6 bộ, ngành điều trần chống tham nhũng
Ít nhất có 6 bộ, ngành sẽ phải cung cấp thông tin trong phiên điều trần về phòng, chống tham nhũng sẽ được tiến hành ngay trong tháng 5/2013.
Ít nhất có 6 bộ, ngành: Tài chính, xây dựng, Kế hoạch đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán và đặc biệt là Thanh tra Chính phủ sẽ phải cung cấp thông tin trong phiên điều trần về phòng, chống tham nhũng sẽ được tiến hành ngay trong tháng 5/2013. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị trực tuyến triển khai các nghị quyết của QH, vừa được tổ chức sáng 4/2.
Trước sự có mặt của 4 vị thứ trưởng, một phó thống đốc và một Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, ít nhất 2 quan chức QH đã đề nghị các cơ quan thừa hành “phải có báo cáo”, phải “cung cấp thông tin”.
Tại hội nghị, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh đến chức năng giám sát của QH. Ông đề nghị các ĐBQH phải giám sát xem các nghị quyết của QH, đặc biệt 7 NQ vừa ban hành trong kỳ họp thứ 4 đã “đi đến đâu”, “đã vào đâu”, “đã được triển khai thế nào”, thậm chí “có được thực hiện không”.
Bộ Tài chính, 1 trong 6 bộ, ngành phải điều trần về phòng chống tham nhũng
Tuy nhiên, vấn đề mà các vị ĐBQH quan tâm nhất là vấn đề hiệu quả giám sát. Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị các cơ quan thực hiện nghị quyết thuộc Chính phủ “phải có báo cáo” đầy đủ. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ya Duck thậm chí đề nghị “Kiên quyết không đưa vào chương trình kỳ họp với những báo cáo, dự án luật không gửi trước cho cơ quan giám sát”.
Phó đoàn ĐBQH TPHCM Trần Du Lịch cho rằng “cần làm rõ việc cưỡng chế thi hành đối với chính quyền các cấp”. Theo ông Lịch, đang có một thực tế rằng: “Luật thì cưỡng chế” nhưng nghị quyết thì không rõ ở mức độ nào. “Giám sát phải đặt vấn đề NQ QH có phù hợp với cuộc sống không? Để bổ sung cho phù hợp”, và quá trình giám sát cũng phải đặt ra vấn đề giải quyết “khoảng cách” giữa NQ và việc thực thi ở các địa phương.
Video đang HOT
Cho rằng hiệu quả của giám sát QH chỉ có thể có khi đáp ứng được vấn đề cơ bản là “được cung cấp thông tin”, ông Quyền nêu thực tế: Khi Ủy ban Tư pháp đề nghị cung cấp thông tin, các cơ quan tư pháp như công an, tòa án, VKS “cơ bản là đáp ứng”. Tuy nhiên đối với các bộ, ngành, việc cung cấp thông tin – theo ông Quyền – là “rất chậm và thiếu”. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng cho biết, tháng 5/2013, Ủy ban Tư pháp sẽ tiến hành phiên điều trần về phòng, chống tham nhũng.
Trước sự tham dự của 4 thứ trưởng các bộ Y tế, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến, ông Quyền “Đề nghị các cơ quan cần đáp ứng, phối hợp để phúc đáp, nhất là những liên quan đến kết luận thanh tra, kiểm toán”.
“Muốn tăng cường giám sát hiệu quả, cần làm rõ trách nhiệm, và là trách nhiệm có địa chỉ” – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền nhấn mạnh đến trách nhiệm cụ thể của “bộ ngành nào, địa phương nào, cá nhân nào”. Theo ông Quyền: “Chúng ta không thể nói trách nhiệm chung chung, bởi đó chỉ như “đấm vào không khí”. Nếu nói tăng cường giám sát mà không có quyết tâm, không có phương pháp, không có bản lĩnh, và rồi không có cụ thể thì cũng không giải quyết được gì”.
Theo 24h
Toàn cảnh nhân sự Ban Nội chính Trung ương
Dự kiến ngày 4/2, Ban Nội chính Trung ương, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chính thức ra mắt. Lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương gồm 1 trưởng ban và 3 phó ban.
Trưởng Ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh
Ngày 28/12/2012, Bộ Chính trị đã ban hành các quyết định về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương. Đồng thời, Bộ Chính trị cũng ban hành Quyết định 655 phân công ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng giữ chức Trưởng ban Nội chính T.Ư.
