6 bộ phim Hollywood dính lời nguyền chết chóc
Nhiều dự án phim tại kinh đô điện ảnh Hollywood không bao giờ được hoàn thành để ra mắt khán giả vì dính phải những lời nguyền khó hiểu.
Trong quá trình phát triển của nền công nghiệp điện ảnh Hollywood, các nhà làm phim, diễn viên đã không ít lần chứng kiến những câu chuyện rùng rợn trùng lặp đáng sợ liên quan đến những bộ phim nổi tiếng.
1. The Omen
Vào tháng 6/1975, chỉ 2 tháng trước khi bộ phim The Omen khởi quay, con trai của diễn viên Gregory Peck đã tự sát bằng một viên đạn vào đầu. Sau đó, chiếc máy bay chở tài tử này bị sét đánh khi đang trên đường đi đến Anh. Thậm chí, một chiếc máy bay khác chở biên kịch David Seltzer cũng bị sét đánh.
Nghiêm trọng hơn, đoàn phim đã thuê một chiếc máy bay riêng để các thành viên quay cảnh trên không. Bình thường chiếc phi cơ này đã được dùng để chở khách, về sau, nó gặp tai nạn và không một ai trong số những người có mặt trên máy bay sống sót.
Trong phim, phân cảnh Keith Jennings (David Warner thủ vai) bị cắt làm đôi khi đang cố gắng lấy dao găm để giết Damien đã “ứng nghiệm” vào người bạn đồng hành của John Richardson. Vào thứ 6 ngày 13/8/1976, nhà thiết kế này cùng nữ trợ lý của mình là Liz Moore đi du lịch tới thành phố Ommen, Hà Lan.
Một tai nạn giao thông bất thình lình xảy ra khiến thi thể Liz bị cắt làm đôi, cuốn vào bánh xe. John may mắn thoát chết nhưng khi chui ra khỏi chiếc xe, anh nhìn thấy biển báo “Ommen: 66,6km”, con số của quỷ dữ và tên bộ phim
Nhiều ý kiến cho rằng, Ommen gần với tên của bộ phim The Omen, 666 là con số tượng trưng cho quỷ sa tăng, và ngày xảy ra tai nạn là thứ 6 ngày 13 – ngày của quỷ.
Không ít người tin rằng, lời nguyền đã ám vào The Omen do phim đề cập tới Kinh thánh và quỷ dữ, hai thế giới đối nghịch và luôn tồn tại song song với nhau theo một số tín ngưỡng tôn giáo. Bên cạnh đó, những lời nguyền khủng khiếp này đã gây ra nhiều cái chết bi thảm cho đoàn làm phim.
Những tưởng sẽ không có nhà sản xuất nào dám làm lại bộ phim kinh dị này. Tuy nhiên, The Omen 2006 đã ra đời nhưng nội dung của nó không được đánh giá cao như nguyên tác.
2. Atuk (Không được sản xuất)
Atuk là một dự án của nhà một biên kịch Tod Carroll, có nội dung kể về một người Eskimo tìm cách thích nghi với cuộc sống ở New York. Kịch bản cho bộ phim được viết vào những năm 1970 và diễn viên chính cũng được chọn sẵn là John Belushi, tuy nhiên khi đang chuẩn bị cho vai diễn thì ông lại đột tử do dùng thuốc quá liều.
Sam Kinison được chọn để thay thế John. Tài tử đã đề nghị thay đổi kịch bản sau khi làm việc cùng đoàn làm phim trong nửa ngày, do đó bộ phim đã được hoãn lại. Không may sau đó, Sam đã qua đời do tai nạn giao thông. Diễn viên thay thế tiếp theo, John Candy, cũng đã chết do một cơn đau tim khi đang đọc kịch bản.
Không dừng lại ở đó, đoàn làm phim tiếp tục tìm đến Chris Faley. Anh tỏ ra thích thú với bộ phim và mời bạn mình là Phil Hartman cùng tham gia. Đáng sợ là cả hai chết không lâu sau. Chính vì sự ám ảnh này mà mãi về sau, Atuk không bao giờ được thực hiện.
3. The Exorcist (1973)
The Exorcist luôn nằm trong top những phim kinh dị hay nhất mọi thời đại. Khi vừa ra mắt năm 1973, phim đã tạo ra phản ứng dây chuyền mãnh liệt với hàng loạt người phải nhập viện, bị ám ảnh tâm lý nặng nề, khiến một số quốc gia đã phải ban lệnh cấm chiếu.
Video đang HOT
Trong suốt quá trình làm phim, một số thành viên trong đoàn phim cũng như người nhà của họ đã chết. Một trường hợp trong đó là diễn viên Jack McGowen, người nhận một vai nhỏ, chết vì trụy tim sau khi bộ phim được hoàn thành một thời gian.
