6 cặp đôi Hollywood “quấn quýt” nhau ngoài đời chưa thỏa, còn tay trong tay tung hoành màn ảnh
Điểm danh 6 cặp đôi đạo diễn – diễn viên cực kỳ ăn ý đã tạo nên thương hiệu cho mỗi tác phẩm mà họ cùng hợp tác thực hiện.
Tác phẩm kinh dị A Quiet Place (Vùng Đát Câm Lặng) do John Krasinski đạo diễn với sự tham gia của chính vợ mình là Emily Blunt trong vai chính hiện đang nhận được rất nhiều quan tâm từ phía người hâm mộ với số điểm tuyệt đối 100% trên trang Rotten Tomatoes. Sự ăn ý giữa hai vợ chồng ngôi sao này khiến nhiều người nhớ tới thành công của Bibi Anderson và Ingmar Bergman năm nào.
Hai vợ chồng trên phim trường
Những cặp đôi lọt vào danh sách dưới đây phải tuân thủ những “quy luật” sau: một người là đạo diễn, người còn lại là diễn viên, họ phải cùng làm với nhau nhiều tác phẩm và thứ ba, sẽ không tính tới các phim mà hai người lần đầu hợp tác. Đó phải là những tác phẩm mà họ đắm đuối nhìn nhau và nói: “Mình à, hãy cùng bộc bạch trái tim yêu và sự mong manh của chúng ta cho cả thế giới nhé?”. Vì thế, hãy cùng đi tìm lại những pha “song kiếm hợp bích” thành công của các cặp đôi trên màn ảnh nào.
1. Bibi Andersson và Ingmar Bergman
The Seventh Seal (Phong Ấn Thứ Bảy, 1957)
Wild Strawberries (Dâu Dại, 1957)
The Magician (Nhà Ảo Thuật, 1958)
Bibi trở thành nàng thơ của Bergman trong những năm cuối thập niên 50 với bộ ba phim The Seventh Seal, Wild Strawberries và The Magician. Vẻ đẹp ngây thơ Bắc Âu với trái tim vàng của người đẹp Thụy Điển đã đưa Bibi xuất hiện trong hơn 10 phim mà Bergman đạo diễn. Bibi Andersson cùng với Harriet Andersson, Live Ullmann trở thành những người đẹp vĩnh cửu trong các thước phim của Bergman.
2. Paulette Goddard và Charlie Chaplin
Modern Times (Thời Đại Tân Kỳ, 1936)
The Great Dictator (Nhà Độc Tài Vĩ Đại, 1940)
Goddard đã ở bên Chaplin từ khi nàng mới 21 tuổi, xoa dịu sự cô đơn trong lòng vua hề. Hai người cưới nhau vài năm sau đó và cho ra hai tác phẩm để đời: một Modern Time phê phán chủ nghĩa tư bản và một The Great Dictator chống phá chủ nghĩa phát xít. Tuy vậy chỉ vài ngày sau buổi công chiếu The Great Dictator, Goddard đã rời bỏ Chaplin vì không chịu được… thói trăng hoa của ông.
3. Diane Keaton và Woody Allen
Video đang HOT
Sleeper (Những Kẻ Ngủ Mơ, 1973)
Love and Death (Tình Yêu Và Cái Chết, 1975)
Annie Hall (1977)
Interiors (Thâm Tâm, 1978)
Manhattan (1979)
Từ dòng phim hài thuần túy cho tới những tác phẩm tình cảm để đời, Diane Keaton đã ở bên Woody Allen trong cả ba bộ phim đánh dấu bước chuyển mình trong sự nghiệp của ông và cũng hiện thực hóa luôn cả điều đó. Dù hiện tại Woody Allen đang hứng chịu những tẩy chay vì làn sóng #MeToo do dính cáo buộc xâm hại tình dục con nuôi, Keaton vẫn dành những lời tử tế cho vị đạo diễn.
