6 bộ phận cần kiểm tra khi ô tô ‘ngốn’ nhiên liệu bất thường
Áp suất lốp thấp hay một số bộ phận liên quan đến hệ thống động cơ không được bảo dưỡng định kỳ… chính là một trong những nguyên nhân khiến ô tô “ngốn” nhiên liệu bất thường. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, tài xế cần kiểm tra “bắt đúng bệnh” để kịp thời sửa chữa.
Ô tô “ngốn” nhiên liệu bất thường là hiện tượng nhiều tài xế, chủ xe thường gặp sau một thời gian sử dụng. Theo các kỹ thuật viên chăm sóc, bảo dưỡng ô tô của các hãng xe, ngoài thói quen lái xe của tài xế, nguyên nhân một phần xuất phát từ việc một số bộ phận trên xe. Vì vậy, khi phát hiện ô tô “ngốn” nhiên liệu nhiều hơn so với bình thường, tài xế cần kiểm tra các bộ phận dưới đây để “bắt đúng bệnh” và sửa chữa kịp thời:
Lốp xe quá mòn hay áp suất lốp thấp là nguyên nhân khiến ô tô “ngốn” nhiên liệu nhiều hơn
Lốp xe quá mòn hay áp suất lốp thấp hơn mức tiêu chuẩn (lốp non) chính là một trong những nguyên nhân khiến chiếc ô tô củ bạn “ngốn” nhiên liệu nhiều hơn sau một thời gian sử dụng. Việc lốp xe quá mòn hay áp suất lốp thấp khiến diện tích ma sát giữa bánh xe và mặt đường gia tăng, động cơ tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn do lực cản lớn hơn.
Thong tin về áp suất lốp thường được nhà sản xuất dán trên vị trí cửa, phía tài xế
Vì vậy, khi phát hiện xe “ngốn” nhiên liệu bất thường, tài xế nên kiểm tra tình trạng lốp xe. Đảm bảo áp suất lốp được bơm theo đúng thông số quy định thường được nhà sản xuất dán trên vị trí cửa, phía tài xế. Nếu phát hiện lốp xe bị mòn, nên đảo lốp hay thay thế để đảm bảo an toàn.
Dầu động cơ
Kiểm tra dầu động cơ thông qua que thăm dầu
Dầu động cơ không được thay thế sau một thời gian sẽ khiến khả năng bôi trơn không còn hiệu quả. Ma sát giữa các chi tiết lớn hơn khiến động cơ nhanh nóng, vì thế xe sẽ tốn nhiên liệu hơn bình thường, theo thời gian có thể làm giảm tuổi thọ động cơ. Bên cạnh đó, người dùng thay thế dầu động cơ không đúng tiêu chuẩn, độ nhớt quy định cũng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của động cơ.
Nếu dầu động có không đảm bảo chất lượng nên thay thế
Vì vậy, nếu không nắm lịch thay thế dầu định kỳ, tài xế cần kiểm tra tình trạng dầu nhớt thông qua que thăm dầu động cơ. Bên cạnh đó, cần tham khảo sách hướng dẫn hoặc hỏi các chuyên gia kỹ thuật của hãng xe để chọn loại dầu nhớt phù hợp với động cơ của xe.
Video đang HOT
Nước làm mát
Nước làm mát không đủ hay chất lượng không còn đảm bảo cũng góp phần khiến ô tô “ngốn” nhiên liệu hơn bình thường. Theo các kỹ thuật viên chăm sóc ô tô, trên mỗi dòng xe đều có cảm biết nhiệt độ nước làm mát gắn ở sườn động cơ, tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát. Khi nước làm mát không đảm bảo hoặc cảm biến bị lỗi sẽ báo kết quả sai lệch thấp hơn so với nhiệt độ thực tế. Lượng nhiên liệu được phun vào động cơ sẽ nhiều hơn so với bình thường, khiến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
Nước làm mát không đủ hay chất lượng không còn đảm bảo cũng góp phần khiến ô tô “ngốn” nhiên liệu hơn bình thường
Vì vậy, tùy vào mỗi dòng xe người dùng nên kiểm tra thay thế nước làm mát định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Bình chứa nước làm mát thường được bố trí trong khoang động cơ, dưới nắp capô. Khi kiểm tra bằng mắt thường, phải đảm bảo mực nước làm mát trong bình nước phụ luôn nằm ở giữa vị trí “Full” và “Low”, một số xe ký hiệu “Min”, “Max”. Nếu mực nước làm mát dưới mức “Low” cần bổ sung thêm.
