6 chấn thương cầu thủ thường gặp
Bong gân, rách da, chấn thương gân kheo hay dây chằng, gãy xương là những chấn thương cầu thủ thường gặp khi tranh chấp bóng.
Chấn thương là rủi ro cầu thủ khó tránh khỏi. Dù nặng hay nhẹ, chấn thương đều ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như quá trình thi đấu và tập luyện của một vận động viên.
Chấn thương căng gân kheo
Gân kheo là nhóm gân nằm sau bắp đùi, kết dính nhóm cơ bắp chịu lực ở phía sau với xương. Khi cầu thủ hoạt động với cường độ cao, gân kheo bị kéo căng vượt giới hạn đến mức nào đó sẽ rách. Chấn thương gân kheo là chấn thương phổ biến nhất trong bóng đá, chiếm đến 40% trường hợp.
Chấn thương xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng gần mắt cá chân bị tổn thương. Nguyên nhân có thể do mặt đất không đồng đều hoặc cầu thủ thực hiện những pha xoay người, chạy đổi hướng và giảm tốc độ đột ngột.
Thương tích da có thể đơn giản trầy xước, rách mí, miệng. Nghiêm trọng hơn là vết thương sâu do va chạm giữa các cầu thủ hay đinh giày giẫm gây nên. Những vết thương này sẽ khiến cầu thủ chảy rất nhiều máu, cần phải sơ cứu ngay nhằm tránh mất máu và nhiễm trùng.
Quang Hải nằm trên sân sau khi bị một cầu thủ đội bạn vung tay trúng mắt làm rách da và chảy máu trong trận đấu giữa Olympic Việt Nam và Syria tối 27/8. Ảnh: VTC
Chấn thương dây chằng
Dây chằng gắn xương vào xương khác để ổn định khớp. Chấn thương dây chằng được xếp từ cấp độ một đến 3. Bong gân độ một là tổn thương nhẹ, độ 3 là rách hoàn toàn. Cầu thủ tiếp đất không đúng cách khi nhảy cao hoặc chuyển hướng đột ngột có thể dẫn đến chấn thương này.
Video đang HOT
Gãy xương
Xương có thể gãy đột ngột do lực tác động mạnh hoặc tác động trung bình nhưng lặp lại lâu ngày. Gãy xương là chấn thương nghiêm trọng khi cầu thủ va chạm với nhau trên sân hoặc tiếp đất rất mạnh. Phổ biển là gãy xương bàn chân, ống quyển, xương sườn, xương bàn tay, xương hàm.
Thoát vị
Chấn thương này xảy ra khi vùng xương chậu phải chịu áp lực lớn. Nguyên nhân là cầu thủ sút, di chuyển nhanh hoặc xoay người. Cầu thủ sau đó vẫn có thể tiếp tục thi đấu nhưng chấn thương sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Cách chính xác nhất phân biệt bong gân cổ tay và gãy xương cổ tay để xác định cần phải nhập viện hay không
Làm thế nào để xác định rõ tình trạng của bản thân là bong gân cổ tay hay gãy xương cổ tay?
Nhiều người nhầm tưởng bong gân cổ tay và gãy xương cổ tay
Cùng là chấn thương ở cổ tay, rất nhiều người thường nhầm tưởng bong gân với gãy xương và ngược lại. Theo PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc (Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam), gãy xương cổ tay nghĩa là một trong các xương cổ tay bị gãy. Trong khi đó, bong gân là tình trạng tổn thương của bao khớp, phổ biến nhất là các dây chằng, thường xảy ra sau động tác va chạm quá mạnh nhưng không gây ra trật khớp hoặc gãy xương.
Rất nhiều người thường nhầm tưởng bong gân với gãy xương và ngược lại.
Đôi khi bạn sẽ rất khó phân biệt giữa bong gân cổ tay và gãy xương cổ tay, vì cả hai chấn thương này đều có các triệu chứng như nhau và đều do các chấn thương tương tự gây ra - chống tay khi ngã hoặc cổ tay bị va đập trực tiếp...
Trong thực tế, gãy xương cổ tay cũng thường bao gồm cả bong gân cổ tay. Việc chẩn đoán đòi hỏi phải chính xác. Nếu chẩn đoán sai, chắc chắn bạn sẽ gặp những biến chứng khôn lường bởi hướng điều trị cũng sai cũng như sơ cứu tại chỗ sai hoàn toàn. Chuyện này không phải hiếm gặp. Thực tế thì tai nạn y khoa này vẫn thường xảy ra. Vậy làm thế nào để phân biệt bong gân cổ tay và gãy xương cổ tay?
Phân biệt bong gân cổ tay và gãy xương cổ tay
Theo chuyên gia, để phân biệt bong gân cổ tay và gãy xương cổ tay, chúng ta cần thực hiện xác định theo các bước sau:
Chẩn đoán bong gân cổ tay
- Thử cử động cổ tay và tự đánh giá. Bong gân có thể xảy ra với nhiều mức độ. Trong trường hợp bong gân cổ tay nhẹ (độ 1), các dây chằng bị giãn nhưng không rách đáng kể; trường hợp trung bình (độ 2) chỉ tình trạng rách dây chằng khá nhiều (lên đến 50% số sợi) và có thể mất một số chức năng; trường hợp bong gân nặng (độ 3) chỉ tình trạng rách dây chằng nặng hơn hoặc đứt hoàn toàn.
