6 bước đơn giản đến không ngờ để bảo vệ thị lực của bé ngay từ nhỏ
Với sự chăm sóc đúng cách và phát hiện vấn đề nếu có từ sớm, bố mẹ hoàn toàn có thể giúp bé nhà mình có thị lực tốt nhất ngay từ bé.
Không cần phải lúc nào cũng trông cậy hoàn toàn vào bác sĩ, bố mẹ cũng có thể bảo vệ mắt và thị lực của con ngay tại nhà với những bước siêu đơn giản sau đây:
Cha mẹ hãy dùng bông sạch nhúng vào nước đun sôi để nguội rồi lau mắt cho con.
Luôn luôn rửa tay thật sạch trước và sau khi rửa mắt cho con. Nhúng một cục bông sạch vào nước đã đun sôi để nguội, nhớ là dùng hai cục khác nhau cho hai mắt để tránh nhiễm trùng chéo. Sau đó bắt đầu lau từng mắt bắt đầu từ góc bên trong cho đến góc ngoài mắt, vừa lau vừa nói chuyện với con để xoa dịu con. Đừng lau bên trong mí mắt của bé.
Hãy để bé cầm những đồ chơi có nhiều màu sắc và dành thời gian ở ngoài trời. Và đặc biệt nên nhớ là không nên đưa những thiết bị cầm tay như iPad, điện thoại thông minh, TV hay máy tính cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
3. Chú ý cẩn thận với những bé sinh non:
Bệnh lý võng mạc khi sinh non khiến các mạch máu bất thường hình thành ở võng mạc ở một số trẻ sinh non. Nó có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị.
4. Theo dõi những mốc phát triển quan trọng:
Cha mẹ hãy chú ý đến mốc phát triển của con, nếu có gì chậm hay bất thường hãy cho trẻ đi khám ngay.
Hãy cẩn thẩn với những những mốc phát triển chậm và bất thường như kiểm soát đầu kém hay không thể ngồi thẳng bởi chúng có thể là dấu hiệu của bệnh mắt tiềm ẩn.
5. Duy trì chế độ ăn lành mạnh:
Video đang HOT
Cung cấp cho trẻ với những vitamin và khoáng chất cần thiết để đảm bảo phát triển mắt tối ưu. Các bé dưới 6 tháng tuổi chỉ nên bú sữa mẹ và uống sữa công thức. Sau 6 tháng thì bạn có thể cho bé làm quen với đa dạng những loại rau xanh, lòng đỏ trứng và cá, ví dụ như cá hồi.
6. Tránh để bé tiếp xúc với những mối đe dọa từ môi trường:
Bụi bặm, không khí ô nhiễm, khói hóa chất có thể gây ảnh hưởng đến phát triển thị lực của bé.
Liệu thị lực của bé có đang phát triển theo đúng giai đoạn không?
Dưới 2 tháng tuổi
Ở giai đoạn này bố mẹ có thể kích thích tầm nhìn của bé bằng cách cho bé thấy các màu sắc (đen, trắng, đỏ, cam, vàng và xanh) hoặc đồ chơi có hoa văn đậm.
Bé có thể nhìn thấy ngay từ khi sinh ra nhưng không biết mình đang nhìn thấy gì. Khi võng mạc của bé phát triển trong một vài tuần sau, bé có thể nhìn thấy các họa tiết sáng và tối màu, cũng như những hình dạng lớn và màu sắc tươi sáng. Bé tập trung tốt nhất vào những vật cách mắt từ 20 đến 35cm, vì vậy hãy nói chuyện và làm những khuôn mặt hài hước, tươi cười khi ôm bé. Bố mẹ có thể kích thích tầm nhìn của bé bằng cách cho bé thấy các màu sắc (đen, trắng, đỏ, cam, vàng và xanh) hoặc đồ chơi có hoa văn đậm, mỗi lần một thứ.
2-4 tháng tuổi
Sự phát triển thị giác của trẻ thể hiện qua việc trẻ nhận biết được một số chi tiết của bức tranh, chẳng hạn bức tranh được giữ theo chiều ngang hay chiều dọc, trên đó có một hay nhiều vật và có thể để ý đến các chi tiết trên bức tranh đó. Bé quan sát cử động của bàn tay mình và tập trung hai mắt vào trò chơi với các ngón tay. Nếu bé bú bình, bé sẽ nhận ra bình sữa và có những cử chỉ vui mừng khi bạn đưa bình sữa tới gần mặt bé. Bé nhìn kỹ hơn những vật ở xa như đồ đạc ở bên kia phòng hoặc bên ngoài cửa sổ.
5 đến 8 tháng tuổi
Từ 6 đến 8 tháng, nhận thức về chiều sâu của bé được phát triển hơn nhiều.
Khi được 5 tháng tuổi, bé có thể nhận ra bạn từ phía xa và mỉm cười với bạn. Từ 6 đến 8 tháng, nhận thức về chiều sâu của bé (khả năng nhìn thấy một vật thể cách mình bao xa) được phát triển hơn nhiều. Điều này cho phép bé tiếp cận và nhặt đồ vật từ một khoảng cách xa. Khả năng nhìn màu sắc của cũng được cải thiện, bé có thể phân biệt những sắc thái tinh tế của màu sắc.
9 đến 12 tháng tuổi
Trong giai đoạn này sự phát triển thị giác của trẻ cho phép trẻ có thể theo dõi những vật đang chuyển động và quan sát chúng một cách rõ hơn. Trẻ sẽ tìm chính xác nơi đồ vật lăn ra và có thể nhận ra người quen từ khoảng cách 6 mét hoặc xa hơn. Bé bắt đầu cảm thấy thích thú khi quan sát chuyển động của người, động vật và đồ vật cả trong nhà lẫn bên ngoài.
