6 bí quyết giúp cắt giảm chi phí thiết kế nhà bếp cực đỉnh
Những lời khuyên từ chuyên gia sẽ giúp bạn thiết kế căn bếp của gia đình với mức chi phí hiệu quả nhất.
Với các chị em thì đôi khi việc thiết kế nhà bếp còn được quan tâm hơn cả phòng khách của gia đình. Đây là nơi chế biến món ăn cho cả nhà mà các chị em sẽ vào đó ít nhất 1 lần trong ngày. Do vậy, quan tâm đến việc thiết kế nhà bếp là điều đương nhiên.
Trong đó, ngân sách dùng để thiết kế nhà bếp là điều được quan tâm hàng đầu. Việc thiết kế nhà bếp không chỉ cần đáp ứng nhu cầu của người dùng mà còn phải đảm bảo chất lượng và tuổi thọ sử dụng lâu dài. Trước khi bạn mắc phải những lỗi gây lãng phí khi thiết kế nhà bếp thì dưới đây là những lời khuyên vô cùng hữu ích để tham khảo.
1. Bếp Galley
Việc bố trí nhà bếp đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ngân sách.
Bếp Galley hay còn gọi là bếp song song có cách bố trí hiệu quả về chi phí. Kiểu nhà bếp này cũng cho bạn 1 cách sắp xếp mọi thứ khoa học và tiện lợi trong quá trình sử dụng.
2. Chất liệu MDF
Việc lựa chọn chất liệu trong nhà bếp cũng giúp bạn tiết kiệm được ngân sách. Không phải gỗ tự nhiên mà gỗ MDF mới là chất liệu bạn nên chọn cho căn bếp gia đình.
Gỗ công nghiệp MDF được sử dụng khá phổ biến trong thiết kế nội thất. Ưu điểm nổi bật nhất của loại gỗ này so với gỗ tự nhiên là rẻ hơn, không bị cong vênh, mối mọt theo thời gian.
Để tăng tuổi thọ và tính thẩm mỹ cho sản phẩm, người ta thường phủ lên bề mặt cốt gỗ các vật liệu khác nhau. Các loại bề mặt khác nhau đều có những ưu điểm và mức giá thành khác nhau.
3. Bề mặt Laminate
Theo các chuyên gia thì 1 trong những cách dễ nhất để tiết kiệm chi phí khi thiết kế nhà bếp là lựa chọn laminate. Laminate không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn rất dễ bảo trì.
Các mẫu tủ bếp laminate chịu nhiệt tốt, không thấm nước, không bám dầu mỡ, dễ lau chùi. Hơn nữa, chúng cũng rất đa dạng để bạn lựa chọn được mẫu mã phù hợp với gout thẩm mỹ của gia đình.
4. Mặt bàn bằng đá granite
Khi bạn đã hoàn thành việc chọn lựa bố cục và chất liệu nhà bếp thì đến lúc chuyển sang mặt bàn. Bạn cần một vật liệu chắc chắn, bền và không bị vỡ theo thời gian.
Lời khuyên từ các chuyên gia là sử dụng đá granite. Ưu điểm của loại đá này là tuổi thọ lâu dài và ít phải cần bảo dưỡng, tiết kiệm được nhiều chi phí trong thời gian sử dụng.
Video đang HOT
5. Gạch men
Ngày càng có nhiều lựa chọn cho khu vực backsplash như inox, đá cẩm thạch, gỗ, gương, bê tông. Song lựa chọn tiết kiệm chi phí, đem lại hiệu quả thẩm mỹ thanh lịch cho nhà bếp vẫn luôn là gạch men.
6. Kệ mở
Càng nhiều tủ bếp thì mức chi phí bạn bỏ ra càng lớn. Vì vậy, có một giải pháp giúp bạn giảm bớt gánh nặng ngân sách là kết hợp dùng kệ mở.
Rõ ràng kệ mở có mức giá rẻ hơn nhiều so với tủ bếp. Chúng cũng giúp mang lại cảm giác thông thoáng hơn cho căn phòng. Tuy nhiên, người dùng sẽ cần phải để ý nhiều hơn đến vấn đề lau chùi, vệ sinh thường xuyên để tránh tích tụ bụi.
Theo Livspace
Nhà vườn ở Long An, lấy ý tưởng từ công trình cổ, cánh cửa thiết kế độc lạ
Trên mảnh đất rộng 1000m2, kiến trúc sư Phan Tất Hội xây khu nhà vườn thoáng đãng theo kiến trúc truyền thống. Tổng chi phí hoàn thiện công trình khoảng 1,5 tỷ đồng.
Ngôi nhà vườn ở Cần Đước (Long An) do kiến trúc sư Phan Tất Hội dành tâm huyết thiết kế và thi công tặng bố mẹ an hưởng tuổi già. Trên mảnh đất rộng 1000m2, anh cho xây dựng ngôi nhà 120m2, phần còn lại là sân, vườn và hồ nước điều hòa. Tổng chi phí hoàn thiện công trình khoảng 1,5 tỷ đồng.
Ngôi nhà mái dốc, phù hợp khí hậu địa phương, tránh nước mưa đọng và rất mát mẻ.
Chị Lê Ái - bà xã của kiến trúc sư Phan Tất Hội chia sẻ, hai vợ chồng chị đang sống ở Đà Lạt (Lâm Đồng), bố mẹ chồng sống ở Long An. Khi xây ngôi nhà này xong, chị và ông xã đã phải dành nhiều thời gian thuyết phục bố mẹ chuyển từ khu phố xá nhộn nhịp về đây sống. Bởi việc rời xa nơi đã gắn bó hàng chục năm với người lớn tuổi không phải là điều dễ dàng.
