6 bước xử trí cơn hen phế quản
Hen phế quản còn gọi là hen suyễn, là một bệnh lý đường hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính.
Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, người bệnh sẽ phản ứng một cách dữ dội: khó thở, khò khè, ho…
Mức độ triệu chứng cơn hen phế quản có thể xếp từ nhẹ đến nguy hiểm tính mạng. Vì vậy việc nhận biết và xử trí đúng là vô cùng quan trọng.
Hen phế quản có 2 đặc tính then chốt: bệnh sử và các triệu chứng hô hấp (ho, khò khè, khó thở, nặng ngực) biến đổi theo thời gian và độ nặng, và sự giới hạn dòng khí thở ra có thể thay đổi. Triệu chứng bệnh bao gồm những cơn thở rít, thở nhanh, ngực bị co ép và ho, đặc biệt xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm.
Nhận biết cơn hen phế quản cấp tính
Cơn hen phế quản đặc trưng bởi các dấu hiệu như khò khè, khó thở, đau hoặc cảm thấy nặng ngực hay ho. Các dấu hiệu này xuất hiện đột ngột, thường xảy ra sau một yếu tố kích thích như: gắng sức quá mức, tiếp xúc với các chất dị ứng (khói thuố.c l.á, khói bụi, các hóa chất tẩy rửa, thuố.c, thức ăn,..) thay đổi thời tiết, hay nhiễm virus hô hấp.
Những triệu chứng báo trước một cơn khó thở do hen phế quản sắp xuất hiện là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi.
Sau những dấu hiệu đó, cơn hen phế quản xuất hiện với các triệu chứng: khò khè nặng cả khi người bệnh hít vào lẫn thở ra, ho liên tục, thở rất nhanh. Nếu nhận biết và điều trị kịp thời triệu chứng khó thở sẽ cải thiện sau vài phút đến vài giờ.
Nếu chậm trễ, các triệu chứng nặng hơn như: đau ngực, nặng ngực, nói khó, cảm giác lo âu, bất an, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, tím môi và đầu ngón. Tình trạng trên nếu kéo dài, người bệnh sẽ bị giảm oxy má.u, dẫn đến thiếu má.u não và bị ngất, mất ý thức… và có thể t.ử von.g.
Người bệnh hen phế quản phải luôn mang theo thuố.c bên mình.
Các bước xử trí cơn hen phế quản
Video đang HOT
Để hạn chế tối đa việc xuất hiện những cơn khó thở cấp tính bệnh nhân phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tránh các yếu tố khiến mình phải vào đợt khó thở cấp tính. Đồng thời, bên cạnh mình luôn luôn có bình thuố.c cắt cơn khó thở dù đang ở bất cứ nơi nào. Đặc biệt người nhà bệnh nhân hoặc những người bên cạnh cần nắm vững các bước xử trí như sau:
Bước 1: Lập tức đưa người bệnh rời khỏi tác nhân kích động cơn hen đến nơi thoáng khí, không tập trung nhiều người quanh người bệnh.
Bước 2: Làm ấm cơ thể người bệnh, tránh điều hòa, quạt ẩm.
Bước 3: Đỡ người bệnh ngồi dậy hoặc nằm kê cao nửa người (trên giường), giúp người bệnh dễ thở hơn. Tuyệt đối không xoa hay vuốt ngực cho người bệnh trong khi người bệnh đang lên cơn hen vì điều này càng khiến khó thở, nặng ngực và tức ngực hơn.
Bước 4: Sử dụng ngay thuố.c điều trị dạng xịt, tác dụng nhanh như Ventolin hoặc Berodual. Nếu hen phế quản nhẹ, thường xịt hít 2 nhát/ lần, là thuố.c có tác dụng, cắt cơn hen hiệu quả (vì vậy người bệnh phải luôn mang theo thuố.c này bên mình).