Nguồn: Smartparent
Theo Helino
5 thói quen khi nấu cháo của mẹ khiến con còi cọc, chậm lớn
Cháo là món ăn phổ biến của trẻ nhỏ nhưng rất nhiều mẹ mắc sai lầm khi nấu cháo khiến bé chậm lớn, thiếu dinh dưỡng.
Giai đoạn ăn dặm vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển các cơ quan của bé. Trong giai đoạn ăn dặm bé thường ăn cháo là chủ yếu. Dù cháo là món phổ biến và tưởng chừng đơn giản nhưng có rất nhiều mẹ mắc sai lầm khi nấu cháo cho con, đôi khi làm chậm sự phát triển cũng như gây hại cho sức khỏe của bé. Dưới đây là những sai lầm mẹ nên tránh.
Nấu cháo bằng nước xương hầm
Nhiều bà mẹ có quan điểm rằng, trong nước hầm xương có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho con, đặc biệt là canxi, sẽ giúp con cứng cáp hơn.
Thực tế thì việc hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Ảnh minh họa
Nhưng thực tế thì việc hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy, nên cho trẻ ăn cả xác lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất.
Khi nấu cháo bằng nước xương mẹ vẫn phải nấu cho bé ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm... và một tuần mẹ chỉ nên ninh xương nấu cháo cho con từ 1-2 lần để bé không chán ăn.
Và mẹ nhớ nên bé ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên là cách tốt nhất để bé nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà không bị ngán.
Khẩu phần ăn đơn điệu
Theo các chuyên gia, bữa ăn cần đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất: đạm, đường bột, béo, vitamin và khoáng chất. Do đó, mẹ cần kết hợp đa dạng các nguyên liệu, chay đổi thực đơn hàng ngày và hàng tuần để cung cấp đủ chất cho bé, đồng thời ngừa biếng ăn.
Chế độ ăn chưa hợp lý về lượng lẫn chất sẽ gây ra tình trạng trẻ không có đủ nguồn dinh dưỡng và năng lượng để cơ thể phát triển toàn diện. Ví dụ, thiếu canxi khiến trẻ sau này thấp còi, khó ngủ, men răng yếu. Thiếu chất béo sẽ không đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động tốt (1g chất béo cung cấp 9kcal, gấp đôi protein và tinh bột), làm cơ thể uể oải, não bộ trì trệ, đồng thời không hấp thu được các vitamin D, A, E, K tan trong dầu mỡ để phát triển chiều cao và xây dựng hệ miễn dịch tốt.
Kiêng dầu ăn cho bé
Nhiều mẹ có suy nghĩ rằng khi cho dầu ăn vào cháo sẽ khiến bé bị đau bụng, hay khiến bé không thể nào hấp thụ được dưỡng chất. Những điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi dầu ăn sẽ giúp cho con yêu hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng khác trong thức ăn hàng ngày.
Các mẹ nên cho vào trong khẩu phần cháo của bé từ 1 đến 2 thìa dầu ăn. Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, dầu ăn cũng được xếp vào trong nhóm thực phẩm cung cấp chất béo cho cơ thể, cùng với những thực phẩm giàu chất béo khác như là mỡ thực vật, bơ....
Chính vì vậy, các mẹ nên cho vào trong khẩu phần cháo của con yêu từ 1 đến 2 thìa dầu ăn (bao gồm cả dầu thực vật, mỡ và dầu cá...). Tuy nhiên, mẹ nên cho dầu ăn vào khi cháo sắp chín. Không nên cho dầu ăn vào cháo ngay từ khi bắt đầu nấu.
Hâm lại cháo/bột nhiều lần
Ít cha mẹ biết rằng, khi cháo/bột được hâm lại, lượng dinh dưỡng trong thức ăn sẽ mất đi dần đến gần hết và làm cháo/bột có mùi vị khó ăn. Nên hầm một nồi cháo trắng khoảng 3 chén, sau đó múc ra từng chén cháo để nấu riêng. Lưu ý sau khi băm nhuyễn thịt, cá sống, nên đánh tan phần đạm này trong một ít nước lã trước khi bỏ vào nồi nấu chín thì thịt, cá sẽ không bị vón cục. Phần rau củ cũng nên băm nhỏ để trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng và cũng chỉ nên nấu rau một lần.
Cho trẻ ăn quá mặn
Một sai lầm khi nấu cháo cho bé là thêm quá nhiều gia vị vào món ăn của con. Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo rằng việc ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và cũng là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe không tốt khi còn nhỏ.
Nhiều mẹ khi nấu cháo cho bé có tư tưởng nêm nếm "vừa miệng" ....mẹ. Nhưng thực tế, đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng vì điều này sẽ khiến còn dễ bị đau bụng và khó chịu ở dạ dày bé. Tình trạng kéo dài, rất dễ khiến con bị biếng ăn, thậm chí suy dinh dưỡng, do bé không hấp thụ được.
Mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn sẵn như khoai tây chiên giòn, bim bim, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp,...để tránh việc bé bị nạp quá nhiều muối vào cơ thể.
Hoài Thư
Theo vietQ
Chuyên gia Hàn Quốc hướng dẫn cách giảm căng thẳng mắt, phục hồi thị lực cực hiệu quả cho những sĩ tử đang ôn thi Không tốn quá nhiều thời gian, với vài động tác đơn giản là bạn có thể giảm căng thẳng cho mắt, từ đó giúp việc ôn bài cũng hiệu quả hơn. Mùa thi đến là thời gian đôi mắt của các bạn học sinh rơi vào tình trạng căng thẳng, nhức mỏi. Lúc này, nếu bạn không có giải pháp xoa dịu thì...