Bên cạnh đó, theo khuyến cáo của nhà sản xuất, người dùng ô tô cần thay thế nước làm mát động cơ sau 40.000 km để tránh làm thay đổi thành phần hóa học trong dung dịch này. Theo các chuyên gia, nước làm mát nên được pha trộn theo tỉ lệ 60% dung dịch làm mát với 40% nước cất. Khi kiểm tra, thay thế nước làm mát nên để động cơ nguội, sau đó mở nắp két nước làm mát để tránh bị bỏng.
Lọc gió động cơ
Đúng như tên gọi, lọc gió có nhiệm vụ lọc không khí, ngăn ngừa bụi bẩn trước khi đưa vào buồng đốt. Theo thời gian sử dụng, nếu để lọc gió động cơ quá bẩn sẽ vô tình làm cản trở, khiến lượng gió vào buồng đốt ít hơn buộc động cơ phải phun nhiên liệu nhiều hơn để đảm bảo công suất sinh công, gây nên tình trạng xe ngốn nhiên liệu nhiều hơn.
Để lọc gió quá bẩn sẽ làm cản trở, khiến lượng gió vào buồng đốt ít hơn buộc động cơ phải phun nhiên liệu nhiều hơn
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, người dùng ô tô nên chú ý vệ sinh định kỳ hệ thống lọc gió động cơ sau khi xe vận hành được 5.000 km, đồng thời thay lọc gió mới sau 20.000 km. Với các xe đời cũ, thường xuyên sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn, nên vệ sinh lọc gió sau 3.000 – 4.000 km và thay mới sau 15.000 km. Ngoài ra, nên thường xuyên kiểm tra hệ thống lọc gió, nếu phát hiện bọ lọc bị rách, ẩm… nên thay thế bằng lọc gió mới.
Chất lượng bugi giảm, khiến việc đánh lửa bị chậm, hiệu quả đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu với không khí không cao
Bugi có nhiệm phụ đánh lữa để đốt chay hỗn hợp nhiên liệu với không khí trong buồng đốt. Theo thời gian sử dụng, chất lượng bugi sẽ giảm do bám muội than, hở chân khiến cho việc đánh lửa bị chậm, hiệu quả đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu với không khí không cao. Điều này sẽ khiến lượng nhiên liệu phun ra nhiều, gây lãng phí. Vì vậy, ngoài các bộ phận kể trên, nên chú ý kiểm tra, thay thế bugi trên xe.
Hệ thống ống xả
Trong quá trình sử dụng xe, đường ống xả có thể bị móp méo do va chạm dẫn đến hiện tượng đường xả bị tắc hoặc bị cản trở, dẫn đến hiện tượng áp suất khí xả tăng lên và khiến xe tiêu tốn xăng hơn.
Áp suất khí xả tăng lên do đường xả bị tác nghẽn có thể khiến xe tốn xăng hơn
Vì vậy, người dùng cần kiểm tra hệ thống ống xả, nếu phát hiện đường ổng xả bị tắc, nghẹt nên mang xe đến các trạm dịch vụ, bảo dưỡng để kiểm tra khắc phục hoặc thay thế. Ngoài ra, theo khuyến cáo của nhà sản xuất, khi mang xe đi chăm sóc bảo dưỡng nên chú ý kiểm tra hệ thống kim phun nhiên liệu. Bởi nếu, kim phun bị bẩn sẽ khiến cho lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt không đảm bảo và có thể gây lãng phí nhiên liệu.
Theo Thanhnien
Nên làm gì khi ô tô bị mất phanh?
Trong trường hợp đang lái xe mà ô tô bất ngờ bị mất phanh, nên xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn?
Mất phanh thực sự là một 'cơn ác mộng' rất đáng sợ mà tài xế phải đối mặt khi điều khiển xe ô tô, đặc biệt trong các trường hợp đang đi với tốc độ cao hoặc đi trên đường đèo, dốc. Trong trường hợp này, nếu tài xế không đủ bình tĩnh để xử lý, thì hậu quả xảy ra sẽ vô cùng đáng tiếc.
