6 câu hỏi khiến cả thí sinh lẫn khán giả “tụt huyết áp” ở Đường lên đỉnh Olympia
Các câu hỏi đã khiến thí sinh đều chịu thua, “bó tay” vì quá hóc búa, khó hiểu.
Với lịch sử 21 năm phát sóng, chương trình Đường lên đỉnh Olympia được đánh giá là sân chơi trí tuệ, uy tín dành cho học sinh trung học phổ thông, thu hút sự quan tâm lớn của khán giả.
Các câu hỏi yêu cầu thí sinh phải có lượng kiến thức khủng, liên quan tới nhiều lĩnh vực cũng là điểm thu hút lớn của chương trình. Nhiều câu đố mẹo, hài hước, tưởng khó mà lại dễ không tưởng hay căng thẳng “hack não” khiến thí sinh và người xem bất ngờ.
Ví dụ như những câu hỏi dưới đây.
Nếu tổng của hai số tự nhiên là một số lẻ thì tích của chúng có thể là một số lẻ được không?
Trong trận thi tháng 1 – Quý 4 mới đây, thí sinh Công Minh ( THPT chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi) đã nhận được câu hỏi liên quan đến toán học trong phần thi khởi động: “Nếu tổng của hai số tự nhiên là một số lẻ thì tích của chúng có thể là một số lẻ được không?”
Không để MC đọc xong câu hỏi cậu bạn đã nhanh chóng trả lời là “không” và đó là đáp án chính xác, đem về 10 điểm quý giá.
Sau khi chương trình lên sóng, câu hỏi đã được dân tình bàn tán xôn xao và khẳng định rằng sau bao năm học môn Toán thì đến bây giờ mới nhận ra điều này. Trước đó không ít người vẫn nhầm tưởng rằng chỉ cần 2 số tự nhiên, trong đó có 1 số lẻ thì tích có thể là số lẻ.
Khi đi gặp nước xuôi dòng/ Nhẹ nhàng đến bến chỉ trong 4 giờ/ Khi về từ lúc xuống đò/ Đến lúc cập bến 8 giờ hết veo/ Hỏi rằng riêng một khóm bèo/ Trôi theo dòng nước hết bao nhiêu giờ?
Một câu hỏi theo hình thức đoạn thơ lục bát nhưng nội dung lại hoàn toàn liên quan đến vật lý và toán học xuất hiện trong cuộc thi tháng 2, quý 3 năm 2021 đã khiến cả 4 thí sinh “bó tay” vì quá hóc búa.
Câu hỏi có nội dung: “Khi đi gặp nước xuôi dòng/ Nhẹ nhàng đến bến chỉ trong 4 giờ/ Khi về từ lúc xuống đò/ Đến lúc cập bến 8 giờ hết veo/ Hỏi rằng riêng một khóm bèo/ Trôi theo dòng nước hết bao nhiêu giờ?”
Video đang HOT
Không có thí sinh nào đưa ra được câu trả lời nên MC đã đưa ra đáp án cùng lời lý giải:
Trong 1 giờ khi đi xuôi dòng, đò đi được 1/4 quãng đường, khi đi ngược dòng đò đi được 1/8 quãng đường trong 1 giờ.
Khi về, đò đã đi được quãng đường bằng 1/16, từ đó suy ra thời gian để khóm bèo trôi ngược dòng là 1:(1/16), tức là bằng 16 giờ.
Làm thế nào để chia đều 7 quả táo cho 8 người?
Trong cuộc thi tuần của Đường lên đỉnh Olympia lên sóng vào chiều ngày 30/8/2020, câu hỏi: “Làm thế nào để chia đều 7 quả táo cho 8 người?” đã làm khó được nhà leo núi Nguyễn Hồ Tiến Đạt (THPT Chuyên Tiền Giang).
Sau 10 giây suy nghĩ, thí sinh đưa ra câu trả lời: “Thêm 1 quả táo nữa” và chắc chắn đây là đáp án sai, 3 người cùng chơi cũng không nhấn chuông trước câu hỏi đố mẹo này.
Đáp án của chương trình đưa ra lại vô cùng đơn giản, không tính toán hóc búa mà chỉ là: “Cắt mỗi quả thành 8 phần bằng nhau, sau đó chia đều cho 8 người”.
Ngay khi đáp án được công bố, cả thí sinh và trường quay đều bật cười. MC Diệp Chi hài hước nhận xét Tiến Đạt đã bỏ lỡ một câu hỏi dễ để ghi điểm.
Mỗi năm A sinh nhật một lần. Năm nay A 17 tuổi thì có bao nhiêu ngày sinh?
Câu hỏi xuất hiện trong vòng thi Về đích của thí sinh Phạm Hải Bình (Hải Phòng), phát sóng vào tuần 2, tháng 3, quý 1 năm 2020.
Thí sinh đã thay đổi đến 5 câu trả lời: 16, 17, 18, 15, 17 chỉ trong vòng 10 giây nhưng tất cả đều là đáp án sai.
Quyền trả lời được chuyển cho 3 người còn lại, thí sinh Đức Đạt nhanh chóng nhấn chuông và đưa ra đưa ra đáp án: “16 ngày sinh!”. Tuy nhiên đáp án được MC Diệp Chi khiến cả 4 thí sinh “té ngửa” vì mắc bẫy đố mẹo: “A chỉ có một ngày sinh”.
Biết ngày 1/1/2019 là thứ ba, hỏi ngày 1/1/2079 là thứ mấy?
Tại cuộc thi qúy III năm 2019, thí sinh Tô Đức Quang (Ninh Bình) đã nhận được câu hỏi trong gói 50 điểm ở phần thi về đích khá “hack não”.
Trong 15 giây suy nghĩ, Đức Quang đưa ra đáp án là “thứ 3″ nhưng đây không phải là câu trả lời chính xác. Sau đó, MC Diệp Chi đưa ra đáp án là “chủ nhật” và không giải thích gì thêm.
Tuy nhiên một cuộc tranh cãi về đáp án đã nổ ra trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng đáp án của Đức Quang là đúng bởi 30 năm lịch giữ nguyên nên 60 năm vẫn là “thứ ba”.
Đáp trả lại những bình luận đó, một số khác lại khẳng định chương trình không hề sai, thậm chí đưa ra cả phép tính:
“Từ 1/1/2019 đến 1/1/2079 là 60 năm. 2020 là năm nhuận gần 2019 nhất. 2076 là năm nhuận gần 2079 nhất. Suy ra (2076 – 2020) : 4 1 = 15 năm nhuận. Tiếp đó, 60 x 365 15 = 21915 : 7 dư 5. Vậy, thứ 3 cộng 5 ngày là chủ nhật nhé”.
Cửa hàng có hai loại giỏ hoa quả: Loại 1 mỗi giỏ có 4 quả táo, 8 quả lê, loại 2 mỗi giỏ có 7 quả táo, 14 quả lê. Cửa hàng có 25 quả táo, vậy cửa hàng có mấy quả lê?
Tại cuộc thi Tuần 1 Tháng 1 Quý 4 năm 2017, trong phần thi về đích của nam thí sinh Lê Trí Trung (THPT Vĩnh Bình, An Giang) có một câu hỏi như sau: “Cửa hàng có hai loại giỏ hoa quả: loại 1 mỗi giỏ có 4 quả táo, 8 quả lê, loại 2 mỗi giỏ có 7 quả táo, 14 quả lê. Cửa hàng có 25 quả táo, vậy cửa hàng có mấy quả lê?”
Trí Trung không thể đưa ra đáp án đúng và 3 thí sinh còn lại cũng không ai giành quyền trả lời. MC Diệp Chi đã giải đáp thắc mắc của người chơi: “Trong mỗi giỏ có số lê gấp đôi số táo vì vậy cửa hàng sẽ có 25 x 2 = 50 quả lê”.
Ngay khi đáp án được công bố, cả trường quay đã ồ lên bất ngờ vì cứ ngỡ là khó nhằn nhưng không ngờ thực tế lại… đơn giản đến vậy.
Đây là câu hỏi Olympia bị đánh giá vô nghĩa nhất: Nội dung ra sao mà chương trình bị chê "hết thứ để hỏi thí sinh"
Sau khi chương trình Đường lên đỉnh Olympia được phát sóng, rất nhiều khán giả đã bày tỏ sự khó hiểu, cũng như bất mãn trước câu hỏi này.
