6 cán bộ đường sắt nhận hối lộ từ JTC bị đề nghị truy tố
Sáu bị can bị truy tố về tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Ngày 4/6, Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã chuyển hồ sơ sang Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố 6 bị can nguyên là cán bộ Ban quản lý dự án đường sắt (RPMU- Tổng công ty Đường sắt VN).
Sáu bị can này bị truy tố về tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Báo chí Nhật nói về vụ hối lộ 16 tỉ đồng và dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi, một trong những dự án sử dụng vốn ODA Nhật Bản – Ảnh: Quang Thế & các trang tin báo mạng của Nhật
Đề nghị trên được Cơ quan CSĐT đưa ra sau khi hoàn tất kết luận điều tra vụ việc Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đã chi một khoản tiền hối lộ cho cán bộ ngành đường sắt trong quá trình thực hiện dự án “Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 – giai đoạn I” bằng vốn ODA của Nhật Bản.
Sáu người bị đề nghị truy tố gồm: Trần Quốc Đông (51 tuổi) – nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), nguyên Giám đốc RPMU; Phạm Hải Bằng (46 tuổi), Phạm Quang Duy (40 tuổi), Trần Văn Lục (57 tuổi), Nguyễn Văn Hiếu (53 tuổi) đều là nguyên Giám đốc RPMU; và Nguyễn Nam Thái (38 tuổi) nguyên Trưởng phòng dự án 3 – RPMU.
Qua điều tra, Cơ quan CQĐT kết luận vào khoảng tháng 9/2009 trong quá trình thống nhất các điều khoản của hợp đồng tư vấn thiết kế kỹ thuật với nhà thầu JTC, ông Phạm Hải Bằng (lúc đó là Chủ nhiệm dự án) đã đề cập một số khó khăn của RPMU về chi phí triển khai dự án với đại diện JTC và phía JTC đồng ý hỗ trợ một khoản kinh phí.
Sau khi có thoả thuận trên, ông Bằng thông báo cho Phạm Quang Duy (lúc đó là Trưởng phòng dự án 3 – RPMU) cùng Nguyễn Nam Thái biết để thực hiện. Từ tháng 9/2009 đến tháng 2/2014, Duy và Thái nhiều lần được ông Bằng giao đi nhận hỗ trợ từ phía nhà thầu với tổng số tiền 11 tỉ đồng.
Video đang HOT
Khoản tiền trên được ba người chia nhau quản lý, sử dụng: Phạm Hải Bằng giữ 4,8 tỉ đồng; Nguyễn Nam Thái giữ 3,4 tỉ đồng, Phạm Quang Duy giữ 2,8 tỉ đồng.
Ba người này khai nhận đã sử dụng số tiền trên vào chi phí tổ chức lễ ký kết hợp đồng, tiếp khách, đối ngoại, hội họp, tổ chức cho Tổ dự án và RPMU đi nghỉ mát…
Tuy nhiên, các khoản chi nói trên đều không có chứng từ, sổ sách.
Theo Cơ quan CSĐT, ông Bằng khai đều báo cáo với các ông Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông, Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc RPMU các thời kỳ) khi chi khoản tiền trên dù những người này không chỉ đạo gì về việc sử dụng tiền.
Ông Bằng cũng khai nhận đã trích từ nguồn tiền hỗ trợ của JTC để đưa cho ông Trần Quốc Đông 30 triệu đồng, ông Trần Văn Lục 100 triệu đồng và ông Nguyễn Văn Hiếu 50 triệu đồng vào dịp Tết.
Cơ quan CSĐT cũng cho biết sau khi bị bắt giam, ông Bằng đã tự nguyện nộp lại 970 triệu đồng, 7.000 USD và 2 sổ tiết kiệm trị giá hơn 900 triệu đồng để khắc phục hậu quả.
Vào ngày 20/3/2014, báo The Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) đưa tin JTC chi 80 triệu yen (782.640 USD) cho các cán bộ thuộc Tổng công ty Đường sắt VN. Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị có liên quan rà soát.
Ngày 24/3/2014, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện KSND tối cao, Bộ GTVT, Bộ Ngoại giao chủ động xác minh và liên hệ với các cơ quan chức năng phía Nhật Bản để thu thập hồ sơ tài liệu về việc chủ tịch JTC khai báo đưa hối lộ cho cán bộ thuộc Đường sắt VN.