Dưới đây là một số lời khuyên cho các tài xế trong trường hợp ô tô bị mất phanh:
1. Nguyên nhân khiến xe ô tô mất phanh
Để đưa ra được biện pháp xử lý đúng đắn trong trường hợp ô tô bị mất phanh, trước hết cần hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc mất phanh chính là việc lái xe liên tục rà phanh trên những cung đường đèo dốc. Khi lái xe liên tục rà phanh, ma sát giữa má phanh và đĩa phanh khiến nhiệt lượng sinh ra cực lớn làm cho má phanh bị cháy hoặc sôi dầu phanh gây mất áp lực. Lúc này, lái xe đạp phanh cũng không có tác dụng gì. Bạn phải đợi cho phanh nguội dần dồi mới sử dụng trở lại. Có nhiều trường hợp, tình trạng quá nhiệt ở phanh trở nên trầm trọng sẽ dẫn đến việc lộn Cupen xy-lanh phanh khiến cho sau mỗi cú đạp phanh, dầu sẽ bị rò rỉ ra ngoài.
Ngoài ra, xe mất phanh có thể còn do hiện tượng mất áp suất dầu từ các vết nứt vỡ đường ống dẫn dầu phanh. Mặc dù đây là trường hợp khá hy hữu vì đường ống dẫn dầu thường có cấu tạo cực kỳ chắc chắn để chịu được áp suất dầu. Ngoài ra, do mỗi bánh xe có đường ống dẫn dầu riêng nên nếu vỡ một hoặc hai ống thì các ống còn lại vẫn hoạt động bình thường. Do đó, trong quá trình sử dụng, bạn nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng bộ phận này.
2. Cách xử lý khi xe ô tô mất phanh
Để hạn chế hiện tượng mất phanh, khi di chuyển trên địa hình đèo dốc, bạn nên sử dụng động cơ để hãm tốc và hạn chế đạp phanh khi xuống dốc. Nếu là xe số sàn, bạn có thể để số 3 hoặc 2 khi xuống dốc. Nếu là xe số tự động, bạn nên sử dụng chế độ số bán tự động (số /-) hoặc chế độ O/D, D1, D2. Với các xe cao cấp hơn thì đều có chế độ hỗ trợ đổ đèo. Do đó, nếu xe bạn có trang bị tính năng này thì hãy tìm hiểu thật kỹ về nó và sử dụng nó khi đi đường đèo, dốc. Và đặc biệt nhớ đến nguyên tắc: lên số nào, xuống số đó.
Trong trường hợp xe ô tô bị mất phanh, điều quan trọng cần nhớ là luôn lưu ý những quy tắc sau đây:
- Giữ bình tĩnh.
- Bật đèn cảnh báo nguy hiểm để các phương tiện khác chủ động tránh va chạm.
- Tuyệt đối không được tắt động cơ. Điều này sẽ khiến bạn mất kiểm soát chiếc xe và hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.
- Quan sát khoảng trống, tìm cách đánh lái sang khu vực an toàn.
- Liên tục đạp - nhả phanh để ép không khí ra khỏi hệ thống dầu. Hành động này rất có thể sẽ khiến hệ thống ABS được kích hoạt và cứu nguy cho bạn.
- Đối với xe số sàn: Tìm cách trả dần về số thấp để giảm tốc độ của xe, khi xe đã chậm lại ở mức an toàn, lái xe sát vào lề và kéo phanh tay để dừng lại.
- Đối với xe số tự động: Một số xe có mặc định khi tốc độ quá cao thì hộp số sẽ tự nhảy số. Do đó, bạn sẽ gặp khó khăn nếu muốn trả về số nhỏ. Trong trường hợp này, bạn hãy kéo phanh tay, kết hợp đánh tay lái qua lại (zigzac) để kích hoạt hệ thống cân bằng điện tử EBD và giảm tốc độ xe. Lúc này bạn có thể chuyển sang chế độ bán tự động để trả về số nhỏ hơn. Lưu ý đừng bao giờ cố trả về số R hoặc P vì hộp số được thiết kế để bạn không về được những số này khi xe di chuyển tốc độ cao.
Và một điều cuối cùng, để tránh gặp phải tình huống trên, bạn luôn phải bảo dưỡng, kiểm tra xe định kỳ và tập thói quen đi xe với tốc độ vừa phải mà bản thân có thể kiểm soát.
Chúc các bạn luôn lái xe an toàn!
Theo Thể Thao 247
Mua ô tô cũ cần kiểm tra những gì? Việc kiểm tra đủ các hạng mục rất quan trọng để bạn yên tâm khi quyết định mua chiếc xe đã qua sử dụng. Dưới đây là danh sách các hạng mục cần kiểm tra một chiếc xe cũ nhằm cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để đi đến quyết định có mua xe hay không hoặc nếu mua thì...