6 căn cứ “vạch mặt” hành vi của TQ ở Biển Đông
Quyền tài phán của quốc gia trong vùng biển đó là quyền cấp phép, cho phép khai thác, lắp đặt các đảo công trình ở trên biển. Giàn khoan Hải Dương-981 là một công trình nổi trên biển mà Trung Quốc đã đưa vào thềm lục địa của Việt Nam nhưng không được sự đồng ý của Việt Nam.
Ngày 13/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức buổi chia sẻ thông tin về Biển Đông. Tại đây, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, Phó trưởng khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao, đã đưa ra 6 căn cứ “vạch mặt” những luận điệu của Trung Quốc khi đặt giàn khoan Hải Dương-981 ở thềm lục địa, thuộc vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, Phó trưởng khoa Luật Quốc tế – Học viện Ngoại giao
Tiến sĩ Lan Anh nêu: Vị trí Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 nằm hoàn toàn trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Giàn khoan Hải Dương-981 đặt cách điểm cơ sở là đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 119 hải lý, cách đảo Tri Tôn (một đảo gần nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa) 17 hải lý. Theo Công ước Luật Biển 1982, tại điều 57 quy định, chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia ven biển không được quá 200 hải lý.
Đồng thời, tại điều 76 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển cũng quy định, thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng tối thiểu 200 hải lý (kể cả khi thềm lục địa thực tế hẹp hơn 200 hải lý). Nếu thềm lục địa thực tế rộng hơn 200 hải lý thì quốc gia ven biển có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến tối đa 350 hải lý hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2.500m.
Như vậy, theo 4 cách xác định trên, chiều rộng của thềm lục địa 200 hải lý là cách xác định nhỏ nhất. Nếu chiếu theo ranh giới 200 hải lý đó thì sẽ thấy vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan nằm sâu trong thềm lục địa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Người phát ngôn của Trung Quốc nói rằng đây là vùng biển Tây Sa của Trung Quốc, nhưng thực chất vị trí này không phải thuộc vùng biển Tây Sa của Trung Quốc mà là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tây Sa là tên Trung Quốc tự đặt cho đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý chứng minh chủ quyền đối với Hoàng Sa từ thế kỷ XII qua các hoạt động chiếm hữu thực sự của các đời vua nhà Nguyễn. Các hoạt động này được thực thi liên tục thông qua những tuyên bố cho đến ngày hôm nay.
Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa qua việc sử dụng vũ lực vào năm 1974. Năm 1945, Hiến chương Liên Hợp Quốc đã ra đời với mục tiêu duy trì hòa bình, ổn định trên thế giới và trong đó có quy định rằng, dùng hòa bình để giải quyết tranh chấp là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các quốc gia thành viên. Các quốc gia thành viên không được sử dụng vũ lực và cấm đe dọa sử dụng vũ lực. Trung Quốc là thành viên của Liên Hợp Quốc. Nhưng hiện tại, hành động của Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Trung Quốc nói rằng họ có chủ quyền (phi lý, phi pháp) với quần đảo Hoàng Sa, trong đó có đảo Tri Tôn. Trung Quốc coi đảo Tri Tôn này là một điểm mốc để tính phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và lý luận rằng giàn khoan Hải Dương-981 đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), đảo Tri Tôn thực ra chỉ là một cồn cát nhỏ, không có thềm lục địa riêng và không thể sử dụng để tính vùng đặc quyền kinh tế. Như vậy, luận điệu của Trung Quốc rằng giàn khoan Hải Dương-981 đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của họ là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế.
Trung Quốc vi phạm nguyên tắc cơ bản của Liên Hợp Quốc, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Tại điều 56, 76 Công ước Luật Biển 1982 đều quy định chung về quyền chủ quyền của một quốc gia ven biển với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Theo đó, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền với tài nguyên thiên nhiên. Ở đây, Trung Quốc hạ giàn khoan, nhằm thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đó là Việt Nam.
Quyền tài phán của quốc gia trong vùng biển này đó là quyền cấp phép, cho phép khai thác, lắp đặt các đảo công trình ở trên biển. Giàn khoan Hải Dương-981 là một công trình nổi trên biển mà Trung Quốc đã đưa vào thềm lục địa của Việt Nam nhưng không được sự đồng ý của Việt Nam. Vì vậy, Trung Quốc đã vi phạm quyền tài phán của Việt Nam. Đồng thời, trong Công ước cũng nói rằng mọi hoạt động khoan, thăm dò, hay bất kỳ mục đích gì trên thêm lục địa phải được sự cho phép của quốc gia ven biển. Và Việt Nam chưa cho phép Trung Quốc hoạt động khai thác ở vùng biển của mình. Như vậy, Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Trung Quốc dùng vòi rồng công suất lớn phun vào tàu công vụ của Việt Nam
Trung Quốc vi phạm nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp, vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và de dọa sử dụng vũ lực.
Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nêu, các quốc gia có nghĩa vụ sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, không được sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, những đoạn video Việt Nam công bố cho thấy, Trung Quốc đã nhiều lần dùng vòi rồng công suất lớn phun vào tàu của Việt Nam, sử dụng tàu hộ vệ tên lửa, sử dụng máy bay tuần tiễu, nguy hiểm hơn, vũ khí, pháo luôn được mở bạt để ở chế độ sẵn sàng.
Hành động đó của Trung Quốc là một hành vi đe dọa, sử dụng vũ lực đối với lực lượng chấp pháp, có thẩm quyền, quyền tài phán trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính vì vậy, Trung Quốc đã vi phạm hai nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được quy định tại điều 2 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, đó là nguyên tắc dùng hòa bình giải quyết tranh chấp và nguyên tắc đe dọa sử dụng vũ lực và dùng vũ lực.
Trung Quốc đã vi phạm quyền tự do hàng hải và đe dọa an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trong khu vực của Việt Nam, các nước trên thế giới.
Ngày 5/5/2014, Cục Hải sự của Trung Quốc ra văn bản 14034 thông báo rằng ngoài việc giàn khoan Hải Dương-981 sẽ đặt ở địa điểm nêu trên, sẽ cấm tàu biển cấm đi vào trong phạm vi 3 hải lý. Nhưng tin từ Cảnh sát biển Việt Nam chuyển về cho hay, tàu Cảnh sát biển Việt Nam chỉ mới tiếp cận đến địa điểm khoảng 7 hải lý (tính từ khu vực đặt giàn khoan) mà tàu của Trung Quốc đã đe dọa, tấn công. Như vậy, hành động này đã xảy ra với tàu Cảnh sát biển Việt Nam thì chắc chắn sẽ lặp lại với bất kỳ tàu nào đi qua ngang khu vực này. Do vậy, hành động của Trung Quốc đã vi phạm quyền tự do hàng hải. Đây là một quyền được Công ước Luật Biển ghi nhận tại điều 58, quyền dành cho tất cả các quốc gia, tất cả các tàu thuyền, phương tiện bay.
Trung Quốc bằng hành động của mình đã vi phạm nghiêm trọng cam kết đến ứng xử trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN, vi phạm thỏa thuận cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trong nội dung tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), Trung Quốc thể hiện rằng không sử dụng vũ lực và đe dọa vũ lực, thể hiện kiềm chế không leo thang tranh chấp, không chiếm đóng mới, phải giải quyết bất đồng. Nhưng ngược lại với những tuyên bố đó, Trung Quốc lại đưa giàn khoan ra khu vực Biển Đông, làm phức tạp thêm tình hình.
Đặc biệt hơn, trong tuyên bố 6 điểm mà lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc đã ký thỏa thuận vào năm 2011 có nêu quan hệ láng giềng giữa hai bên được gói gọn trong 16 chữ vàng và 4 tốt. 16 chữ vàng là: láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai. 4 tốt là: láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt. Nhưng Trung Quốc lại đi ngược với ký kết của lãnh đạo cấp cao. Tất cả những lời nói của Trung Quốc đã bị xóa nhòa chỉ bằng một hành vi đơn phương khiêu khích trên Biển Đông, hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Theo Khampha
Nghịch tử 17 tuổi trút đòn thù lên cha và bi kịch của một gia đình tan nát vì rượu
Chồng nghiện rượu, thường xuyên đánh đập vợ con. Con trai tập tành nhậu nhẹt, đuổi đánh cha đến chết.
Bị cáo L.A.T lặng lẽ ngồi chờ HĐXX nghị án
Bi kịch của một gia đình bắt đầu và kết thúc bởi những giọt nồng cay như thế
Phòng xử A của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM một ngày tháng 7/2013. Trong chiếc áo nhăn nhúm, bị cáo L.A.T (SN 1995, ngụ tỉnh Vĩnh Long) ngồi sau vành móng ngựa, gương mặt non trẻ lạnh tanh, không chút cảm xúc.
Nghịch tử tuổi 17
HĐXX vào làm việc. T. cúi đầu, đôi tay đan vào nhau vặn vẹo không ngừng khi vị chủ tọa đọc lại bản án sơ thẩm.
Trưa 11-2, T. thấy cha là ông L.V.L (SN 1966) say rượu nằm ngủ nên lấy chiếc xe máy của gia đình đi chơi. Thức dậy, ông L. kêu em trai của T. đi tìm, lấy xe về. Chỉ có thế nhưng 2 cha con cùng lớn tiếng mắng chửi nhau, T. rượt đánh rồi dùng dao đâm chết cha ruột dù được mọi người can ngăn.
