6 cảm giác thèm ăn, đó là dấu hiệu gì?
Khi nói đến thức ăn, chúng ta thường thèm ăn thứ này hay thứ kia. Từ bánh pizza đến sô cô la, danh sách này là vô tận và lý do đằng sau tất cả những cảm giác thèm ăn này là do tâm trạng của chúng ta thay đổi. Nhưng điều đó không đúng.
Một nghiên cứu cho thấy cảm giác thèm ngọt rất có thể là do lượng đường trong máu thấp – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo các chuyên gia sức khỏe, mỗi cơn thèm ăn báo hiệu cơ thể có điều gì đó bất thường cần được quan tâm đúng mức.
Dưới đây là 6 cảm giác thèm ăn như vậy và những gì chúng biểu thị về sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn, theo Times of India.
1. Thèm muối
Muối hoặc natri cần thiết cho chức năng cơ của cơ thể. Nếu bạn đang có cảm giác thèm mặn thì đó có thể chỉ là sở thích nhất thời đối với món mặn và không có gì phải lo lắng.
Nếu bạn thường xuyên thèm muối, thì rất có thể cơ thể bạn đang cố gắng điều chỉnh sự mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể. Điều này có thể xảy ra do nôn mửa hoặc đổ mồ hôi quá nhiều.
2. Thèm đồ ngọt và đường
Nếu bạn cảm thấy thèm ăn bánh rán hoặc bất cứ thứ gì quá ngọt, thì đó có thể là sự phản ánh lượng đường trong máu của bạn.
Một nghiên cứu cho thấy cảm giác thèm ngọt rất có thể là do lượng đường trong máu thấp. Vì vậy, khi bạn thiếu năng lượng, bạn có thể thèm ăn một thứ gì đó ngọt ngào.
Mối quan tâm ở đây là, thời điểm bạn ăn đồ ngọt đó, nó có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn, sau đó là sự sụt giảm đường, gây ra một cơn thèm ngọt khác. Để tránh điều này, bạn nên ăn các loại carb phức tạp trong cả ngày để tạo sự cân bằng trong cơ thể.
Video đang HOT
Người ta thường nói rằng thèm sô cô la là dấu hiệu bạn đang bị thiếu magiê – SHUTTERTOCK
Người ta thường nói rằng thèm sô cô la là dấu hiệu bạn đang bị thiếu magiê. Nếu chúng ta xem xét các nghiên cứu, hiếm có tài liệu nào chứng thực điều đó. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thèm sô cô la cũng biểu thị lượng đường trong máu thấp, vì nó chứa nhiều năng lượng. Cảm giác thèm ăn cũng có thể là một dấu hiệu của căng thẳng.
4. Thèm bánh mì và mì ống
Theo quan niệm đầu tiên, cảm giác thèm ăn có thể giống như một lý do khiến lượng carb thấp, nhưng chúng có thể là một dấu hiệu khác của lượng đường trong máu thấp.
Theo các chuyên gia, carb có giá trị như năng lượng, vì vậy thèm ăn carb thường là do lượng đường trong máu thấp. Nên bổ sung lượng carb cỡ nắm tay trong mỗi bữa ăn dưới dạng bánh mì, cơm, mì ống hoặc khoai tây.
5. Thèm pho mát
Tuy phô mai rất giàu protein và canxi, nhưng việc thèm ăn thì không liên quan gì đến hai chất dinh dưỡng này.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cảm giác đói có thể là nguyên nhân chính dẫn đến cảm giác thèm ăn pho mát.
6. Thèm trà hoặc cà phê
Lý do đầu tiên và quan trọng nhất khiến bạn thèm uống trà hoặc cà phê là quá trình hydrat hóa. Nó thường xảy ra rằng để đáp ứng nhu cầu hằng ngày của mỗi người là từ 2-2,5 lít chất lỏng, và có người thì uống nước, người thì thích uống trà hoặc hoặc cà phê. Một lý do khác là nghiện caffeine, theo Times of India.
Cách duy nhất để kiểm soát thèm trà và cà phê là giảm lượng ăn vào và uống nhiều nước hơn.
Chỉ ăn 1 tép tỏi sống mỗi ngày có thể thay đổi diện mạo sức khỏe: Bí mật nằm ở một chất đặc biệt
Tỏi rất giàu hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, tạo cho tỏi có mùi hăng đặc trưng và cũng là nguồn gốc của giá trị sức khỏe độc đáo của tỏi.
Trang web PureWow vừa đăng tải bài viết tiết lộ những tác dụng rất tuyệt vời của việc ăn tỏi hàng ngày. Chúng ta đều biết rằng tỏi mang lại hương vị độc đáo cho thực phẩm, nó cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của toàn bộ cơ thể.
Tỏi sống gây khó chịu hơn tỏi nấu chín nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao hơn, những ai thích tỏi chiên thì ăn chiên, và cũng có thể thử ăn tỏi sống.
Tỏi rất giàu hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, tạo cho tỏi có mùi hăng đặc trưng và cũng là nguồn gốc của giá trị sức khỏe độc đáo của tỏi.
