6 biện pháp cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ cho chị em
Nếu như sau khi chụp X-Quang, CT scan, bạn được bác sĩ cho biết đã bị thoái hóa đốt sống cổ thì hãy tích cực thực hành theo những chỉ dẫn sau để cải thiện tình trạng bệnh tật nhé!
1. Điều trị bằng vật lý trị liệu trong một vài tuần với các thuốc kháng viêm không steroid. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng những chiếc áo ngực có dây áo vòng qua bả vai vì nó làm giảm chuyển động của cổ, gây ê mỏi vai mà từ đó có thể khiến bệnh tình nặng hơn.
Nếu như bạn quá đau đớn vì bị thoái hóa đốt sống cổ thì trong một số trường hợp, steroid, thuốc gây mê có thể được tiêm vào ống tủy sống để giúp giảm nhẹ triệu chứng.
Bên cạnh những biện pháp này, bạn nên duy trì một tư thế ngủ tốt như đặt một chiếc gối dưới cổ và đầu trong khi ngủ có thể khá hữu ích.
Việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ có thể kéo dài từ vài tuần đến ba tháng hoặc nhiều hơn nữa. Do vậy bạn nên kiên nhẫn khi điều trị. Chỉ phẫu thuật khi các liệu pháp điều trị khác đã thất bại.
2. Bạn có thể tìm đến những biện pháp điều trị khác như châm cứu, xoa bóp trị liệu và yoga là những biện pháp trị liệu khá hiệu quả làm giảm đau đớn cho người bị thoái hóa đốt sống cổ.
Video đang HOT
3. Bạn có thể giảm nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ hoặc giảm thiểu tình trạng bệnh tật bằng cách thực hành nghề tư thế tốt trong khi ngồi, đứng, nâng, vác phải đảm bảo luôn luôn đúng cách. Bên cạnh đó luôn thực hiện các bài tập duỗi cổ, duy trì trọng lượng lý tưởng và bỏ hút thuốc.
4. Điều quan trọng để cải thiện tình trạng bệnh là tập thể dục thường xuyên từ mức độ nhẹ nhàng đến vừa phải mỗi ngày. Điều này sẽ giúp giảm sự đau đớn theo thời gian mặc dù cổ bạn vẫn có thể khá cứng.
5. Kết thân với những bộ môn thể thao như bơi lội hoặc thủy liệu pháp (phép chữa bệnh bằng nước) sẽ giúp bạn vượt qua sự cứng cổ do thoái hóa đốt sống cổ, giúp thư giãn và trị liệu hiệu quả.
6. Bạn cũng có thể làm giảm áp lực cho cổ bằng một thiết bị kéo cổ do bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo sử dụng. Thiết bị này được gắn vào đầu bệnh nhân và kéo lên trên nó bằng cách sử dụng một hệ thống ròng rọc và trọng lượng. Nó thường được áp dụng một vài lần/ ngày và có thể được sử dụng trong khi bạn ngồi hoặc nằm trên giường.
Lê Nhi (Theo arthritis)
Các bài tập thư giãn cơ bắp
Mặc dù các nghiên cứu đều chỉ ra rằng vô số cách tập thể dục có lợi cho cơ thể và tâm trí...
Hãy thực hành giãn cơ hằng ngày
Hãy khởi động cơ bắp trước khi bắt đầu bằng cách đi bộ ngắn hay nhảy lên nhảy xuống. Với mỗi di chuyển, hãy thở ra khi bạn kéo giãn cơ.
"Hãy chuyển động thật chậm, mềm mại và trong sự kiểm soát", nhà vật lý trị liệu nói Margot Miller nói.
Khi bạn dễ dàng kéo căng cơ thì bạn sẽ cảm thấy các cơ được thư giãn - đó là do lưu lượng máu tăng lên. Sự dịch chuyển chỉ nên giới hạn ở cảm giác hết mức mà không gây đau.
Đừng ép cơ quá mức vì nó có thể gây ra các chấn thương nhỏ đối với các cơ.
Các bài tập chỉ nên trong vòng khoảng 10 phút
Đối với phần phía trên cơ thể: Đặc biệt hữu ích với dân văn phòng, những người phải ngồi làm việc tại bàn cả ngày.
1. Đặt tay ra sau gáy và kéo đầu cúi về phía trước. Giữ 5 giây.
2. Bây giờ đặt hai tay lên cằm sao cho các ngón tay hướng về phía tai. Nhẹ nhàng đẩy đầu của ra sau. Giữ 5 giây.
3. Đặt bàn tay phải lên đỉnh đầu và nhẹ nhàng ấn đầu nghiêng về phía tai phải sao cho tai càng gần vai càng tốt. Giữ 5 giây và rồi đổi tay.
4. Nâng cao tay qua đầu và 2 bàn tay đan vào nhau; hãy tưởng tượng là mình đang nâng cột sống lên. Khi cong người sang bên trái, hãy thả tay xuống. Dùng bàn tay trái nắm khuỷu tay phải và kéo nó sang trái. Giữ 5 giây rồi đưa tay lên đầu và quay người sang bên phải, đổi tay....
Đối với lưng: Đặc biệt hữu ích nếu bạn có khuynh hướng bị đau thắt lưng hay tập thể thao nhiều.
1. Nằm sấp, chân và bàn chân để thẳng, mở rộng bằng vai.
2. Đặt tay lên sàn nhà dưới vai của bạn và từ từ nâng ngực lên. Giữ trong 10 giây.
3. Đứng dậy với chân mở rộng bằng vai và nhìn sang bên phải. Cầm các ngón chân của bàn chân phải nhấc khỏi mặt đất, uốn cong hông, và gập phần trên cơ thể. Giữ trong 10 giây. Đứng thẳng trở lại rồi đổi bên.
Phần dưới cơ thể: Đặc biệt hữu ích nếu bạn thường xuyên mang giày cao gót hoặc các vận động chạy, đi bộ, xe đạp...
1. Ngồi trên sàn nhà với đôi chân giữ thẳng về phía trước.
2. Nâng chân phải lên, giữ nó bằng cả 2 tay. Uốn cong bàn chân và giữ trong 5 giây. Hạ xuống và đổi chân.
3. Vẫn ở tư thế ngồi, gập đầu gối phải và nâng chân lên sao cho đầu gối chạm ngực. Uốn cong bàn chân và giữ trong 5 giây. Hạ xuống và đổi chân.
Theo Dân trí
Những kiểu massage thông dụng Huấn luyện Viên thể dục thẩm mỹ Anh Đào (Câu lạc bộ thẩm mỹ Anh Đào-Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết, thể dục kết hợp với massage sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc giữ gìn sức khỏe. Ngoài các xoa bóp thông thường để thư giãn, có nhiều kiểu massage giúp tăng cường tác động lên các cơ, hệ thần kinh, tiêu...