Đến tháng 4/2014, Bộ Ngoại giao đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thông tin có 3 người đã nhận 69,9 triệu Yên Nhật (tương đương 11 tỉ đồng) của JTC để thực hiện gói thầu tư vấn kỹ thuật dự án Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1, giai đoạn I.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an phối hợp với Bộ GTVT tiến hành điều tra xác minh, làm rõ thông tin về việc JTC đã chi một khoản tiền hối lộ cho một số lãnh đạo ngành ĐSVN trong quá trình thực hiện dự án “Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1- giai đoạn I” bằng vốn ODA của Nhật Bản.
Đến 9/5/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an thông báo đã khởi tố vụ án hình sự về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (theo Điều 281 Bộ luật Hình sự) và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (theo Điều 285 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại RPMU.
Đồng thời, khởi tố bị can, ra lệnh bắt, khám xét đối với Trần Quốc Đông, Phạm Hải Bằng, Phạm Quang Duy, Nguyễn Nam Thái, Trần Văn Lục, Nguyễn Văn Hiếu./.
Theo Minh Quang
Theo_VOV
"Người đẹp" chuyển giới lĩnh án tù vì buôn ma tuý
Bị ảo giác về sức khỏe của dân chơi thuốc lắc nhằm phục vụ các show diễn tại quán ba, Nguyễn Văn Hiếu hay còn gọi là Trâm Anh - một phụ nữ chuyển giới đã nhiều lần "chơi" thuốc lắc. Từ đó, Hiếu sa ngã vào con đường phạm tội.
Nguyễn Văn Hiếu - "người đẹp" chuyển giới lĩnh 24 tháng tù về tội "mua bán trái phép chất ma túy".
Ngày 4/6, TAND quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hiếu (hay "hotgirl chuyển giới Trâm Anh, SN 1993, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, TP Hà Nội) 24 tháng tù về tội "Mua bán trái phép chất ma túy".
Trước đó, rạng sáng ngày 29/9/2014, tổ công tác Công an phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng (TP Hà Nội) đang làm nhiệm vụ tại phố Bạch Mai, phường Cầu Dền phát hiện Nguyễn Văn Hiếu đi xe đạp điện đằng sau chở Nguyễn Hữu Đạt (SN 1995, ở ngõ 461 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng) có biểu hiện nghi vấn nên tiến hành kiểm tra hành chính.
Qua đó, tổ công tác phát hiện, thu giữ trong lòng bàn tay trái của Hiếu 1 gói nhỏ được bọc bằng nilon trắng, bên trong chứa 10 viên nén màu trắng đục. Hiếu khai nhận toàn bộ những viên nén trên là thuốc lắc, Hiếu mang đi bán.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng giám định 10 viên nén màu trắng đục thu giữ của Hiếu là dạng ma túy tổng hợp.
Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Hiếu khai nhận, lúc đi ăn đêm thì nhận được điện thoại của Dũng (bạn quen ngoài xã hội), gọi đến hỏi mua 10 viên thuốc lắc với giá thỏa thuận 2,5 triệu đồng và hẹn địa điểm giao "hàng" cho Dũng.
Sau đó, Hiếu điện thoại hỏi mua của Tuấn (bạn ngoài xã hội) 10 viên ma túy tổng hợp với giá 2 triệu đồng để mang bán cho Dũng. Tuy nhiên, khi vừa đến phố Bạch Mai thì Hiếu và Đạt bị tổ công tác CA phường Cầu Dền kiểm tra, bắt giữ. Tuy nhiên, Đạt không hề biết Hiếu đang mang ma túy đi bán.
Tại cơ quan điều tra, Hiếu khai nhận, để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cá nhân, hàng tối, Hiếu chạy sô làm "gái nhảy" ở một số quán bar, làm tiếp viên ngồi hát karaoke cùng khách. Theo giới ăn chơi truyền đạt lại, để có đủ sức khỏe chạy sô, Hiếu buộc phải sử dụng ma túy tổng hợp.Từ đó Hiếu sa ngã vào con đường phạm tội và bị cơ quan chức năng bắt giữ đưa ra pháp luật xử lý.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Oan nghiệt cha đẩy con trai vào tù trước ngày cưới Vụ án không có gì đặc biết nhưng lại khiến các điều tra viên trăn trở trong quá trình điều tra. Họ tiếc cho Cường - khi bị bố đẩy vào con đường tù tội chỉ một tháng trước ngày làm đám cưới. Tin tức báo Tri thức trực tuyến đăng tải, Công an Hà Nội vừa kết luận điều tra vụ án...