6 bước đơn giản phòng bệnh tay chân miệng
Dịch tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng tại khu vựa phía Nam. Mới 6 tuần đầu năm đã có hơn 6.300 ca mắc, 9 trường hợp tử vong. Bộ Y tế khuyến cáo, 6 bước đơn giản sau đây giúp người dân ngăn ngừa căn bệnh chết người này.
1. Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
2. Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng ăn chín, uống chín vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi) sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày không mớm thức ăn cho trẻ không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Chú ý vệ sinh ăn uống, sinh hoạt cho trẻ để phòng bệnh
3. Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
4. Quản lý phân: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Video đang HOT
5. Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
6. Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.
Theo SKDS
Bệnh TCM tăng 10 lần so với năm trước
Tại cuộc họp trực tuyến phòng chống bệnh tay chân miệng do Bộ Y tế tổ chức hôm 25-5, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Nguyễn Văn Bình cho hay bệnh tay chân miệng đang bùng nổ.
Báo cáo của ông Nguyễn Văn Bình cho hay chưa hết năm tháng đầu năm 2012, số ca mắc bệnh tay chân miệng cả nước đã lên đến trên 46.000 trường hợp, 27 bệnh nhi đã tử vong. So với cùng kỳ năm 2011, số mắc đã tăng 10,2 lần, số tử vong tăng 1,7 lần.
Đặc biệt, có những địa phương như Đà Nẵng số mắc tăng... 22,27 lần so với cùng kỳ năm 2011. TP Hải Phòng, địa phương không phải là trọng điểm tay chân miệng mùa dịch 2011, nhưng cũng tăng số mắc ngay từ đầu năm và đến nay đã có trên 4.000 trường hợp mắc bệnh, liên tục dẫn đầu cả nước về số mắc bệnh.
Tăng hơn 10,2 lần
Một ca mắc bệnh tay chân miệng đang được theo dõi tại phòng cấp cứu khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - Ảnh: Minh Đức
Số liệu về bệnh tay chân miệng 5 tháng đầu năm Tháng 1 có 4.385 ca mắc bệnh, tử vong 7 tháng 2 mắc 6.785, tử vong 4 tháng 3 mắc 13.608, tử vong 7 tháng 4 mắc 14.930, tử vong 4 tháng 5 mắc 6.569, tử vong 7. So với các nước, vùng lãnh thổ trong khu vực, số ca mắc bệnh tay chân miệng mùa dịch này ở VN cao hơn hẳn. Singapore là 13.289 ca (cùng kỳ 2011 có 4.044 ca, tăng 3,3 lần), Nhật Bản 6.036 ca (cùng kỳ 2011 có 5.685 ca, tăng 1,1 lần), Macau 302 ca (cùng kỳ có 71 ca, tăng 4,1 lần), Trung Quốc 99.052 ca (cùng kỳ có 34.709 ca, tăng 2,9 lần), VN có 46.277 ca, tăng 10,2 lần.
Tại cuộc họp trực tuyến, đại diện Bệnh viện Nhi Hải Phòng - cơ sở đã điều trị cho trên 3.200 bệnh nhi từ đầu năm đến nay - rất lo lắng khi triệu chứng bệnh tay chân miệng mùa dịch 2012 tỏ ra bất bình thường: tuổi mắc bệnh giảm xuống, xuất hiện bệnh nhi mắc tay chân miệng dưới 6 tháng tuổi, trong khi trước đây phải biết đi, biết nghịch ngợm hoặc đi học mẫu giáo mới có nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng bệnh không điển hình, nhiều trường hợp không có phát ban ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, chỉ sốt, viêm đường hô hấp rồi đột ngột chuyển sang thể nặng: co giật, khó thở sau 2-3 ngày. Tại Bệnh viện Nhi Hải Phòng, thời gian qua có 103 bệnh nhi thể nặng từ độ 3 trở lên và tất cả các em đều phải thở máy, hiện có hai trường hợp bệnh rất nặng, có tiên lượng tử vong.
Theo dõi diễn biến bệnh tay chân miệng năm tháng đầu năm, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay có nhiều địa phương đang đề nghị thành lập cơ sở riêng để điều trị bệnh tay chân miệng. Theo ông Long, rất cần theo dõi sát bệnh nhân, tránh bệnh chuyển sang thể nặng mà không kịp điều trị, như TP.HCM gần đây có hai trường hợp tử vong đều do đến viện quá muộn.
Ông Long cho rằng ngoại trừ tháng 5 chưa kết thúc, bệnh tay chân miệng đã tăng đều trong thời gian từ tháng 1-4, và lên đến đỉnh điểm ở tháng 4 với gần 15.000 trường hợp mắc mới, tương đương giai đoạn đỉnh của mùa dịch 2011. Trong tháng 5, tuy số mắc đã giảm nhưng số tử vong lại tăng thêm ba trường hợp.
Tại Bệnh viện Nhi trung ương, phó giám đốc bệnh viện Trần Minh Điển cho hay có 50% bệnh nhi vào viện là bệnh nhi của Hà Nội, tỉ lệ nhiễm virút EV, dòng virút độc lực cao là 58,7% và hầu hết bệnh nhân ở thể nặng.
Nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng khiến Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) quá tải, một số bệnh nhi phải nằm ngoài hành lang - Ảnh: M.Đức
Truyền thông chưa đến nơi
Có rất nhiều tồn tại được mổ xẻ ở buổi giao ban trực tuyến hôm 25-5, trong đó có yếu tố truyền thông. Theo đại diện Bệnh viện Nhi Hải Phòng, dường như việc truyền thông chống dịch chưa đến đích, ở Hải Phòng có hiện tượng trẻ vào viện vì bệnh tay chân miệng nhưng có rất nhiều người đến thăm, người nào cũng muốn ôm hôn em bé, nắm tay, ngồi lên giường bệnh...