4. Ingrid Bergman và Roberto Rossellini
Stromboli (1950, 83%)
Journey to Italy (1954, 95%)
Được coi là nữ thần trên màn ảnh đen trắng Hollywood thời đó, mỗi lần Ingrid Bergman là lại tỏa ra thứ hào quang trong sáng và cuốn hút. Vì thế khi Bergman có con với đạo diễn Italia Roberto Rossellini – trong khi cả hai đều đã có gia đình – sau vai diễn nữ tu trong phim The Bells of St. Mariy’s và một vị thánh trong phim Joan of Arc, cả thế giới đã bị sốc. Bergman đã tới châu Âu và xuất hiện trong 5 tác phẩm của Rossellini mà Stromboli và Journey to Italy là hai tác phẩm để đời không thể không nhắc tới.
5. Frances McDormand và Joel Coen
Blood Simple (Đơn Giản Là Máu, 1984)
Raising Arizona (Bắt Cóc Bé Arizona, 1987)
Miller’s Crossing (Vượt Mặt Thù Địch, 1990)
Barton Fink (1991)
Fargo (1996)
The Man Who Wasn’t There (Người Đàn Ông Vắng Mặt, 2001)
Burn After Reading (Hủy Sau Khi Đọc, 2008)
Hail, Caesar! (Xin Chào Caesar, 2016)
Chính Coen là người đã khuyên Frances McDormand nhận vai bà mẹ trong Three Billboards Outside Ebbing, Missouri mà sau này đã đem về cho bà một tượng vàng Oscar cho Nữ chính xuất sắc nhất. McDormand gặp anh em nhà Coen khi tất cả đều là những cái tên vô danh tại Hollywood, bà cưới Joel Coen và rồi Blood Simple ra đời ngay lập tức tạo được tiếng vang. Tính ra, mọi phim của anh em nhà Coen có Frances McDormand tham gia đều được nhận chứng chỉ “tươi” trên trang Rotten Tomatoes.
6. Helena Bonham Carter và Tim Burton
Big Fish (2003, 75%)
Charlie and the Chocolate Factory (2005, 82%)
Corpse Bride (2005, 84%)
Sweeney Todd (2007, 86%)
Alice in Wonderland (2010, 52%)
Dark Shadows (2012, 37%)
Có thể thấy qua thời gian, chất lượng tác phẩm mà cặp đôi này đem tới bị “giảm dần đều”. Tuy nhiên khó có thể phủ nhận sự ăn ý của hai con người lập dị này trong các tác phẩm đòi hỏi sự sáng tạo của Tim Burton và cái điên, dị của Helena. Tuy vậy cuộc tình 13 năm của họ đã chấm dứt khoảng 4 năm trước, vì thế không có nhiều hy vọng cho người hâm mộ được thấy một sự kết hợp tiếp theo giữa Helena Bonham Carter và Tim Burton ít nhất là trong tương lai gần.
Nhìn vào danh sách trên, không khó để thấy được những cuộc tình có thể đơm hoa kết trái trên màn ảnh rực rỡ thế nào. Thế nhưng nhìn vào những năm gần đây để tìm được một cặp trời sinh ăn ý với nhau cả trong phim lẫn ngoài đời giữa một Hollywood đảo điên thật đúng là “mò kim đáy bể”. Hy vọng rằng với A Quiet Place (được ấn định ra mắt vào ngày 20/4 tới đây) và nhiều tác phẩm tiếp theo, một lần nữa người ta sẽ lại được thấy tình yêu thực sự hòa quyện lẫn đam mê trong các dự án của vợ chồng John Krasinski-Emily Blunt.
Nguồn: Rotten Tomatoes
Theo Trí Thức Trẻ
Tại sao 90' lại là "khuôn vàng thước ngọc" cho một bộ phim?
Không ai đặt ra quy định bắt buộc nhưng đa số các phim vẫn "bảo nhau" nằm trong giới hạn thời lượng nhất định
90 phút được coi là thời gian chuẩn của một bộ phim điện ảnh, với những lí thuyết mở rộng và hiện đại hơn, 90-120 phút được coi là thời gian vàng cho một tác phẩm màn bạc. So với những "bộ phim" đầu tiên được trình chiếu với dung lượng chỉ vài phút đến vài chục phút, con số 90 phút là kết quả của cả một quá trình phát triển.
The Kid - bộ phim nổi tiếng của Charlie Chaplin thời kì phim câm năm 1921 có dung lượng bản đầy đủ là 68 phút, bản DVD là 51 phút.
Các nhà làm phim không thể làm một bộ phim quá ngắn để chiếu rạp, bởi khán giả sẽ không muốn mất thời gian lái xe đến 30 phút, xếp hàng, mua vé chỉ để xem một bộ phim 30 hay 60 phút. Với công nghệ càng ngày càng phát triển, nhu cầu đối với một bộ phim tăng cao, các nhà làm phim cũng khó lòng phô diễn hết các kĩ thuật, kĩ xảo trong cả hình ảnh lẫn cách kể chuyện để làm vừa lòng người xem chỉ trong nửa tiếng, một tiếng.
Ngoài ra khi điện ảnh phát triển, các hệ thống giải thưởng trở nên phổ biến và uy tín thì cũng có những quy định riêng để trao giải. Ví dụ ban tổ chức không thể trao giải Diễn viên xuất sắc nhất cho một diễn viên chỉ xuất hiện trong bộ phim dung lượng 30 phút, bởi thế phim phải đạt một độ dài thích hợp.
Người ta cũng không thể làm một bộ phim quá dài bởi liên quan tới vấn đề chi phí. Nhất là trước kia khi mọi bộ phim được quay bằng phim nhựa với chi phí cực kỳ đắt. Hơn nữa, nếu bộ phim quá dài, việc sắp xếp một buổi xem phim cũng sẽ trở nên khó khăn, nhất là với những người vốn bận rộn. Đa số khán giả tới rạp với mục đích thư giãn, việc phải tập trung theo dõi màn hình trong thời gian dài sẽ gây phản tác dụng, khiến họ mệt mỏi.
Vì nhiều lí do, 90-120 phút trở thành khung đo thời gian thích hợp cho một bộ phim điện ảnh, phù hợp cho cả việc sản xuất, trình chiếu và thưởng thức. Mức thời gian chuẩn này càng được khẳng định hơn khi có sự ra đời của các lí luận điện ảnh.
Moonlight - tác phẩm vượt qua Lalaland để giành Oscar 2016 hạng mục Phim xuất sắc nhất có dung lượng 111 phút
Lý thuyết về cấu trúc ba hồi được sử dụng trong đại đa số các bộ phim đến từ Hollywood - nền điện ảnh lớn và ảnh hưởng nhất trên thế giới - có chuẩn là 3 hồi 8 phân đoạn, với thời gian 120 phút. Cấu trúc này đảm bảo cho việc kể một câu chuyện mạch lạc, đẩy được cảm xúc của khán giả lên cao xuống thấp, đủ thời gian tạo nên những hiệu ứng, khoảng lặng hay cao trào mà không bị thừa thãi.
Trên thực tế, dung lượng của một bộ phim có xu hướng kéo dài theo thời gian. Rất nhiều bộ phim hiện nay có thể lên tới 150-180 phút.
Interstella (2014) bộ phim khoa học viễn tưởng có sự tham gia của Anne Hathaway dài tới 169 phút (2 giờ 49 phút)
Bom tấn DC Wonder Woman dài 141 phút (2 giờ 21 phút)
Người Nhện 2002 có dung lượng 121 phút, nhưng Người Nhện 2017 tăng lên 133 phút
Tuy nhiên đây phải là những phim thuộc dạng bom tấn, được PR rầm rộ, có tên tuổi đạo diễn, diễn viên bảo chứng cho chất lượng để đảm bảo được lượng người xem đến rạp. Làm những bộ phim quá dài vẫn là thách thức cho các nhà làm phim ở mọi khâu.
Theo Thu Hằng (Tổng hợp) (Dân Việt)
Loạt nhân vật kỳ dị trong các phim của Tim Burton Với bộ phim "Mái ấm lạ kỳ của cô Peregrine" vừa ra mắt, đạo diễn Tim Burton nối tiếp đặc trưng trình làng những nhân vật quái dị trên màn ảnh Joker (Jack Nicholson) trong Batman (1989): Trước Heath Ledger trong The Dark Knight(2008), nhân vật "chàng hoàng tử tội ác" do Jack Nicholson thể hiện từng được coi là mực thước cho...