Sau 20 phút, nếu cơn hen vẫn không giảm thì tiếp tục xịt thêm 2 nhát, sau đó nếu triệu chứng vẫn không giảm thì xịt thêm 2 nhát và đưa bệnh nhân tới bệnh viện cấp cứu.
Luôn có bình thuố.c cắt cơn khó thở dù đang ở bất cứ nơi nào.
Bước 5: Nếu là cơn hen phế quản nặng (lúc ngồi nghỉ cũng khó thở, nói không hết được nguyên câu, thở dốc): xịt hít thuố.c cắt cơn và đưa vào bệnh viện gần nhất.
Bước 6: Nếu là cơn hen phế quản đ.e dọ.a tính mạng (tím tái, lú lẫn, vã mồ hôi, không thể nói chuyện được): gọi ngay xe cấp cứu (cấp cứu 115..), trong thời gian chờ đợi xe thì phải xịt ngay 2 nhát thuố.c cắt cơn. Nếu có thể tiêm thuố.c giãn phế quản beta 2 dưới da cho người bệnh.
Tóm lại, bệnh nhân hen phế quản cần tránh các yếu tố kích thích có thể khiến mình lên cơn khó thở, thậm chí nguy kịch đến tính mạng, đồng thời bệnh nhân cần luôn mang bên mình thuố.c cắt cơn khó thở. Bệnh nhân và người nhà cần nắm vững chế độ, kế hoạch phòng ngừa và điều trị hen theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nhân lực phục hồi chức năng chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu người dân
Tại Việt Nam, với 10.000 người dân chỉ có 0,25 nhân viên y tế phục hồi chức năng. Trong khi đó, mức nhân lực khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là 0,5 -1 người/10.000 dân.
Mảnh ghép không thể thiếu của hệ thống y tế hoàn chỉnh
Phục hồi chức năng đóng vai trò rất quan trọng và là một trong các trụ cột của hệ thống y tế. Hiện nay, nhu cầu phục hồi chức năng của người dân ngày càng tăng do xu hướng già hóa dân số, nhiều người mắc các bệnh lý mạn tính.
Phục hồi chức năng là tập hợp các can thiệp, bao gồm các phương pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, công nghệ trợ giúp, biện pháp giáo dục, hướng nghiệp, xã hội và cải thiện môi trường, để người bệnh phát triển, đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng, phòng ngừa và giảm tình trạng khuyết tật phù hợp với môi trường sống của người bệnh.
Đặc biệt, phục hồi chức năng là dịch vụ y tế dành cho người khuyết tật và bất kỳ người dân nào có vấn đề sức khỏe, bị khiếm khuyết hoặc chấn thương cấp tính hoặc mạn tính, khiến hoạt động chức năng bị hạn chế, giúp cho người bệnh hồi phục lại tối đa chức năng cơ thể thông qua các biện pháp luyện tập, thay đổi môi trường.
Mục đích chính của phương pháp trong phục hồi chức năng là làm giảm tối đa tác động của giảm chức năng và khuyết tật, từ đó, giúp người bệnh hòa nhập hoặc tái hòa nhập với xã hội. Những chức năng này có thể thuộc về chức năng thể chất hoặc tâm thần (khả năng vận động, nhận thức, tư duy,...).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm hoặc mất đi chức năng như: ta.i nạ.n, dị tật bẩm sinh, hậu quả của các bệnh lý nặng,... Mỗi trường hợp bệnh, khuyết tật sẽ phù hợp với một hình thức phục hồi khác nhau. Mục tiêu điều trị là hồi phục sức khỏe tối đa cho người bệnh, giúp họ lấy lại được khả năng tự hoạt động. Ở từng trường hợp, phục hồi chức năng sẽ đóng vai trò khác nhau như:
Phục hồi chức năng cho người khuyết tật vận động như liệt, yếu chân tay... giúp người bệnh có thể tự đi lại, tự phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
Phục hồi chức năng cho người đột quỵ có thể tự sinh hoạt (tắm rửa, ăn uống, mặc quần áo) mà không cần người khác giúp đỡ.
