6 chất độc hại tiềm ẩn xung quanh bạn
Việc tiếp xúc với các chất độc hại mỗi ngày khiến bạn tăng nguy cơ ung thư, rối loạn hormon và có khả năng mắc nhiều bệnh tật khác.
Dưới đây là 6 chất độc hại tiềm ẩn xung quanh bạn:
1. Triclosan trong các sản phẩm diệt khuẩn
Nghiên cứu của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ (ACS) khẳng định rằng 2 hoạt chất phổ biến trong xà bông diệt khuẩn và cả một số loại kem đánh răng, là triclosan và triclocarban có thể đặc biệt gây hại cho thai nhi ở phụ nữ đang mang thai. Ngoài ra, hóa chất này còn có thể gây tổn thương cho gan; phá hủy hệ thống hormone tuyến giáp (hệ thống hormone quan trọng rất cần thiết cho phát triển của cơ thể), có thể gây ra ung thư.
Triclosan được sử dụng khá phổ biến như một chất kháng khuẩn có trong xà phòng, mỹ phẩm và các sản phẩm làm sạch như sữa tắm, sữa rửa mặt. Theo các nhà nghiên cứu, chúng ta nên lựa chọn các sản phẩm diệt khuẩn có thành phần cồn thay cho các loại sản phẩm chứa triclosan độc hại.
2. Bisphenol A (BPA) trong chai nhựa
Nghiên cứu mới do đại học Cincinnati (UC) thực hiện cho thấy hóa chất được sử dụng để chế tạo nhựa cứng – bisphenol A (BPA) – là nguy cơ gây ra hội chứng chuyển hóa và các hậu quả không tốt cho sức khỏe. Thành phần Bisphenol A (BPA) có trong hầu hết các sản phẩm đóng hộp và chai nhựa đã được chứng minh là có khả năng gây rối loạn hormone và tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, bạn nên lựa chọn các sản phẩm gia dụng được chứng nhận không có thành phần BPA độc hại.
Việc tiếp xúc với các chất độc hại mỗi ngày khiến bạn tăng nguy cơ ung thư rối loạn hormon và có khả năng mắc nhiều bệnh tật khác. (Ảnh Sggp)
3. Thủy ngân trong thực phẩm
Chất độc này thường được tìm thấy trong cá và các loại hải sản khác. Từ lâu, nguy cơ thực phẩm bị ô nhiễm đã đáng báo động, ngày nay người ta tìm thấy số lượng cá và thủy hải sản nhiễm thủy ngân càng cao hơn. Chất độc này có khả năng gây tổn thương não và toàn bộ hệ thần kinh.
Video đang HOT
4. Phthalates trong hóa mỹ phẩm
Đây là một loại hóa chất rất phổ biến, nó là thành phần của các loại sản phẩm tẩy rửa gia dụng và các sản phẩm có hương thơm tổng hợp; mỹ phẩm; bao bì thực phẩm…
Điều đáng lo ngại là những tác động tiêu cực của chất này lên cơ thể người như gây rối loạn hormone, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ, là chất có khả năng gây ra các vấn đề về sinh sản, làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới đồng thời có thể góp phần gây ra bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường.
5. PBDEs trong đồ gia dụng, đồ điện tử
PBDEs là các hoạt chất chống cháy được sử dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất làm nên thành phẩm thiết bị điện tử. Chất này cũng được tìm thấy trong các sản phẩm đồ nội thất bọc nệm, màn cửa và các sản phẩm dệt may như thảm lót.
Các nhà nghiên cứu đã nêu rõ các ảnh hưởng của PBDEs đến khả năng phát triển trí não của trẻ em đồng thời nhiều số liệu cũng cho thấy chất này có thể liên quan đến bệnh tăng động.
6. Chì trong hóa mỹ phẩm
Rất nhiều sản phẩm gia dụng chứa thành phần kim loại độc hại này, đặc biệt là các loại sơn. Thậm chí các loại mỹ phẩm danh giá đắt tiền nhất cũng chứa chì và có khả năng gây tổn hại cho sức khỏe của chị em phụ nữ. Chì rất độc hại cho não và hệ thần kinh, nó làm giảm chỉ số IQ, gây rối loạn thần kinh trung ương, tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh ở trẻ em như tăng động.
Theo Trí Thức Trẻ
8 điều cần tránh nếu muốn có con
Có những cặp đôi cố mãi vẫn không có "tin vui" trong khi những người khác dễ dàng có được. Nếu muốn công cuộc có con được dễ dàng, bạn nên tránh những điều sau:
Ảnh minh họa: internet
Tiếp xúc hóa chất độc hại
Môi trường ô nhiễm và các chất độc hại ngấm ngầm đe dọa sự an toàn cho đứa con của bạn. Tiếp xúc nhiều với chất độc hại không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, thậm chí còn gây dị tật thai nhi, quái thai.
Do đó, hãy tránh để cơ thể tiếp xúc với những chất độc hại, ăn thức ăn từ nguồn sản xuất ô nhiễm, lượng hóa chất tồn dư cao. Hãy gọt vỏ trước khi ăn và ngâm rửa rau quả kỹ trước khi chế biến.
Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, uống rượu và hóa chất như sơn, tẩy rửa... thì nên lập tức dừng lại. Các chất này gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng thụ thai, dễ gây đẻ non hoặc các dị tật.
Nếu bạn đang sống trong một khu vực ô nhiễm, nhất là ô nhiễm hóa chất, hãy chắc chắn nguồn nước và nguồn thức ăn bạn sử dụng được an toàn. Nếu có điều kiện, bạn nên dành nhiều thời gian đi du lịch hay nghỉ dưỡng ở các vùng có không khí trong lành để tránh xa càng lâu càng tốt với không khí ô nhiễm.