1, Trước hết, ăn tỏi thường xuyên giúp giảm cholesterol.
Tờ Annuals of Internal Medicine đã công bố một loạt kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy ăn nửa tép tỏi sống mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể mức cholesterol lipoprotein mật độ thấp, có lợi cho việc kiểm soát chứng tăng mỡ máu.
Mặc dù kết luận này vẫn còn gây tranh cãi, nhưng việc bổ sung tỏi vào kế hoạch bữa ăn hàng ngày chắc chắn sẽ không gây hại nhiều.
Một nghiên cứu của Úc vào năm 2019 đã chỉ ra rằng uống nước chiết xuất tỏi mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của bệnh nhân cao huyết áp. Vì vậy, ăn tỏi sống là một thói quen tốt hàng ngày để bảo vệ tim mạch.
2, Từ lâu, nhiều bài thuốc đã xác định tỏi sống là một vị thuốc chống cảm lạnh tự nhiên.
Một nghiên cứu năm 2014 đã xác nhận quan điểm này. Trong số những người ăn tỏi mỗi ngày trong 3 tháng liên tiếp, tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh thấp hơn đáng kể so với những người khác.
Một nghiên cứu trên tạp chí Nutrition đã xác nhận rằng chiết xuất tỏi có lợi ích tăng cường miễn dịch và chống viêm. Nó có thể điều chỉnh hiệu quả khả năng miễn dịch và duy trì cân bằng nội môi chức năng miễn dịch.
Vì vậy, tỏi không chỉ có thể ngăn chặn sự tiết nhiều chất nhầy ở mũi mà còn có lợi cho sức khỏe hệ miễn dịch.
3, Tỏi cũng là một "trạm phát điện dinh dưỡng".
Tuy tỏi có kích thước nhỏ nhưng nó cung cấp một lượng lớn vitamin B và vitamin C, cũng như các nguyên tố vi lượng như mangan, selen, sắt, đồng và kali... Đã có nhiều nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của tỏi và khẳng định về công dụng của chúng.
Tỏi có nhiều lợi ích như vậy, nhưng ăn tỏi quá cay và bị ợ chua thì phải làm sao?
Theo Amy Lee, một chuyên gia dinh dưỡng, tỏi sống có chứa một loại enzyme gọi là alliinase, có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn và chỉ được kích hoạt khi nó được cắt nhỏ hoặc nghiền nát.
Vì vậy, chúng ta nên đập dập tỏi để phát huy hết giá trị sức khỏe của nó. Một số người cho rằng ăn tỏi sống gây khó chịu, hôi miệng và kích ứng dạ dày mạnh, vậy nên ăn tỏi như thế nào?
Sau đây là một số phương pháp được khuyến nghị:
1. Trang trí đồ ăn nóng như mì ống
Theo Laura Jeffers, chuyên gia dinh dưỡng tại Cleveland Clinic, tỏi có thể được thêm vào mọi món ăn để trang trí, nhưng thứ tự thời gian khi thêm vào cũng cần được chú ý.
Chất alliinase trong tỏi sẽ bắt đầu bị phân giải ở nhiệt độ 60 C. Để bảo toàn chất dinh dưỡng, chỉ cần thêm nó sau khi nấu mì ống hoặc các món ăn khác sau khi tắt bếp.
2. Salad tỏi
Tỏi sống được băm nhỏ và cho vào nước trộn salad để làm gia vị, chúng ta có thể trộn tỏi băm bằng tay với nước trộn salad hoặc xoay nó trong máy xay thực phẩm và khuấy đều. Hoặc, bạn nên rắc một ít tỏi bào trực tiếp vào nước sốt xà lách xanh.
3. Với món bánh mì để ăn sáng
Bánh mì bơ được kẹp với những lát tỏi sống, mang đến hương vị độc đáo cho bữa sáng. Vị béo ngậy của bơ có thể làm dịu đi vị cay của tỏi, những người không quen với tỏi sống có thể ăn được.
4. Làm thành phần cho món guacamole
Một số người thích thêm hành tây vào guacamole, vì vậy thêm nửa tép tỏi băm cũng là một ý kiến hay.
Tóm lại, ăn tỏi sống có thể mang lại một loạt lợi ích. Nếu bạn không thích ăn trực tiếp một tép tỏi thì không cần phải ép, vì một nửa hoặc một tép tỏi mỗi ngày hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu.
Hãy thử các phương pháp trên và ăn một ít tỏi sống mỗi ngày để sức khỏe của bạn dần đi đúng hướng.
Thực phẩm bé 'mê tít' nhưng mẹ cần hạn chế cho ăn vì không tốt cho hệ tiêu hóa Dù bé mê mẩn những thực phẩm này đến thế nào thì mẹ cũng cần hạn chế cho con ăn vì sẽ gây gánh nặng lên hệ tiêu hóa còn non nớt của con. Thực phẩm cay Vị cay có thể kích thích vị giác nên trẻ thường rất thích ăn. Tuy nhiên vì chức năng tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện...