6 cách cầm máu vết thương nhanh chóng tại nhà
Thông thường, khi bị vùng da nào trên cơ thể bị đứt gây chảy máu, bạn thường buộc chặt khu vực bằng một miếng vải hoặc rửa dưới vòi nước.
Đó là những điều bạn được biết với các trường hợp chảy máu dạng nhẹ, đôi khi, một số tình thế cấp bách, bắt buộc bạn phải thực hiện các biện pháp y tế cầm máu ngay lập tức, nếu không, nó có thể để lại những hậu quả đáng tiếc.Hãy tìm hiểu một số cách cầm máu vết thương ngay tại nhà, bất kỳ ai cũng phải biết và áp dụng trong trường hợp cần thiết nhất.
1.Bột cà phê
Áp bột cà phê lên vết thương để ngăn chặn chảy máu. Cà phê có tác dụng làm se và đóng miệng vết thương nhanh. Đây là thủ thuật đơn giản nhất có thể sử dụng tại nhà để ngăn vết thương chảy máu..
2.Bột nghệ
Bạn có thể đắp bột nghệ lên các vết thương hở để cầm máu. Nghệ không chỉ dừng máu chảy trong vài phút mà còn ngăn ngừa nhiễm trùng.
Video đang HOT
3. Túi trà
Nhúng một túi trà trong nước lạnh rồi nhẹ nhàng áp lên vết thương khoảng 1 đến 2 phút. Túi trà sẽ làm ngưng chảy máu và hình thành máu đông ở vết thương.
4. Kem đánh răng
Bôi kem đánh răng lên chỗ bị đứt tay sẽ cầm được máu và giảm đau xót chỗ vết thương vì trong kem có các thành phần làm se da, làm dịu mát da của bạn
5. Tinh bột ngô
Bột ngô có chứa các thành phần làm đông máu hiệu quả, vì thế đắp bột ngô vào vết thương là phương pháp cầm máu rất nhanh, chỉ trong vòng 1 phút, vết thương của bạn đã khô lành.
6. Đá lạnh
Khi bạn bi đứt tay thì hãy lấy ngay 1 viên đá lạnh trong tủ lạnh chườm trực tiếp lên vết thương, đá sẽ làm các mao mạch xung quanh vết thương co lại.
Chính việc này sẽ làm máu ở khu vực bị đứt tay đông lại và ngừng chảy tức thì.
Theo www.phunutoday.vn
Nghệ An: Kịp thời cứu sống sản phụ sinh con thứ 5 bị mất gần hết máu trong cơ thể
Sau khi sinh, sản phụ bị đờ tử cung, băng huyết. Mặc dù đã được các bác sĩ Bệnh viện tuyến huyện phẫu thuật cấp cứu cắt tử cung bán phần thấp để cầm máu, nhưng sản phụ vẫn có dấu hiệu tiếp tục mất máu, dần rơi vào trạng thái shock.
Kíp mổ đã kịp thời cứu sống sản phụ bị mất gần hết máu sau khi sinh.
Thông tin từ Bệnh viện HNĐK Nghệ An cho biết: "Sau 1 tuần khi được phẫu thuật cấp cứu băng huyết sau sinh, sản phụ Bùi Thị Hồng (SN 1978) đã hồi phục sức khỏe và sẽ sớm được ra viện".
Theo đó, vào 15h30' ngày 27/4, Khoa Cấp cứu và Khoa Sản Bệnh viện HNĐK Nghệ An tiếp nhận sản phụ Bùi Thị Hồng (SN 1978, trú ở phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) bị shock trụy mạch, mất máu gần hết sau sinh.
Sản phụ được chuyển tuyến từ y tế cơ sở lên trong tình trạng sức khỏe rất xấu, nguy cơ tử vong cao: da xanh, niêm mạc nhợt, vô niệu, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, bụng chướng căng...
Được biết, trước đó vào lúc 7h sáng cùng ngày, sản phụ đã sinh thường con thứ 5 là một bé trai cân nặng 3,5 kg tại Bệnh viện tuyến dưới. Sau sinh, sản phụ bị đờ tử cung, băng huyết. Mặc dù đã được các bác sĩ Bệnh viện huyện phẫu thuật cấp cứu cắt tử cung bán phần thấp để cầm máu, nhưng sản phụ vẫn có dấu hiệu tiếp tục mất máu, dần rơi vào trạng thái shock.
Sau một tuần điều trị sức khỏe sản phụ Hồng đã dần hồi phục.
Khẩn trương hội chẩn, các bác sĩ khoa Sản đã quyết định mổ cấp cứu tối khẩn để cầm máu, cứu sống bệnh nhân. Đúng như chẩn đoán, sản phụ bị chảy máu rất phức tạp. Trong ổ bụng sản phụ có khoảng 2 lít dịch máu tươi lẫn máu cục. Mỏm cắt tử cung đang chảy máu, đi kèm là động mạch tử cung bên phải đang phun máu liên tục.
Kíp mổ đã kịp thời khâu cầm máu mỏm cắt, bóc tách rõ ràng và tìm thắt động mạch hạ vị nhằm cầm máu triệt để; huy động máu nhóm O từ ngân hàng máu của bệnh viện truyền bù cho bệnh nhân...Được mổ kịp thời, sản phụ Bùi Thị Hồng qua cơn nguy kịch. Đến nay, sức khỏe sản phụ đã dần hồi phục, sớm được xuất viện.
Nguyễn Tú
Theo Dân trí
Loại rau được ví như "món mặn" có nhiều ở Việt Nam: 5 công dụng tuyệt vời Tại Việt Nam, hẹ là loại thực phẩm được các chị em nội trợ yêu thích, thậm chí còn được ví như "món mặn trong các loại rau" bởi mùi vị ngon, nhiều công dụng mà giá thành lại rẻ. Trung y quan niệm, rau hẹ vị cay hơi chua, mùi hăng, tính ấm, có tác dụng bổ thận, bổ dương, ôn trung,...