Phim trường cũng đã bị cháy thành tro dù không có bất kỳ ai ở đấy để phóng hỏa. Những tai nạn kinh hoàng liên tiếp xảy ra khiến các thành viên trong đoàn làm phim hoảng sợ đến độ phải nhờ tới sự giúp đỡ của một người cầu hồn đến làm lễ cho cả bộ phim.
4. Loạt phim Superman (1978 – 2013)
Christoper Reeve – người thủ vai Siêu nhân trong những năm 1980 – bị liệt toàn thân và qua đời vì nhồi máu cơ tim.
Diễn viên George Reeve, siêu nhân của màn ảnh nhỏ, đã chết tại nhà riêng cùng khẩu súng ngắn ngay trước ngày cưới của mình. Dù được kết luận là tự sát nhưng ít ai tin rằng với sự nghiệp vang dội lúc này, George lại làm điều đó.
Diễn viên nhí Lee Quigley, người từng thủ vai Siêu nhân thời thơ ấu trong phiên bản Superman năm 1978, qua đời vì bệnh suyễn khi chỉ mới 14 tuổi.
Diễn viên Brandon Routh, tuy may mắn sống sót sau lời nguyền, nhưng sự nghiệp của anh gần như đi vào bế tắc cùng bộ phim Superman Returnsvào năm 2006. Người đồng nghiệp Dead Cain cũng lâm vào tình trạng tương tự.
Lời nguyền còn lan ra khắp các nhân vật khác trong loạt phim như diễn viên thủ vai cô phóng viên Lois Lane, Margot Kidder đã mắc bệnh tâm thần. Richard Pryor trong vai phản diện Gus Gorman thì đã qua đời do trụy tim.
5. Bộ ba phim The Dark Knight (2004 – 2012)
Là người bạn thân nhất của Superman trong truyện tranh, thế nên “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu”, loạt phim The Dark Knight của đạo diễn Christopher Nolan cũng gặt hái không ít thành tích kinh dị.
Heath Ledger – người đóng vai nhân vật phản diện Joker – đã qua đời vào tháng 1/2008 sau một tai nạn được cho là dùng thuốc ngủ quá liều và các vấn đề áp lực thần kinh khi anh quá nhập tâm vào vai diễn trong thời gian dài.
Cuối năm 2007, Conway Wickliffe – người đứng sau hậu trường lo phần hiệu ứng hình ảnh cho phim – khi đang ngồi trên ghế sau thì chiếc xe bất ngờ đâm phải một cây lớn. Anh qua đời ngay trên phim trường.
Nam tài tử thủ vai chính Christian Bale cũng bị lời nguyền dây chuyền này. Anh bị cảnh sát cáo buộc tấn công, hành hung chính mẹ và chị gái mình. Thám tử Scotland Yard đã bắt giữ ngôi sao The Dark Knight sau khi cho phép anh tham dự buổi công chiếu bộ phim ở châu Âu.
Nam diễn viên Morgan Freeman – vào vai Mr.Fox trong phim – cũng gặp tai nạn nghiêm trọng tại bang Mississippi khi đang cầm lái chiếc Nissan Maxima 1997, chở theo một người bạn là Demaris Meyer.
Thế nhưng, tất cả chỉ thực sự lên đỉnh điểm khi 12 người bị chết và hàng chục người bị thương nặng trong vụ thảm sát đẫm máu ngay trước khi phần cuối loạt phim được công chiếu trên toàn cầu.
Các rạp chiếu đã tạm hoãn các suất chiếu tiếp theo khiến bộ phim bị tổn thất không hề nhỏ. Mặc dù vậy, hành động này lại được đánh giá là rất nhân văn nhằm tưởng nhớ những nạn nhân xấu số.
6. Loạt phim Poltergeist (1982 – 1988)
Poltergeist là bộ phim kinh dị khá nổi tiếng trong những năm 1980, kể về một gia đình vừa mới chuyển về căn nhà mới đã gặp phải thế lực siêu nhiên tìm cách bắt lấy cô con gái nhỏ.
Phim có sử dụng một xác chết thật nhằm tăng mức độ rùng rợn giúp các diễn viên có diễn xuất chân thực hơn. Nhưng ngay sau đó, cả đoàn làm phim phải đối mặt với những cái chết vô cùng kinh khủng.
Nữ diễn viên chính Dominique Dunne bị bạn trai sát hại sau khi bộ phim được công chiếu không lâu. Lúc đó, cô mới 22 tuổi.
Diễn viên nhí 12 tuổi Heather O’Rourke khi đang tham gia phần 3 cũng tử vong do sốc thuốc. Hai diễn viên khác cũng đã thiệt mạng trong quá trình thực hiện series phim này.