Bong gân có thể xảy ra với nhiều mức độ.
Ở cấp độ 1 và 2, bạn vẫn có thể cử động bình thường dù đau đớn. Riêng trường hợp 3 thì cử động không ổn định vì dây chằng gắn xương cổ tay bị đứt hoàn toàn. Trường hợp này dễ bị nhầm lẫn với gãy xương cổ tay nhất.
- Xác định kiểu đau. Khi bị bong gân cổ tay, bạn cũng có các mức độ và kiểu đau khác nhau. Ở cấp độ 1, bạn sẽ thấy đau nhẹ, ở cấp độ 2 sẽ đau trung bình đến dữ dội, sưng nhiều hơn. Trong khi đó, bong gân cấp độ 3 ban đầu thường ít gây đau hơn, sau đó sẽ liên tục đau nhói khi tình trạng sưng gia tăng.
- Chườm đá và quan sát phản ứng. Bong gân ở mọi cấp độ đều đáp ứng tốt với liệu pháp chườm đá hoặc chườm lạnh nhờ tác dụng giảm sưng và làm tê các dây thần kinh xung quanh vốn gây đau. Duy trì chườm đá lên cổ tay bị bong gân sau khi chấn thương khoảng 1-2 giờ/ lần, mỗi lần khoảng 10-15 phút giúp giảm đau đáng kể sau 1 ngày, nhờ đó việc cử động cũng dễ dàng hơn. Trái lại, chườm đá khi bị gãy xương cổ tay tuy cũng giúp giảm đau và giảm sưng nhưng các triệu chứng thường quay trở lại sau một lúc được chườm.
Bong gân ở mọi cấp độ đều đáp ứng tốt với liệu pháp chườm đá hoặc chườm lạnh nhờ tác dụng giảm sưng và làm tê.
- Kiểm tra hiện tượng bầm tím vào ngày hôm sau. Bong gân độ 1 thường không gây bầm tím, trừ khi cú va đập mạnh làm vỡ các mạch máu dưới da. Bong gân độ 2 thường kèm sưng, nhưng có thể không bầm tím nhiều - điều này phụ thuộc vào việc chấn thương xảy ra như thế nào. Bong gân độ 3 gây sưng nhiều và thường bầm tím đáng kể vì chấn thương làm đứt dây chằng thường nghiêm trọng đủ để làm vỡ hoặc tổn thương cách mạch máu xung quanh.
- Theo dõi diễn tiến sau vài ngày. Bong gân độ 1 và 2 sẽ được cải thiện đáng kể sau vài ngày. Nếu cổ tay khá hơn, không sưng rõ rệt, có thể cử động mà không thấy đau thì không cần can thiệp y khoa. Nếu vết thương không cải thiện nhiều, thậm chí xấu đi sau vài ngày thì khả năng bạn bị gãy xương, cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Nếu vết thương không cải thiện nhiều, thậm chí xấu đi sau vài ngày thì khả năng bạn bị gãy xương, cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán gãy xương cổ tay
- Quan sát xem có hiện tượng lệch và vẹo không. Cần quan sát kĩ, chú ý từng chi tiết nếu không sẽ rất khó nhận ra. Nếu không có thì bạn có thể yên tâm một phần.
- Xác định kiểu đau. Mức độ và kiểu đau do gãy xương cổ tay cũng tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của chấn thương, nhưng thông thường được mô tả là đau nhói khi cử động và đau nhức khi bất động. Cơn đau do gãy xương cổ tay thường gia tăng khi nắm hoặc siết bàn tay; tình trạng này thường không xảy ra khi bong gân.
- Theo dõi xem các triệu chứng có nặng hơn vào ngày hôm sau không. Nếu với tình trạng bong gân cổ tay, bạn có thể thấy giảm đau hẳn sau vài ngày nếu được nghỉ ngơi và chườm lạnh. Nhưng nếu đã bị gãy xương thì không như vậy, thậm chí thấy đau hơn.
Đừng quên chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) mới có thể xác định chính xác trong hầu hết các trường hợp
Theo PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc, tất cả những thông tin phân biệt bong gân cổ tay và gãy xương cổ tay như trên có thể hướng dẫn bạn tự chẩn đoán. Tuy nhiên, đừng quên chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) mới có thể xác định chính xác trong hầu hết các trường hợp - trừ khi xương gãy đâm qua da. Để yên tâm tuyệt đối, bạn vẫn nên đến thăm khám, chụp X-quang tại những khoa cơ xương khớp uy tín.
Theo Helino
Cầu thủ cần nghỉ ngơi bao lâu sau mỗi trận đấu Các chuyên gia chỉ ra sau mỗi trận đấu, cầu thủ cần nghỉ 72 giờ mới hồi phục hoàn toàn thể lực và tinh thần. Sau trận đấu với Syria tối 27/8, đội tuyển bóng đá Việt Nam có một ngày nghỉ trước khi bước vào trận bán kết Asiad 2018 với Hàn Quốc diễn ra chiều 29/8. Thời gian nghỉ ngơi như...