Vị chủ tọa bắt đầu phần xét hỏi: "Ông L. có quan hệ gì với bị cáo?". "Là cha" - gương mặt bất cần đời, T. trả lời cộc lốc. " Có phải bị cáo giết ông L. không?" - vị chủ tọa nghiêm khắc hỏi tiếp. T. đáp: "Phải". "Nguyên nhân gì khiến bị cáo giết ông L.?". "Do bị cáo uống rượu". "Trước đó, cả 2 có mâu thuẫn gì với nhau không?". "Có. Ổng đập mẹ". Những câu hỏi sau đó về tình tiết vụ án, T. đều dửng dưng khai nhận sự việc.
"Dù gì thì ông L. cũng là cha của bị cáo, tại sao bị cáo có thể nhẫn tâm sử dụng hết hung khí này đến hung khí khác, mặc kệ sự can ngăn của mọi người, tước đoạt sinh mạng người đã sinh ra mình?" - chủ tọa hỏi. Im lặng hồi lâu, T. trả lời: "Do cha nói: Nếu mày không phải là con tao, tao đã giết mày rồi...".
Nơi hàng ghế dự khán có tiếng thổn thức của mẹ và chị sau câu trả lời của T. Không khí phòng xử thoáng chốc trở nên ngột ngạt. Nén tiếng thở dài, vị chủ tọa phân tích: "Nói câu đó chứng tỏ cha bị cáo rất thương bị cáo. Dù tức giận, ông cũng chỉ nói được bấy nhiêu đó rồi bỏ chạy. Sao bị cáo lại nông nổi như vậy?".
Người chồng vũ phu
Được mời lên, chị của T. nghẹn ngào kể về bi kịch của gia đình. "Ngày nào cha cũng nhậu hết, 2h sáng đã nhậu. Nhậu say, cha đánh mẹ, đánh tôi và các em...".
Theo lời cô gái, nghiện rượu, ông L. bỏ ruộng đồng héo khô, tài sản trong nhà lần lượt bán đi. Hễ không có tiền uống rượu hay mỗi lúc nhậu say, ông lại lôi vợ ra đánh đập dã man, thậm chí kể cả khi bà đang mang thai. Con gái đầu của ông từng bị cha đánh ngất xỉu rồi bỏ giữa đồng ruộng khi chỉ mới 12 tuổi.
Bản thân T. không chỉ thường xuyên hứng chịu đòn roi. Không ít lần T. bị cha dùng dây xích trói lại, đem bỏ vào lu nước đầy... Tình thương thiếu thốn, trong đầu chỉ được lưu giữ những hình ảnh bị cha đối xử tàn bạo khiến càng lớn, T. càng trở nên ngang ngạnh, hỗn hào với cha. Hễ rượu vào, cha con lại chửi nhau.
Nước mắt ngắn dài, mẹ T. nức nở: "Để gồng gánh kinh tế gia đình, cách đây 6 năm, tôi lên TP HCM giúp việc nhà. Tôi chịu khổ cực để có tiền gửi về cho các con ăn học nhưng tụi nhỏ phải bỏ giữa chừng vì không chịu nổi đòn roi của cha, lâu lâu lại bỏ trốn lên thành phố tìm mẹ...".
Lấy vạt áo lau vội nước mắt đắng cay, bà quay lại nhìn con trai đang ngồi phía sau vành móng ngựa rồi kể tiếp: "Thằng T. mê rượu cũng tại cha nó. T. mới học lớp 8, cha nó đã bắt ra uống rượu với bạn bè ông ấy. Nó không chịu, ông ấy lại đánh thừa sống thiếu chết, riết rồi thành ra như vậy... Vụ này, con có lỗi của con, cha có lỗi của cha. Tôi khẩn cầu quý tòa cho con tôi được về sớm mấy năm để làm lại cuộc đời...".
Nói đến đó, bà rũ xuống. Nỗi đau con giết chồng đã rút cạn sinh lực của người đàn bà vốn đã khổ một đời vì có chồng con nghiện rượu.
Bác kháng cáo HĐXX nhận định T. đã thực hiện hành vi phạm tội với quyết tâm cao, cố tình thực hiện tội phạm đến cùng, thể hiện tính côn đồ hung hãn, xem thường pháp luật và đạo lý. Lẽ ra, đối với hành vi của bị cáo, cần áp dụng mức hình phạt cao nhất. Tuy nhiên, T. chưa có tiền án, tiền sự, phạm tội khi mới hơn 17 tuổi, đại diện hợp pháp của người bị hại có đơn xin giảm án... Tại phiên tòa phúc thẩm không có tình tiết giảm nhẹ mới, HĐXX không chấp nhận kháng cáo của bị cáo, giữ nguyên mức án 17 năm tù về tội "Giết người".
Theo Xahoi
Xóm nghèo căm phẫn gã con 'làm bậy' cả với mẹ đẻ "Ấy vậy mà không ngờ ông ấy lại dám làm cái chuyện ghê rợn ấy với chính mẹ ruột của mình. Khi phát hiện sự việc, tôi ngỡ ngàng đến đầu óc quay cuồng". Ngôi nhà lụp xụp trong bụi cây, nơi diễn ra tội ác kinh hoàng như lời cảnh báo về hậu họa của rượu chè và thất học. Công an...