6 cách để trẻ em không chết đuối
Đại diện WHO nhấn mạnh: đuối nước là “dịch” thầm lặng cướp hơn 2.000 trẻ em Việt Nam mỗi năm, tuy nhiên “dịch” này có thể phòng ngừa.
Trao ấn phẩm “Hướng dẫn toàn cầu về phòng, chống đuối nước” ở trẻ em vào sáng 26-2 – Ảnh: HÀ THANH
Sáng 26-2 tại Hà Nội, Bộ LĐ – TBXH phối hợp với văn phòng địa diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (WHO) cùng các đơn vị công bố bản “Hướng dẫn toàn cầu về phòng, chống đuối nước”.
Theo đó, ấn phẩm “Hướng dẫn toàn cầu về phòng, chống đuối nước” đã đề ra 6 biện pháp can thiệp và 4 chiến lược hỗ trợ công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em.
Cụ thể, 6 can thiệp phòng, chống đuối nước ở trẻ em bao gồm: tạo môi trường an toàn tránh xa nguồn nước cho trẻ em mầm non; làm rào để kiểm soát trẻ tiếp cận nguồn nước; dạy cho trẻ em tuổi tiểu học trở lên biết bơi và biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước; xây dựng khả năng chống chịu rủi ro và quản lý rủi ro và các hiểm họa khác ở cấp độ địa phương và quốc gia; đào tạo người dân kỹ năng cứu hộ và sơ cứu; xây dựng và thực thi các quy định về an toàn giao thông đường thủy như tàu, thuyền, phà.
Video đang HOT
6 can thiệp phòng, chống đuối nước ở trẻ em được cung cấp trong ấn bản – Ảnh: HÀ THANH
Bên cạnh đó, 4 chiến lược hỗ trợ gồm: khuyến khích phối hợp đa ngành; tăng cường nhận thức của nhân dân về phòng, chống đuối nước thông qua truyền thông có chiến lược; thiết lập kế hoạch an toàn đường thủy quốc gia; nghiên cứu phòng, chống đuối nước trẻ em thông qua thu thập dữ liệu và nghiên cứu bài bản.
Phát biểu tại lễ công bố ấn bản hướng dẫn toàn cầu về phòng, chống đuối nước, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐ -TBXH cho biết, hằng năm đuối nước lấy đi sinh mạng của hơn 2.000 trẻ em tại Việt Nam, con số này cao gấp 10 lần so với các nước có thu nhập cao trong khu vực và trên thế giới.
Bà Nguyễn Thị Hà phát biểu tại lễ công bố ấn phẩm – Ảnh: HÀ THANH
Nguyên nhân mà Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà chỉ ra là ở những vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn có nguy cơ đuối nước cao còn thiếu thốn về cơ sở vật chất và giáo viên dạy bơi. Do đó thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh các triển khai can thiệp về phòng, chống đuối nước cho trẻ em và giảm tử vong đuối nước cho trẻ em.
Ông Kidong Park, đại diện tổ chức WHO nhấn mạnh đuối nước là “dịch” thầm lặng, tuy nhiên đuối nước có thể phòng ngừa được. WHO cùng các đơn vị ban hành ấn phẩm “Hướng dẫn toàn cầu về phòng, chống đuối nước” như là tài liệu cung cấp hiệu quả các việc có thể triển khai để phòng, chống đuối nước ở trẻ em.
HÀ THANH
Theo tuoitre
TP.HCM: Gần 8.000 ca mắc sốt xuất huyết trong 2 tháng đầu năm
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nếu mỗi người dân không có ý thức phòng bệnh, dịch bệnh này sẽ bùng phát trong cộng đồng.
Tích lũy từ đầu năm đến nay, số ca mắc sốt xuất huyếttại TP.HCM là 7.835 ca, tăng 279% so với cùng kỳ năm 2018. Theo Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, bệnh sốt xuất huyết đang vào giai đoạn cuối mùa dịch 2018-2019, tuy nhiên số ca bệnh hàng tuần còn giảm khá chậm.
Trong tuần từ 15 - 21/2, toàn TP đã ghi nhận 800 ca mắc sốt xuất huyết.
Do đỉnh dịch năm 2018-2019 rơi vào tuần thứ 3 của năm 2019, chậm hơn 10 tuần so với đỉnh của mùa dịch trước và số ca bệnh hàng tuần giảm chậm nên số ca tích lũy trong 8 tuần đầu năm 2019 cao hơn cùng kỳ năm trước.
Cũng theo Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết tại quận Tân Phú và huyện Củ Chi.
Bệnh nhi mắc sốt xuất huyết đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh minh họa
Điều đáng lưu ý là trước đây, bệnh sốt xuất huyết được cho là bệnh của trẻ em, tuy nhiên hơn 10 năm nay tỷ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết người lớn (trên 15 tuổi) xấp xỉ 50% trong tổng số ca bệnh ghi nhận được. Các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết hầu hết ghi nhận trên bệnh nhân có cơ địa béo phì, bệnh mạn tính; một số trường hợp tử vong ở người lớn còn do chủ quan tự điều trị tại nhà, đến bệnh viện trễ.
Để nhanh chóng kéo giảm số ca mắc hàng tuần, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM khuyến cáo mọi người dân cần chủ động:
- Diệt lăng quăng, diệt muỗi, phòng tránh muỗi đốt.
- Nếu bản thân có triệu chứng sốt cao đột ngột trong vòng 2 - 7 ngày, cần đi khám bệnh tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
- Người bệnh sốt xuất huyết cần uống đủ nước, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị; khi thấy có các dấu hiệu xuất huyết nhiều, nôn ói, bứt rứt, li bì... cần đưa người bệnh đến cơ sở tế ngay để được xử trí.
Theo congly
Cô bé 4 tuổi tử vong chỉ vì căn bệnh cúm mùa quen thuộc, bố mẹ đau đớn tuyệt vọng: "Chúng tôi không biết làm gì để cứu con" Ngỡ rằng chỉ là cơn cảm cúm thông thường nhưng cặp vợ chồng không thể ngờ mình lại mất con gái nhanh đến như vậy. Bệnh cúm là bệnh tương đối phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, không riêng gì quốc gia nào và trẻ em chính là đối tượng dễ bị nhiễm cúm nhất do sức đề kháng còn rất...