Trải qua 21 mùa, Đường lên đỉnh Olympia vẫn là sân chơi trí tuệ được yêu thích nhất dành cho học sinh cấp 3 trên toàn quốc. Vì là sân chơi học thuật, đánh giá kiến thức tổng quát của thí sinh nên nhiều câu hỏi trong chương trình khá "khoai", đòi hỏi sự suy luận sắc bén.
Tuy nhiên một số câu thực chất chỉ là hỏi mẹo, nếu thí sinh không chú ý hoặc căng thẳng quá mức thì việc trả lời sai là chuyện bình thường. Bên cạnh đó có một vài trường hợp, câu hỏi bị đánh giá là nhảm nhí, vô nghĩa, không thích hợp xuất hiện trong chương trình mang tính học thuật.
Cụ thể trong một cuộc thi Tuần năm 2020, trong vòng thi Về đích, thí sinh Công Phúc nhận được câu hỏi 10 điểm với nội dung như sau: " Trong series "Các nhà vô địch giờ ra sao?" của chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 20, nhà cựu vô địch nào có biệt danh vui là "ông tổ nghề rửa bát"?".
Câu hỏi Đường lên đỉnh Olympia gây tranh cãi.
Ngay lập tức, câu hỏi khiến cả 4 thí sinh là Công Phúc, Nguyên Hạo, Thanh Sơn, Minh Đức và cả khán giả tại trường quay ngơ ngác, không biết câu trả lời là gì. MC Diệp Chi sau đó công bố đáp án là "Phan Minh Đức - nhà vô địch năm thứ 10" và giải thích thêm: "Một câu hỏi không đòi hỏi kiến thức nhưng thử thách tình yêu và kiến thức về Olympia của chúng ta".
Sau khi chương trình được phát sóng, rất nhiều khán giả đã bày tỏ sự khó hiểu, cũng như bất mãn trước câu hỏi này. Đa phần các ý kiến đều cho rằng câu hỏi có phần nhảm nhí và "chương trình hết câu để hỏi thí sinh". Đã gần 1 năm trôi qua nhưng mỗi khi nhắc đến chủ đề các câu hỏi gây tranh cãi trong Olympia thì câu này lại được xướng tên đầu tiên.
Được biết, đây không phải là lần duy nhất chương trình Đường lên đỉnh Olympia nhận về các ý kiến trái chiều về câu hỏi. Mới đây, câu hỏi 20 điểm trong phần Về đích trận thi Quý 3 năm 2021 cũng khiến dư luận một phen xôn xao.
Một câu hỏi khác cũng gây tranh cãi không kém.
Cụ thể nội dung câu hỏi liên quan đến kiến thức Vật Lý này như sau: "Trong truyện "Ăn khế trả vàng", chim thần mách bảo vợ chồng người em trai may túi ba gang để theo chim ra đảo lấy vàng. Giả sử túi ba gang có chiều dài 3 gang, rộng 1 gang, sâu 3 gang và một gang tay dài 20cm. Cho biết khối lượng riêng của vàng là 19,3g/cm3. Hỏi khi túi căng đầy vàng thì số vàng trong túi nặng bao nhiêu kg?".
Rất nhiều khán giả cho rằng, câu hỏi này chứa nhiều lỗ hổng và có phần phi thực tế. Bởi vàng khó mà căng đầy túi và sẽ có những khoảng trống giữa các thỏi, không thể nào kín túi được.
Bên cạnh đó, chất liệu của túi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc túi chứa được bao vàng. Một cư dân mạng cho rằng, trừ khi vàng lỏng thì mới có thể đựng đầy túi nhưng như vậy thì túi vải lại không thể đựng được vàng. Cũng vì vậy mà cư dân mạng nhận định "Câu hỏi này chưa được chặt chẽ".
Đi cổ vũ bạn thi Đường lên đỉnh Olympia, nữ sinh răng khểnh bất ngờ lọt vào mắt xanh ban tổ chức: Cái kết khiến ai cũng ghen tị Đây có lẽ là nữ khán giả may mắn nhất của Đường lên đỉnh Olympia năm nay. Sức hút của Đường lên đỉnh Olympia không chỉ nằm ở những màn đấu trí đầy căng thẳng giữa những học sinh có thành tích học tập xuất sắc mà còn ở các câu chuyện thú vị bên lề. Từng có nhiều thí sinh dù dừng...