Chị tâm sự: "Mảnh đất này của bố mẹ chồng tôi. Cách đây 5 năm, ông bà mỗi ngày đều chạy xe máy hơn 5km để tưới từng cây dừa, cây nhãn, cây bơ và cây mai. Sự chăm sóc, yêu thương từng ngọn cây, ngọn cỏ của ông bà đã biến nơi đây thành nơi "đất lành, chim đậu, cây trái sum suê".
Ý tưởng công trình được học hỏi từ ngôi nhà cổ 100 tuổi cách khu đất 200m.
"Từ xưa nhà Việt truyền thống đã mang vẻ đẹp rất riêng. Vợ chồng tôi lưu giữ, học hỏi và giữ gìn những giá trị văn hóa đó nhưng sử dụng ngôn ngữ hiện đại hơn để phù hợp văn hóa, nhu cầu sử dụng hiện tại", chị Lê Ái nói.
Theo chị Ái, cái khó nhất của ngôi nhà là tối ưu hóa chi phí và tôn trọng những thứ mang đặc tính địa phương mà vẫn giữ được tiêu chuẩn của một không gian nghỉ dưỡng tiêu chuẩn.
Trong đó cũng bao gồm việc giao tiếp, trao đổi với thợ địa phương để họ hiểu được tinh thần và ý đồ của mình vào công trình, sử dụng vật liệu, tôn trọng khí hậu...
Một số hình ảnh phối cảnh của nhà.
Điểm độc đáo nữa trong ngôi nhà này là cánh cửa gỗ. Cánh cửa được kiến trúc sư Phan Tất Hội và người bác dành rất nhiều thời gian, tâm huyết.
Khi có gió, cần không gian kín đáo, gia chủ chỉ cần gập các phần chớp trên cửa, còn bình thường có thể mở ra để lấy gió và ánh sáng vào nhà.
Cánh cửa độc đáo, được kiến trúc sư và người bác dày công nghiên cứu.
Nội thất bên trong mang sự đan xen giữa cổ điển và hiện đại. Nhiều chi tiết đồ dùng cũng được chú trọng. Ví dụ như chiếc rế lót nồi, hiện nhiều nơi người dân đã ít sử dụng, do họ dùng bếp từ, bếp điện, không bị bám nhọ như bếp than, bếp củi. Tuy nhiên, chị Ái đã tận dụng rế đựng hoa quả, bày trí bàn trà rất mộc mạc, mang đậm hồn quê.
Ngoài ra, phần gỗ trên tường được chồng chị Ái làm thủ công. Gỗ được khò gas từng thanh trước rồi phết sơn chống ẩm và cuối cùng là phơi nắng. "Do Tết không có thợ nên gia đình tự làm cả rồi tự đóng luôn", chị Ái chia sẻ thêm.
Xung quanh nhà là ruộng lúa canh tác theo kiểu truyền thống, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật nên gia đình cũng không phải lo lắng về vấn đề sức khỏe.
Ngôi nhà mát rượi với chim chóc, ong bướm làm tổ, hoa nở rực rỡ. Cuộc sống bình yên, nhẹ nhõm, rời xa những ồn ào của phố thị.
Các mảng sáng - tối trong nhà tạo ra vẻ đẹp nghệ thuật.
Phòng khách và bàn ăn thông nhau trên không gian mở. Chiếc rế lót nồi thành rổ đựng trái cây đẹp mắt.
Hàng hiên cản mưa, nắng mát rượi theo lối làm nhà của người Việt xưa.
Sân vườn quy hoạch khoa học, phân ra nơi đậu xe, đào ao nuôi cá và thảm cỏ xanh rì.
Khoảng trời tĩnh lặng và trong vắt.
Ngôi nhà dựng lên bằng tình yêu của gia chủ với mảnh đất, bằng sự tâm huyết và mong mỏi của người con dành cho bố mẹ.
Phòng bếp vào buổi tối, ánh sáng phân bổ hợp lý, tránh quá chói nhưng vẫn đủ sử dụng và tạo độ ấm áp, quây quần.
Mảng gỗ đen trên tường được chồng chị Ái làm thủ công.
Ngôi nhà cho người lớn tuổi sinh sống và đón các con về chơi vào các dịp cuối tuần, nghỉ lễ nên kiến trúc sư chú trọng đến yếu tố nghỉ dưỡng, để đại gia đình có những khoảnh khắc thật ý nghĩa bên nhau.
Các phòng ngủ đều có ánh sáng tự nhiên, view nhìn ra khu vườn xanh ngắt, thoáng đãng.
Hoàng hôn buông xuống cũng là lúc khu nhà lên đèn rực rỡ, gió mát từ đồng lúa thổi vào cho tâm hồn gia chủ sự thư thái, an yên.
Thiết kế căn nhà 7x20m ở quê với chi phí 200 triệu đồng Kính chào chuyên mục và KTS tư vấn. Tôi hiện có miếng đất ở quê với diện tích 7 x 50m nhưng chỉ muốn xây 7 x 20m. Tôi nhờ KTS tư vấn và cho xin bảng thiết kế mẫu nhà cấp 4 với diện tích trên. Mong muốn của tôi là xây 4 phòng ngủ có gác lửng, có phòng ăn, có...