6 cảnh sát Mỹ bị truy tố vì tình nghi bắn chết thanh niên da đen
Sáu sĩ quan cảnh sát tại thành phố Baltimore, thuộc bang Maryland (My), vào ngày 1.5 đã bị truy tố vì tình nghi có dính líu đến cái chết của một thanh niên da đen, người được phát hiện bị một vết thương chí mạng ở cổ khi đang ở trong băng sau của một chiếc xe cảnh sát.
Chân dung 6 cảnh sát Mỹ bị truy tố vì dính líu đến cái chết của Freddie Gray, một thanh niên da đen 25 tuổi tại Baltimore – Anh: Reuters
Reuters cho biết quyết định truy tố 6 cảnh sát liên quan đến cái chết của Freddie Gray được bà Marilyn Mosby, trưởng công tố Baltimore, đưa ra một cách nhanh chóng, khiến nhiều người tại thành phố này sửng sốt.
Vụ án đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ từ cộng đồng người da màu tại Baltimore về hoạt động của cảnh sát và đã làm bùng phát một đợt bạo động tồi tệ nhất lịch sử thành phố từ đầu tuần này.
Bà Mosby, một người Mỹ gốc Phi 35 tuổi, đã đưa ra quyết định nói trên vài tiếng đồng hồ sau khi cơ quan khám nghiệm y khoa bang Maryland kết luận đây là một vụ giết người và một ngày sau khi phía cảnh sát nộp cho phòng công tố kết quả điều tra nội bộ về vụ bắt giữ Gray vào ngày 12.4.
Toàn bộ 6 cảnh sát, gồm 3 người da màu và 3 người da trắng, 5 nam và 1 nữ, đã bị bắt hôm 1.5 và đã được tại ngoại hầu tra, theo Reuters.
Sau gần một tuần lễ bạo động, đã có hàng ngàn người biểu tình tuần hành trên khắp Baltimore, nơi cộng đồng da đen chiếm đại đa số, vào tối ngày 1.5 (giờ địa phương).
Những phần tử bạo động đã đốt nhiều tòa nhà và cướp phá các cửa hàng tại Baltimore vào tối ngày 27.4 sau khi diễn ra đám tang của Gray và các cuộc biểu tình tại nhiều thành phố lớn ở Mỹ.
Video đang HOT
Các cuộc biểu tình này được tổ chức cũng để kỷ niệm các cuộc tuần hành bùng phát sau vụ cảnh sát giết những người da đen không vũ khí hồi năm 2014 tại Ferguson, Missouri, New York và những nơi khác.
Gray, 25 tuổi, bị trọng thương khi đang ở trong một chiếc xe tải của cảnh sát, phòng công tố Baltimore trích dẫn báo cáo khám nghiệm tử thi cho hay. Thanh niên này qua đời vì chấn thương cột sống tại một bệnh viện trong ngày 19.4.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Cảnh sát Mỹ bắn dân thường: Đủ điều kiện dùng súng nhờ... đạo đức
Michael Slager đã phục vụ sở cảnh sát North Charleston 5 năm, từng dùng roi điện đánh người, có thể phải ngồi tù chung thân hoặc tử hình, bỏ lại người vợ mang thai 8 tháng, CNN cho biết.
Chân dung cựu cảnh sát Michael Slager - Ảnh: Reuters
Cảnh sát hôm 8.4 đã bác đơn xin bảo lãnh của Micheal Slager. Viên cảnh sát này đang đối mặt cáo buộc tội danh giết ngườisau khi bắn chết một công dân da màu 50 tuổi tên Walter Scott.
Theo CNN, nếu bị kết tội, Michael Slager có thể chịu án tù chung thân hoặc tử hình. Đây sẽ là một bi kịch nữa sau khi người Mỹ phẫn nộ về thảm cảnh của nạn nhân Walter Scott.
Người cha của bốn đứa con
Michael Thomas Slager năm nay 33 tuổi, thuộc lực lượng cảnh sát tuần hành của Sở cảnh sát North Charleston và đã có 5 năm trong nghề.
Slager có hai người con riêng và hai người con với người vợ hiện tại, bao gồm bào thai 8 tháng tuổi. Thị trưởng của North Charleston, ông Keith Summey cho biết thành phố sẽ tiếp tục chi trả bảo hiểm y tế cho vợ của Slager đến khi cô hạ sinh đứa bé, theo CNN.
Có tiền án đánh người khi làm nhiệm vụ
Năm 2013, Slager bị tố cáo dùng roi điện "đánh một người dân vô cớ", sau đó vật đối phương xuống và kéo lê, cảnh sát North Charleston cho biết.
Đó là thời điểm Slager được giao nhiệm vụ tìm kiếm một đối tượng người đàn ông Mỹ gốc Phi.
Slager không bị phạt trong vụ việc ấy. Tuy nhiên tháng 1 năm nay, anh bị chất vấn vì đã không nộp báo cáo sau khi một người phụ nữ gốc Phi gọi cảnh sát giúp đỡ việc con của cô bị lạm dụng.
Là bồi bàn trước khi làm cảnh sát
Michael Slager tốt nghiệp học viện cảnh sát vào năm 2010, hứa hẹn sẽ "trung thành phục vụ công dân của thành phố" và "không bao giờ lạm dụng uy quyền bằng lời nói hay hành vi", CNN trích hồ sơ cảnh sát.
Hồ sơ xin việc nộp cho Sở cảnh sát North Charleston của Slager cho thấy anh này đã làm... bồi bàn trước khi gia nhập ngành an ninh. Từ năm 2003 đến 2009, Slager phục vụ cho lực lượng Tuần duyên Mỹ (Coast Guard - Cảnh sát biển). Đơn xin việc nộp cho North Charleston vào thời điểm 2009, cho thấy Slager không bị phạt về lỗi lầm nghiêm trọng nào trong 7 năm ấy.
Sử dụng thành thạo roi điện
Trong vụ cáo buộc giết chết Walter Scott, chi tiết "giật roi điện" đang gây tranh cãi lớn. Slager trong báo cáo sau đó với cảnh sát nói rằng anh chỉ hành động "tự vệ" sau khi bị Scott Walter giật roi điện bỏ chạy.
Hiện vẫn chưa có kết luận cuối cùng quanh chi tiết này. Tuy nhiên CNN dẫn hồ sơ cảnh sát cho biết Slager là người sử dụng roi điện rất thạo khi đạt 50/50 điểm tối đa trong đợt sát hạch về roi điện năm 2011.
Đủ điều kiện dùng súng nhờ... đạo đức
Từ năm 2009 đến 2014, Slager được cấp phép sử dụng súng bán tự động nhãn hiệu Glock. Hồ sơ cảnh sát nói Slager vượt qua các cuộc đào tạo, sát hạch hằng năm nhờ "hồ sơ ưu tiên" và "đạo đức cá nhân".
Học viện Tư pháp hình sự bang South Carolina cũng chứng nhận Slager là một nhân viên thực thi pháp luật hồi tháng 3.2013. Tháng 12 năm ấy Slager cũng hoàn tất khóa học 10 giờ về "đào tạo ứng phó sự cố bắn súng tự động".
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
'Cơn bão' biểu tình sau vụ cảnh sát bắn chết người da màu Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã kết hợp với Bộ Tư pháp Mỹ điều tra vụ việc liên quan đến cảnh sát Michael Slager bắn chết người trong khi biểu tình đang diễn ra, CNN cho biết. Người dân biểu tình đòi công bằng trong vụ cảnh sát bắn chết Walter Scott - Ảnh chụp màn hình Instagram của martinsavidge Phát ngôn...