Mới ngừng thuốc tránh thai
Nếu muốn tỉ lệ mang thai thành công thì bạn phải có ít nhất ba chu kì kinh bình thường khi không dùng thuốc tránh thai. Các dụng cụ tránh thai như đặt vòng trong cổ tử cung cũng nên được lấy ra từ trước khi thụ thai 3-6 tháng.
Quá béo hoặc gầy
Nếu bạn thừa cân thì một lời khuyên cho bạn là hãy giảm bớt vài cân trước khi việc bạn cố gắng có em bé nhé, vấn đề về cân nặng , thừa hoặc thiếu cân cung ảnh hưởng tới vấn đề mang thai của bạn. Những thức ăn giàu kẽm như thịt đỏ và ngủ cốc sẽ làm giúp tăng lương tinh trùng.
Căng thẳng
Căng thẳng là kẻ thù của quá trình mang thai. Theo nghiên cứu của Viện tâm lý - Đại học Hoàng gia Anh, trẻ sinh ra bởi phụ nữ bị căng thẳng tinh thần khi mang thai sẽ có sức khỏe yếu ớt, trẻ dễ bị mắc các bệnh như hen suyễn, các chứng sưng viêm. Tình trạng căng thẳng càng kéo dài thì nguy cơ mắc bệnh cho trẻ càng cao. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng cũng góp phần gây khó khăn cho quá trình thụ thai cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ khi mang thai.
Do đó, một khi đã xác định sẽ có em bé, mẹ phải học cách tự chăm lo sức khỏe, tinh thần cho bản thân. Hãy sắp xếp công việc hợp lý, sắp xếp ổn thỏa về mặt tài chính, giải quyết các rắc rối đang có để trong quá trình mang bầu, bạn luôn cảm thấy thoải mái, tự tin, thư giãn.
Bệnh nhiễm trùng
Khi bạn đang cố gắng có thai, hãy tránh không để mắc bệnh nhiễm trùng. Không nên dùng các loại sản phẩm chưa được tiệt trùng như phô mai, sữa, thịt, gỏi, cá sống... Những thực thẩm này tiềm ẩn vi khuẩn nguy hiểm có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu.
Hãy rửa tay bằng xà phòng, nhất là trong các trường hợp sau khi đi vệ sinh; sau khi tiếp xúc với thịt sống, trứng sống, rau củ chưa được rửa sạch; sau khi làm vườn hoặc tiếp xúc với bụi đất; sau khi vuốt ve thú nuôi; sau khi thăm và tiếp xúc với người bệnh... nấu chín thức ăn, tránh tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm như rubella, thủy đậu...
Suy dinh dưỡng
Khi chưa chuẩn bị một nền tảng sức khỏe vững chắc, bạn cần cân nhắc việc mang thai. Lượng dưỡng chất mà cơ thể bạn cần luôn tăng gấp đôi và gấp nhiều lần hơn nữa khi mang thai. Một khi bạn chưa đủ chất để nuôi bản thân mình khỏe mạnh thì không thể nuôi dưỡng một bào thai khỏe mạnh, cả về thể chất và trí tuệ. Ngoài ra, sức khỏe không đảm bảo còn gây khó khăn cho việc thụ thai.
Vì vậy, nếu bạn quá gầy, thường xuyên bị suy nhược, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt... rất có thể bạn đang bị thiếu chất, suy dinh dưỡng. Hãy bổ sung cân bằng các nhóm thực phẩm protein, chất béo, vitamin... Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi phải nạp nhiều năng lượng hơn, thậm chí là chán ăn, hãy thường xuyên thay đổi thực đơn và ăn nhiều bữa ăn phụ. Nếu vẫn không khả quan, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
"Quan hệ" quá thường xuyên
Việc bạn nôn nóng mang thai nhanh không đồng nghĩa với việc bạn quan hệ nhiều lần, mà bạn hãy quan hệ vào đúng thời điểm những ngày trứng rụng thì tỉ lên sẽ cao hơn. Việc bạn vội vàng, quan hệ với tần xuất cao sẽ là cho đối tác tinh trùng bị cạn kiệt, hãy cho bạn và người ấy có thời gian nghĩ ngơi, quan hệ với tần suất vừa phải sẽ tốt hơn cho việc muốn có con nhanh.
Không nắm được ngày trứng rụng
Chu kì kinh nguyệt giúp bạn biết được thời điểm nào trứng rụng vì đây khoảng thời gian nào bạn sẽ dễ mang thai nhất và cơ hội là rất cao. Thông thường thì chu kì của phụ nữ là 28 ngày nên vào khoảng giữ chua kì tức là khoảng 14 ngày , đây được xem là cơ hội tốt để thành công trong việc mang thai. Có rất nhiều cách để bạn có thể tính chu kì trứng rụng của mình như dựa vào lượng chất nhờ tiết ra ở cổ tử cung nhiều hơn bình thường, đo thân nhiệt hoặc sử dụng dụng cụ dự đoán trứng rụng có trên thị trường.
Theo SKGD
Cách đơn giản để giảm chất độc tại nhà Không nên quét nhà vì sẽ khiến bụi quay trở lại không khí. Thay vào đó, nên lau nhà hoặc hút bụi ít nhất 2 lần mỗi tuần. Giám đốc tổ chức Canadian Partnership for Children's Health and Environment (CPCHE) Erica Phipps cho biết: "Bố mẹ và những người sắp làm bố mẹ cần những lời khuyên thiết thực giúp bảo vệ trẻ...