Theo ông Nguyễn Văn Bình, việc truyền thông chưa đến đúng đối tượng là người chăm sóc trẻ và các hộ gia đình có con nhỏ dưới 5 tuổi. Bà Ngô Thị Kim Yến, phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, đề xuất làm việc với Liên đoàn Lao động để đẩy mạnh việc truyền thông ở nhóm công nhân, người lao động thu nhập thấp vì họ hầu như không có thời gian xem tivi, báo chí...
Thống kê của Cục Y tế dự phòng tại sáu địa phương có tổ chức lễ phát động chiến dịch rửa tay sạch phòng chống dịch, số mắc tay chân miệng giảm đáng kể kể từ khi phát động chiến dịch. Cụ thể tại tỉnh Thái Bình, số mắc giảm từ mức 100 ca/tuần thời điểm phát động chiến dịch xuống 50-70 ca/tuần ở những tuần gần đây, nhưng đến nay còn đến tám địa phương vẫn đang ở giai đoạn... trình kế hoạch tổ chức lễ phát động, trong khi lễ phát động toàn quốc đã được tổ chức từ ngày 1-3-2012.
Mùa dịch 2011, số mắc bệnh tay chân miệng bắt đầu tăng từ tháng 4 và tăng vọt từ tháng 5, rồi giữ ở mức cao trong suốt sáu tháng. Năm nay, bước vào tháng 5, số mắc có giảm nhưng số tử vong lại tăng lên, cho thấy dự báo trong bảy tháng tới bệnh tay chân miệng vẫn là một điểm đáng báo động trong đời sống dân sinh.
Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, tỉ lệ tử vong trên nhóm bệnh nhân nặng (độ 3-4) đã giảm từ 41,6% còn 8,5% sau khi có phác đồ điều trị cập nhật. Cục đã giao Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM làm đầu mối xây dựng cẩm nang chẩn đoán, điều trị tay chân miệng, cụ thể hóa các thuốc sử dụng trong điều trị, các kỹ thuật hồi sức nhi khoa, các thủ thuật và theo dõi bệnh nhân tay chân miệng để hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới.
Trong khi đó, Cục Y tế dự phòng đề xuất nghiên cứu và thử nghiệm văcxin phòng chống bệnh tay chân miệng lần đầu tiên tại VN. Trước mắt sẽ cấp xà phòng, hóa chất, vật tư đến tận gia đình trong ổ bệnh. Năm 2011, sau tám năm xuất hiện bệnh nhân tay chân miệng đầu tiên tại VN, cơ quan hữu quan đã xác lập được một kỷ lục về số mắc, số tử vong. Nếu không muốn kỷ lục ấy lặp lại thì phải quyết liệt từ bây giờ, từ trung ương, địa phương, từ điều trị, dự phòng, chống dịch, dập dịch thì cơ may còn kịp.
238 người mắc bệnh "lạ"
Chiều 25-5, ông Lê Hàn Phong, chủ tịch UBND huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), cho biết bệnh nhân mắc bệnh "lạ" Phạm Thị Ân (20 tuổi) thôn Làng Rêu, xã Ba Điền) đưa ra Bệnh viện Trung ương Huế điều trị trước đó nhưng không bớt bệnh, nên đã chuyển về Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi tiếp tục chữa trị.
Tuy nhiên, bệnh nhân Ân không chịu ở lại bệnh viện mà một mực yêu cầu bệnh viện giải quyết về Trung tâm Y tế Ba Tơ chữa bệnh. Bệnh viện buộc phải chuyển bệnh nhân Ân về Ba Tơ.
Theo bà Đặng Thị Phượng - giám đốc Trung tâm Y tế Ba Tơ, đến nay đã có thêm bốn trường hợp mắc bệnh "lạ" chuyển về trung tâm. Trong đó có một trường hợp bệnh nặng là cháu Phạm Văn Trinh (8 tuổi, ở xã Ba Điền). Khi nhập viện dù chưa có dấu hiệu rõ, nhưng nội tạng cháu Trinh có triệu chứng tổn thương rất nặng. Theo số liệu của Phòng y tế huyện Ba Tơ, tính đến nay có 238 người mắc bệnh "lạ" (theo Sở Y tế là 211 ca), trong đó 48 ca đang điều trị tại các tuyến y tế. Trường hợp bệnh nhi mắc bệnh "lạ" Phạm Văn Thách (9 tuổi), điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM sức khỏe rất yếu, đang được cho lọc máu.
Cùng ngày, đoàn công tác của Viện Pasteur Nha Trang đã về vùng bệnh "lạ" xã Ba Điền tiếp tục lấy mẫu đất, mẫu nước để tìm nguyên nhân.
V.MINH
Theo L.Anh (Tuổi trẻ)
Bệnh tay chân miệng "nóng" trên cả nước Với gần 50.000 ca mắc và 27 ca tử vong tay chân miệng, căn bệnh này đang rất "nóng" trên toàn quốc. Đặc biệt, xu hướng bệnh đang có nhiều thay đổi, tay chân miệng tấn công mạnh ra miền Bắc và gia tăng số ca mức do vi rút "độc" EV71. Tay chân miệng "tấn công" ra miền Bắc Trái ngược với...