qua đường bạch huyết và được đào thải bằng đường tiêu hóa và đường niệu. Hiện tại trong ngành thẩm mỹ chưa có công nghệ hỗ trợ hoặc dụng cụ nào có thể tan mỡ thông qua lỗ chân lông. Dù thành phần trong miếng dán là gì cũng khó có thể thấm xuống các lớp mỡ sâu được. Riêng với loại miếng dán tan mỡ có hệ thống rung điện từ gây kích thích co cơ bên dưới, chỉ có tác dụng massage và tăng tuần hoàn tại chỗ chứ không hề gây tiêu hao năng lượng và làm tan mỡ.
BS Trần Thế Viện - giảng viên Bộ môn Da liễu Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, sản phẩm dùng đắp, dán vào da có thể chứa các chất gây độc cho da, thận, tiêu hóa, thần kinh... Một số loại khác có chứa hydroquinone hoặc chất gây ung thư đã cấm sử dụng ở châu Âu. Riêng với miếng dán tan mỡ có chứa thảo dược, hóa dược, chất bảo quản, tạp chất... sẽ có thể gây dị ứng cho người sử dụng. Có người dị ứng chỉ xảy ra sau 24 giờ, nhưng cũng có người sau một tuần đến vài tháng, thậm chí đến vài năm sử dụng mới xuất hiện dị ứng. Ngoài các phản ứng trên da, những chất chứa trong miếng dán có thể gây tương tác thuốc với các thuốc mà người sử dụng đang dùng để điều trị một bệnh nào đó. Đừng lầm tưởng khi sử dụng không xảy ra hiện tượng gì thì sản phẩm đó là chất lượng, an toàn.
BS Huỳnh Tấn Vũ - Khoa Y học cổ truyền Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, rốn là nơi từng nối với nhau thai. Theo Đông y, ở ngay lỗ rốn (khuyết), là nơi chứa thần khí. Khi dán miếng dán tại khu vực quanh rốn với thời gian kéo dài từ 12-24 tiếng, liên tục nhiều ngày sẽ làm rốn bị lạnh, tích tụ mồ hôi, có thể dẫn đến viêm nhiễm. Nếu rốn bị lạnh đúng vào chu kỳ kinh nguyệt, sẽ làm mạch máu vùng chậu co rút, kéo dài kỳ kinh, gây đau bụng kinh.
Mộc Ly
Theo PNO
Ăn phao câu gà, vịt không bổ như lời đồn "Nhất thủ nhì vĩ", nhiều người vẫn cho rằng ăn gà, vịt quý nhất là đầu, thứ hai phao câu. Tuy nhiên các nhà khoa học khuyến cáo ăn nhiều phao câu gia cầm về lâu dài dễ mắc bệnh. Cách chữa viêm họng hạt Ăn phao câu gà, vịt nhiều dễ mắc bệnh. Ảnh: webphunu. Theo khuyến cáo của các nhà khoa...