Trưởng Ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh (sinh năm 1953) là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Việt Nam.
Ông Nguyễn Bá Thanh quê ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Học vị: Tiến sĩ. Chức vụ hiện tại: Trưởng ban Nội chính Trung ương, trước đó là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Ông tốt nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 13 tháng 2 năm 1980.
Ông từng là Chủ nhiệm HTX Hòa Nhơn, Phó Bí thư Huyện ủy Hòa Vang, Giám đốc Nông trường Chè Quyết Thắng, sau đó là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1996 ông được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng đầu tiên sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 2003, sau khi ông Nguyễn Đức Hạt được điều động làm Phó trưởng ban Thường trực Ban tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Nguyễn Bá Thanh thay ông Nguyễn Đức hạt giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Bá Thanh là đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá IX, XI và XII.
Phó Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc
Ông Phan Đình Trạc - Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An vừa được Bộ Chính trị điều động về làm Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
Phó Ban nội chính T.Ư Phan Đình Trạc
Ông Phan Đình Trạc sinh ngày 25/8/1958, quê xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu; chuyên môn nghiệp vụ: Đại học An ninh Nhân dân (ngành điều tra tội phạm); Lý luận chính trị: Cử nhân.
Ông Phan Đình Trạc, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An khoá XVII vào tháng 10/2010, sẽ tiếp nhận trọng trách mới tại Ban Nội chính trung ương.
Chia sẻ về việc được bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương sau khi Ban này chính thức đi vào hoạt động được một ngày, ông Phan Đình Trạc cười nói: "Không, tôi không bất ngờ về quyết định này của Bộ Chính trị. Là người của Đảng thì luôn sẵn sàng, bảo đi là đi, bảo ở là ở thôi".
Phó Ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn
Ông Phạm Anh Tuấn - Phó Ban Nội chính Trung ương. Ông Tuấn là tiến sĩ luật.
Phó Ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn
Ông Tuấn nguyên là trưởng Ban Xây dựng pháp luật Văn phòng Chính phủ. Tháng 12/2008, ông Tuấn sang làm phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.
Ban Nội chính Trung ương có 108 cán bộ
"Khi ra Trung ương nhận nhiệm vụ, ông Thanh điều động theo 5 cán bộ ở Đà Nẵng, gồm ông Phan Văn Tâm, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu; ông Lê Hồng Minh, Chánh văn phòng HĐND TP Đà Nẵng; 2 trợ lý và một lái xe".
Theo Người Lao Động
Theo Ông Phạm Anh Tuấn - Phó Ban Nội chính Trung ương, ngày mai (4/2) là ngày chính thức ra mắt Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và cũng là ngày ra mắt cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là Ban Nội chính Trung ương.
Trong phiên họp đầu tiên, Ban chỉ đạo Trung ương sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xác định những định hướng công tác năm 2013.
Ngày 31/1, đã chuyển 86 cán bộ, nhân viên của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sang Ban Nội chính Trung ương.
Chiều ngày 1/2, đã chuyển giao 22 cán bộ, công chức của Vụ Nội chính và Vụ Pháp luật thuộc Văn phòng Trung ương Đảng về Ban. Về mặt cơ học, Ban Nội chính Trung ương có 108 cán bộ, công chức không tính lãnh đạo Ban.
Nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương gồm 6 nhóm:
Thứ nhất là nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật (trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính và PCTN); một số chủ trương, chính sách về an ninh quốc gia và PCTN; về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (được xác định gồm VKS, tòa án, tư pháp và các cơ quan có chức năng tư pháp trong công an, quân đội) và Hội Luật gia VN, Liên đoàn Luật sư VN. Đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo TƯ về PCTN cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án.
Thứ hai, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc các cấp ủy, tổ chức đảng trong lĩnh vực nội chính; phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động ở các cơ quan nội chính và hai tổ chức xã hội nghề nghiệp đã đề cập. Phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo TƯ ương về PCTN giao.
Thứ ba, thẩm định các đề án về lĩnh vực nội chính và PCTN trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Thứ tư, tham gia ý kiến trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật với các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trong các cơ quan nội chính theo phân công, phân cấp.
Thứ năm, thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo TƯ về PCTN.
Thứ sáu, thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
Theo 24h
Thành lập BCĐ T.Ư về phòng chống tham nhũng với 16 thành viên Bộ Chính trị vừa ban hành các quyết định số 162, 163 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (gọi tắt BCĐ) và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của BCĐ. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng...