6 cách kết hợp thực phẩm tăng khả năng chống ung thư
Sự kết hợp thực phẩm tạo ra sức mạnh tổng hợp, nhờ đó, khả năng chống ung thư cũng được tối ưu hơn.
Hàng ngàn nghiên cứu khoa học trong vài thập kỷ qua cho thấy một số loại trái cây, rau củ và các loại thực phẩm lành mạnh khác có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư. Nhưng bạn có biết rằng công dụng này của các loại thực phẩm sẽ được tăng lên nhiều lần nếu có sự kết hợp đúng cách giữa chúng với nhau.
“Sự kết hợp thực phẩm tạo ra sức mạnh tổng hợp, trong đó các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, chẳng hạn như vitamin, khoáng chất và chất phytochemical kết hợp làm việc với nhau tốt hơn so với khi chúng hoạt động riêng biệt. Nhờ đó, khả năng ngăn ngừa ung thư cũng được tối ưu hơn”, Tiến sĩ David Brownstein, thành viên Hội đồng trung tâm Y tế Newsmax cho biết.
Dưới đây là những cách kết hợp thực phẩm tăng khả năng chống ung thư của thực phẩm.
1. Cà chua và bông cải xanh
Cà chua chứa nhiều lycopene, vitamin C, vitamin A, còn bông cải xanh chứa các chất phytochemical beta-carotene, isothiocyanates và indoles. Kết hợp 2 loại thực phẩm này sẽ có tác dụng phòng ngừa ung thư rất tốt, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt. Đây là kết luận được rút ra từ một nghiên cứu tại Đại học Illinois.
Ảnh minh họa
“Khi cà chua và bông cải xanh được ăn cùng nhau, chúng ta thấy một hiệu ứng phụ” Giáo sư John Erdman, chuyên gia về khoa học thực phẩm cho biết. “Chúng tôi nghĩ rằng đó là bởi vì các hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau trong từng loại thực phẩm có tác dụng chống ung thư khác nhau. Sẽ tốt hơn nếu ăn ăn cà chua nhiều hơn để có thể bổ sung lycopene, và cà chua nấu chín có thể tốt hơn so vớicà chua sống. Khi được chế biến, các thành phần chống ung thư của cà chua và bông cải xanh sẽ có tác dụng tốt hơn”, ông nói thêm.
2. Trà và chanh
Trà là thức uống có hàm lượng chất chống oxy hóa polyphenol cao, bao gồm catechin và flavonoids. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một ly trà xanh có chứa lượng flavonoid như gần bằng 5 ly rượu vang đỏ hoặc 9 quả táo. Catechin là một chất chống ung thư đặc biệt mạnh. Tuy nhiên, nó thường chỉ được hấp thụ khoảng 20% sau khi tiêu hóa.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Đại học Purdue cho thấy thêm chanh để trà xanh cho phép khả năng hấp thụ catechin sau khi tiêu hóa lên tới 80%. Nhờ đó, hiệu quả chống ung thư cũng tăng lên.
3. Rau cải xoăn và chanh
Chanh là loại thực phẩm cung cấp một lượng lớn vitamin C và cải xoăn là loại rau lá xanh rất giàu chất sắt. Trong khi cơ thể hấp thụ được 22% chất sắt từ thức ăn động vật thì lượng sắt hấp thụ từ thực vật chỉ được 1-8%. Tuy nhiên, khi thêm vitamin C vào thực phẩm, lượng sắt được hấp thụ sẽ tăng lên.
Ảnh minh họa
Do đó, “khi tiêu thụ cải xoăn, hãy thêm chanh vào để tăng lượng sắt được hấp thụ, góp phần tăng khả năng phòng chống ung thư”, Tiến sĩ Brownstein cho biết.
4. Thịt bò và hương thảo
Thực phẩm giàu protein như thịt đỏ sau khi chế biến thường sản xuất amin dị vòng (HCAs) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) – các chất gây ung thư gây ra những thay đổi trong DNA liên quan đến ung thư. Một nghiên cứu tại Đại học Minnesota phát hiện ra rằng các loại thịt khác cũng vậy, cho dù chế biến theo hình thức nào thì cũng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy đến 60% và các nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, vú, gan, phổi…
Ảnh minh họa
Hương thảo chứa các chất chống oxy hóa axit rosmarinic, carnosol và acid carnosic. Khi ướp thực phẩm nướng với hương thảo sẽ giảm lượng hóa chất gây ung thư khi nướng. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm Mỹ phát hiện ra rằng nồng độ cao của hương thảo sẽ làm giảm hóa chất gây ung thư hơn 90%.
5. Nghệ và hạt tiêu đen
Nhiều nghiên cứu cho thấy nghệ có chứa chất chống ung thư và chống viêm do thành phần curcumin trong nó. Curcumin đã được chứng minh để ngăn chặn ung thư dạ dày, gan, phổi và ung thư vú. Peperine, thành phần trong gia vị hạt tiêu đen cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn ung thư.
Ảnh minh họa
Một nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư Đại học Michigan phát hiện ra rằng hạt tiêu đen ngăn chặn các khối u ung thư vú. “Thêm hạt tiêu đen với bất kỳ thực phẩm có chứa bột nghệ sẽ càng làm tăng tác dụng của curcumin”, Tiến sĩ Brownstein cho biết.
6. Cà chua và bơ
Cà chua chứa nhiều lycopene – một chất chống oxy hóa là một loại carotenoido. Một nghiên cứu cho thấy ăn nhiều hơn 10 khẩu phần lycopene một tuần sẽ giảm tổng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tới 35% và giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tới 53%.
Ảnh minh họa
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho thấy phụ nữ bổ sung lycopene có 22 phần trăm giảm nguy cơ ung thư vú. “Các chất béo từ bơ làm tăng tác dụng của các carotenoid trong cà chua”, Tiến sĩ Brownstein cho biết.
Theo Datviet
Bệnh thoái hóa cột sống ở nhân viên văn phòng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý cột sống gia tăng, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là thói quen làm việc sai tư thế của nhân viên văn phòng.
Hiện chưa có thống kê chính xác để nói về tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống, tuy nhiên, đây là bệnh lý cột sống rất phổ biến, chiếm trên 60% bệnh lý chỉnh hình cột sống.
Ngồi theo thói quen
Chúng tôi đã có mặt tại Công ty Korea Express Sài Gòn; Công ty AEG, nơi có nhiều nhân viên văn phòng. Qua điều tra phát 50 phiếu với những câu hỏi do chúng tôi tự lập như: Bạn có biết tư thế làm việc sai ảnh hưởng đến cột sống như thế nào? Bạn đã ngồi đúng tư thế? Bạn tự nghĩ tư thế cho mình hay ngồi theo tiêu chuẩn nào?...
Đối tượng hỏi chủ yếu là nhân viên văn phòng, những người làm việc từ 5 - 12 năm trong môi trường văn phòng. Đa số câu trả lời đều biết là việc ngồi sai tư thế sẽ ảnh hưởng đến bệnh lý cột sống, tuy nhiên mọi người thường tự điều chỉnh tư thế làm việc mà mình cảm thấy thoải mái, dễ nhìn, dễ ngồi, chứ không theo một quy chuẩn nào.
Tóm lại, mọi người vẫn ngồi theo thói quen là chính và sau mỗi buổi làm việc ai cũng cảm thấy đau, mỏi cổ, gáy, lưng...
PV phát phiếu thăm dò tại Công ty Korca Express Sài Gòn. PGS.TS Trần Đình Chiến, Bệnh viện 103 cho biết, thoái hóa đốt sống cổ và lưng là bệnh hay gặp nhất trong bệnh lý cột sống, không chỉ ở những người già mà còn ở cả những người trẻ làm việc trong văn phòng, ít vận động, phải cúi nhiều.
Tư thế sai là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, lưng. Đặc biệt là làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống...
Các dấu hiệu điển hình của bệnh có thể dễ nhận thấy là cổ cứng nhắc, khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau. Khi bị thoái hóa các khớp, có thể bị biến dạng, sưng, gây đau, làm hạn chế vận động.
Người bệnh cũng có thể bị rối loạn thần kinh thực vật ở vùng cổ, vai, tay, làm cho hẹp động mạch đốt sống, gây ra tình trạng thiếu máu miền não sau, làm cho bệnh nhân thấy ù tai, mờ mắt, chóng mặt... Thoái hóa đốt sống cổ còn có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, gây hội chứng chèn ép tủy, cổ, rối loạn cảm giác tứ chi...
9 tiêu chuẩn của tư thế làm việc đúng
Tư thế ngồi làm việc với máy tính: IE TS Nguyễn Thu Hà, Phòng Tâm sinh lý lao động, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường cho biết, một tư thế làm việc đúng cần tuân thủ 9 tiêu chuẩn gồm: Vị trí làm việc; bề mặt làm việc; ghế và tựa lưng; khoảng để chân; tư thế người lao động; góc nhìn và tầm nhìn; chiếu sáng; môi trường làm việc; giải lao.
Qua đó, người lao động cần làm việc bảo đảm tư thế thoải mái, cột sống có độ cong tự nhiên, không phải vươn người, vẹo trái, phải, có ghế tựa lưng, chân ở tư thế nghỉ ngơi trên sàn hoặc bục để chân, góc khủy tay khoảng 90 độ, góc thân mình và đùi trong từ 90 - 120 độ.
Nếu ghế cao quá phải kê chân, độ dốc khoảng 30 độ, ghế phải điều chỉnh độ cao từ 35 - 50cm, rộng tối thiểu 45cm, không sắc cạnh, có độ nghiêng 0 - 10 độ. Chiều cao mặt bàn làm việc nên ở 65 - 75cm và nên sử dụng giá đỡ bàn phím. Tầm nhìn thích hợp nhất 50cm, góc nhìn tốt nhất trong khoảng 10 - 30 độ dưới đường ngang mắt người lao động. Cạnh trên của màn hình phải dưới tầm mắt.
Độ sáng cần đảm bảo đủ ánh sáng, bao gồm ánh sáng chung và ánh sáng tại chỗ, tránh bị chói, lóa. Về thời gian nghỉ ngơi, sau mỗi giờ làm việc liên tục với máy tính cần có thời gian nghỉ ngơi cho mắt, khi nghỉ ngơi nên thư giãn nhẹ cho các cơ và mắt bằng cách nhìn xa, nhắm - mở...
Theo VNE
Cảnh báo ngộ độc thuốc nhỏ mũi ở trẻ nhỏ Trong thực tế đã thấy nhiều trường hợp ngộ độc thuốc nhỏ mũi co mạch xảy ra ở nhóm tuổi từ 1 tháng đến 3 tuổi do người nhà tự ý dùng loại thuốc này cho trẻ em. Vì sao trẻ hay bị nghẹt mũi? Trẻ em thường dễ nhạy cảm với thời tiết. Hệ hô hấp của trẻ nhỏ cũng rất dễ...