Poltergeist hiện sắp ra mắt phiên bản làm lại trong năm 2015 này.
Theo Hiếu Trịnh/Báo Đất Việt
15 bộ phim kinh dị từng được Oscar vinh danh
Các phim kinh dị vốn không được Viện hàn lâm Hoa Kỳ ưu ái, nhưng cũng có không ít tác phẩm thuộc thể loại này tạo ra được sự khác biệt.
Dr. Jekyll and Mr. Hyde (1931): Đây là bộ phim kinh dị đầu tiên từng giành tượng vàng Oscar. Tác phẩm ghi dấu ấn nhờ cảnh biến chuyển từ tiến sĩ Jekyll sang quái vật Hyde hết sức mới mẻ tại thời điểm bấy giờ. Thậm chí, phải tới khi đạo diễn Rouben Mamoulian tiết lộ những bí mật hậu trường, khán giả mới biết được ông đã thực hiện cảnh quay ấy ra sao. Tài tử Fredric March của phim này cùng với Wallace Beery của phim The Champ đều được vinh danh là Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, lần duy nhất trong lịch sử hạng mục này có hai người chiến thắng.
What Ever Happened to Baby Jane? (1962): Bộ phim kể lại câu chuyện đầy ám ảnh giữa hai chị em Blanche và &'Baby' Jane Hudson. Quy tụ hai kiều nữ hàng đầu của thập niên 1960 là Bette Davis và Joan Crawford, nhưng What Ever Happened to Baby Jane? chỉ giành một chiến thắng duy nhất tại hạng mục Thiết kế phục trang đen-trắng xuất sắc nhất của Oscar.
Rosemary's Baby (1968): Dù ra đời từ gần nửa thế kỷ trước nhưng tác phẩm kinh dị của đạo diễn lừng danh Roman Polanski vẫn có sức sống mãnh liệt tới tận ngày nay. Khi một đôi vợ chồng trẻ chuyển tới ngôi nhà mới, người vợ bỗng nhiên mang thai một cách kỳ quái và nhiều sự kiện không thể giải thích cứ thế xảy ra khi cô đang mang thai. Được giới phê bình đánh giá cao, song Rosemary's Baby chỉ nhận được hai đề cử Oscar, và có chiến thắng duy nhất tại hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Ruth Gordon.
The Exorcist (1973): Đây là tựa phim kinh dị nổi tiếng nhất trong lịch sử điện ảnh nhân loại, kéo theo vô số các phần tiếp theo, làm lại, ăn theo sau này. Viện hàn lâm tỏ ra rất hứng thú với The Exorcist, dành cho bộ phim tổng cộng 9 đề cử Oscar, trong đó có nhiều hạng mục quan trọng như Phim truyện, Đạo diễn, Nam diễn viên chính, Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Dù chỉ chiến thắng tại hai hạng mục Kịch bản chuyển thể và Âm thanh xuất sắc nhất, nhưng The Exorcistthường được ghi nhận là bộ phim kinh dị thuần túy đầu tiên được nhận đề cử Phim truyện xuất sắc nhất.
Jaws (1975): Được đạo diễn Steven Spielberg trình làng vào năm 1975, Jaws mau chóng được xếp vào hàng các tác phẩm điện ảnh kinh điển khi khiến nhiều khán giả thời đó không dám xuống tắm biển bởi những con cá mập trắng.Jaws có được ba tượng vàng Oscar tại lần lượt các hạng mục Dựng phim, Nhạc nền trong phim và Âm thanh xuất sắc nhất.
The Omen (1976): Robert và Katherine Thorn là một đôi vợ chồng hạnh phúc, trong đó người chồng đảm nhận vị trí đại sứ Hoa Kỳ tại nước Anh. Điều duy nhất họ còn thiếu là một mụn con. Khi nhận nuôi một đứa bé có mẹ qua đời lúc sinh hạ tại bệnh viện, vợ chồng nhà Thorn không hề biết rằng đó là khởi đầu của những sự kiện kinh hoàng diễn ra sau này.The Omen nhận được nhiều lời ngợi khen từ giới phê bình, nhưng chỉ giành được một tượng vàng Oscar tại hạng mụcNhạc nền trong phim xuất sắc nhất.
An American Werewolf in London (1981): Đây là một tác phẩm kinh dị kinh điển khác trong lịch sử điện ảnh, kể lại chuyện hai du khách người Mỹ bị tấn công bởi người sói khi ghé thăm nước Anh. Tuy nhiên, các cư dân bản địa hoàn toàn phủ nhận về sự tồn tại của sinh vât này. Bộ phim đem về cho chuyên viên kỹ xảo huyền thoại Rick Baker một tượng vàng Oscar tại hạng mục Hóa trang xuất sắc nhất.