Phục hồi chức năng phổi cho người bệnh có thể hô hấp được tốt hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Phục hồi chức năng tim cho người bị bệnh tim mạch không gặp nhiều trở ngại trong các hoạt động thể dục thể thao....
Bệnh nhân tập phục hồi chức năng tại Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngoài ra, phương pháp phục hồi chức năng còn giúp người bệnh:
Ngăn ngừa thương tật thứ cấp. Thường là những di chứng xảy ra sau một bệnh lý nhất định. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh: teo cơ, co rút, cứng khớp, loét, loãng xương, cốt hóa lạc chỗ...
Tăng cường khả năng hoạt động còn lại của cơ thể, giảm thiểu tối đa hậu quả khuyết tật, tàn tật cho người bệnh.
Hạn chế suy nghĩ tiêu cực của người bệnh về tình trạng sức khỏe của mình.
Với những lý do trên, phục hồi chức năng là một lĩnh vực mang tính cộng đồng cao, giúp người bệnh có những cơ hội bình đẳng, tham gia vào các hoạt động xã hội. Đồng thời, góp phần tăng cao ý thức phòng ngừa, giảm thiểu tỷ lệ khuyết tật.
Nhân lực phục hồi chức năng còn thấp hơn khuyến cáo
Theo TS.BS Vương Ánh Dương (Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế), báo cáo nghiên cứu năm 2020 của Bộ Y tế cho thấy có khoảng 0,25 nhân viên y tế phục hồi chức năng trên 10.000 dân (0,25 người/10.000 dân), thấp hơn mức nhân lực khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (từ 0,5 - 1 người/10.000 dân).
Tỷ lệ nhân viên y tế phục hồi chức năng ở Việt Nam đang ở mức thấp so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Hiện nay, cả nước có 63 bệnh viện/trung tâm phục hồi chức năng. Mạng lưới hệ thống phục hồi chức năng bao gồm: 01 Bệnh viện Phục hồi chức năng trực thuộc Bộ Y tế, 38 bệnh viện phục hồi chức năng tuyến tỉnh (trong đó có 10 bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng); 25 bệnh viện/trung tâm phục hồi chức năng thuộc các Bộ, ngành. Ở tuyến trung ương có 100% bệnh viện đa khoa, 75% bệnh viện chuyên khoa. Tuyến tỉnh có 90% bệnh viện đa khoa, 40% bệnh viện chuyên khoa có khoa phục hồi chức năng. Tuyến huyện có 70% bệnh viện có khoa phục hồi chức năng riêng biệt hoặc ghép với khoa khác; 95% Trạm y tế có phân công cán bộ theo dõi công tác phục hồi chức năng và người khuyết tật. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hiện đang quản lý 14 bệnh viện/trung tâm Chỉnh hình - Phục hồi chức năng và 230 cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng có hoạt động phục hồi chức năng.
Trong khi đó, phục hồi chức năng ngày càng chứng tỏ vai trò trong điều trị bệnh nhân sau chấn thương, phẫu thuật, sau ung thư, đột quỵ, chấn thương sọ não, tổn thương tủy sống, các bệnh mạn tính...Do vậy, để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực, các trường, các cơ sở cần tích cực đào tạo liên tục, cung cấp nguồn nhân lực. Khi chất lượng của mạng lưới phục hồi chức năng được nâng cao sẽ giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Cấp tốc chống lây nhiễm chéo sau trường hợp t.ử von.g vì bệnh sởi Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2024 đến nay, số ca sởi dương tính cao hơn 111 lần so với cùng kỳ năm 2023. Tại tỉnh Đồng Nai vừa ghi nhận b.é tra.i 3 tuổ.i tử vong do nghi sởi biến chứng, nâng tổng số t.ử von.g lên 6 trường hợp từ đầu năm đến nay. Dịch sởi bùng phát vào năm...