Alien (1979) & Aliens (1986): Đây là những tác phẩm kinh điển thuộc dòng khoa học viễn tưởng pha kinh dị do các đạo diễn lừng danh Ridley Scott và James Cameron lần lượt thực hiện. Tập phim đầu tiên giành được một tượng vàng Oscar duy nhất tại hạng mục Kỹ xảo hình ảnh xuất sắc nhất; còn tập phim thứ hai nhận được tới 7 đề cử, trong đó có hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho Sigourney Weaver. Song, Aliens cũng chỉ có hai lần được xướng tên tại các hạng mục Kỹ xảo hình ảnh và Dàn dựng âm thanh xuất sắc nhất.
The Fly (1986): Cũng trong năm 1986, The Fly là một tác phẩm kinh dị khác gây được tiếng vang, kể về chuyện một khoa học gia xuất sắc vô tình biến bản thân thành sinh vật lai ruồi khổng lồ sau khi ông mắc phải sai lầm nghiêm trọng trong một thí nghiệm. Chỉ giành được một đề cử Oscar tại hạng mục Hóa trang xuất sắc nhất nhưng The Fly chính là cái tên giành chiến thắng.
Beetlejuice (1988): Dù là một trong những bộ phim kinh dị hài hước hay nhất mọi thời đại, nhưng Beetlejuice của Tim Burton chỉ giành được một tượng vàng Oscar tại hạng mục Hóa trang xuất sắc nhất. Trong suốt gần ba thập kỷ qua, vị đạo diễn từng nhiều lần bày tỏ dự định muốn thực hiện phần II của bộ phim nhưng chưa có ý tưởng nào được chuyển hóa thành hiện thực.
Misery (1990): Các tác phẩm văn học kinh dị của Stephen King là một nguồn tư liệu dồi dào dành cho các nhà làm phim tại Hollywood. Có không ít những bộ phim chuyển thể từ đây gây tiếng vang lớn mà điển hình chính là Misery. Chuyện phim bắt đầu khi một nhà văn nổi tiếng được một fan nữ giải cứu khỏi vụ tai nạn bất ngờ, nhưng đó mới chỉ là khởi điểm của những bi kịch sau này. Nhờ vai diễn đầy ám ảnh trong phim mà nữ diễn viên Kathy Bates giành được tượng vàng Oscar tại hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất năm 1991.
Silence of the Lambs (1991): Trên thực tế, The Silence of the Lambs là một tác phẩm tâm lý hình sự và tính kinh dị chỉ đóng góp một phần trong đó. Sự xuất sắc của Anthony Hopkins trong vai vị bác sĩ ăn thịt người Hannibal Lecter chính là một trong những yếu tố quyết định giúp tác phẩm giành chiến thắng vang dội tại Oscar, ám ảnh nhiều thế hệ khán giả trong suốt những năm qua. Bộ phim giành chiến thắng tại các hạng mục Phim truyện, Nam diễn viên chính, Nữ diễn viên chính, Kịch bản chuyển thể và Đạo diễn xuất sắc nhất.
Dracula (1992): Phiên bản phim về chúa tể ma cà rồng năm 1992 do đạo diễn lừng danh Francis Ford Coppola thực hiện, quy tụ một dàn sao sáng bao gồm Keanu Reeves, Gary Oldman, Winona Ryder và Anthony Hopkins. Nhận được bốn đề cử Oscar, Dracula lên ngôi tại ba hạng mục gồm Thiết kế phục trang, Dàn dựng hiệu ứng âm thanh và Hóa trang xuất sắc nhất.
Sleepy Hollow (1999): Câu chuyện Kỵ sĩ không đầu được đạo diễn Tim Burton tái hiện một cách hết sức thành công với bộ ba diễn viên Johnny Depp, Christina Ricci và Christopher Walken. Dù nhận được ba đề cử Oscar nhưng Sleepy Hollow chỉ được xướng tên tại hạng mục Thiết kế phục trang xuất sắc nhất.
Sweeney Todd: The Demon Barber of Fleet Street (2007): Là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai thể loại kinh dị và nhạc kịch, Sweeney Tood cũng do đạo diễn Tim Burton thực hiện, với Johnny Depp trong vai gã thợ cạo đáng sợ. Bản thân tài tử nhận được đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Oscar 2008, nhưng bộ phim rốt cục chỉ giành chiến thắng tại hạng mục Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất.
Theo Zing
10 bộ phim mang đề tài tôn giáo gây tranh cãi Khai thác đề tài tôn giáo là một hướng đi khá rủi ro đối với các nhà làm phim vì độ nhạy cảm của công chúng trước các tình tiết và nội dung trong phim. The Exorcist (1973): Mặc dù thành công về mặt thương mại và trở thành một trong những tượng đài phim kinh dị cho đến tận ngày nay, The...