6 bí quyết chăm sóc lông mi nối
Không dụi mắt bằng tay
Mỗi khi bụi hay ngứa mắt bạn tuyệt đối không nên dụi mắt bằng tay. Có thể sử dụng tăm bông để làm sạch mọi thứ. Không làm đỏ mắt mà còn không tác động lên mi làm xô lệch vị trí gắn keo ban đầu.
Không chải mascara và tẩy trang lông mi
Hàng mi bạn làm cong, đều và đẹp cho nên không nên sử dụng mascara, làm nó rụng mi.
Cẩn thận khi rửa mặt
Chỉ cần dùng bông tẩy tràn thấm nước và rửa nhẹ mắt thay vì rửa mặt buổi sáng. Nó làm keo nối mi rơi ta và không tốt cho mi.
Video đang HOT
Đeo kính ra đường
Kính mát làm bụi không bay vào mắt, giúp mắt hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Chính vì vậy bạn nên đeo kính mỗi khi ra đường.
Không làm gãy mi khi ngủ
Mi nối bằng sợi nilon hoặc lụa, chính vì vậy bạn không ngủ nghiêng người hoặc mặt xuống gối. Làm mi gấp lại hoặc lệch múi dán.
Chú trọng điểm nối mi mỗi ngày
Bạn nên kiểm tra sợi mi có hở nối hay không. Và nên dùng ngón tay đẩy nhẹ nhàng mi theo chiều cong để chúng cong vút và đẹp hơn.
Theo Biquyetlamdep
Những thói quen gây bệnh
Trong những thói quen chúng ta thực hiện mỗi ngày, ngoài những điều tốt như thể dục, vệ sinh thì cũng có những thói quen xấu, âm thầm hủy hoại sức khỏe.
Dụi mắt
Thường khi mắt bị ngứa hay bị vướng dị vật, ta có thói quen đưa tay dụi mắt. Các bác sĩ (BS) nhãn khoa khuyên không nên đưa tay dụi mắt vì đây là cách tạo điều kiện cho vi trùng di chuyển vào mắt. Động tác dụi còn làm trầy xước giác mạc, trong trường hợp nặng có thể viêm tấy, nếu không điều trị kịp thời, dễ để lại sẹo trên giác mạc, gây giảm thị lực. Trẻ em ở tuổi biết bò, biết đi, cầm đồ chơi, vuốt lông chó mèo... nếu đưa tay lên dụi mắt sẽ dễ bị viêm kết mạc, dị ứng... BS Trần Thị Phương Thu - Giám đốc BV Mắt kỹ thuật cao Phương Nam TP.HCM hướng dẫn cách xử trí khi dị vật rơi vào mắt: "Đưa mắt vào tô nước sạch và chớp chớp mắt để dị vật trôi ra ngoài. Sau đó, nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo. Nếu thấy tình hình không thuyên giảm, cần đi khám để dùng thuốc đặc trị".
Với trẻ em, nên tập cho bé thói quen rửa tay sau khi chơi với chó mèo, sờ nắm đồ vật... Dặn bé không được cho tay lên dụi mắt, nếu thấy khó chịu, cần báo cho ba mẹ hoặc cô giáo để được nhỏ nước muối sinh lý và lau rửa mặt bằng nước ấm.
Xỉa răng, chải mòn răng
Dùng tăm xỉa răng để chọc vào răng dễ làm tổn thương lợi, nhất là những cây tăm sắc nhọn. Xỉa răng thường xuyên còn làm rộng kẽ răng, vỡ men răng khiến răng bị hư. Để bảo vệ hàm răng, cần chải răng sau khi ăn và dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn trong khe răng. Khi chải răng cần chải theo chiều dọc. Không ít người vệ sinh răng rất kỹ, thay vì chải răng nhẹ nhàng, họ chà mạnh theo chiều ngang khiến cổ chân răng bị mòn, gây đau buốt, phải đi trám cổ chân răng.
Thông thường mọi người đánh răng ngày hai lần, một lần sau khi thức dậy và một lần nữa trước khi đi ngủ. Có ai ngờ thói quen này khiến răng dễ dàng bị vi khuẩn tấn công. Bởi sau khi ăn sáng mà không vệ sinh răng, thức ăn và vi khuẩn nằm trong kẽ răng, mặt trong răng, men răng dễ bị phân hủy, trong khi đó mãi đến tối răng mới được vệ sinh. Khi tuổi tác chất chồng, nếu kèm thêm giai đoạn nôn ói khi mang thai, răng sẽ sớm bị hư. Sau khi sinh, nhiều sản phụ phát hiện răng bị sâu, phải nhổ bỏ. Nhiều người nghĩ do bầu bì, sinh con, con đã "lấy canxi" của mẹ nên yếu răng, mất răng, nhưng thực tế do cách chăm sóc răng không đúng. Tập thói quen đánh răng sau khi ăn là cách tốt nhất để giữ gìn răng.
Làm đẹp móng
Có một số bệnh ở móng xuất phát từ chuyện làm đẹp của phụ nữ. Đó là bệnh nấm móng, chín mé do nhiễm trùng. BS Lê Thái Vân Thanh - Đại học Y Dược TP.HCM giải thích: "Khi cắt móng, không nên cắt vùng da nhỏ xung quanh móng vì vùng da mỏng manh này có nhiệm vụ định hình móng. Nếu cắt mất lớp da này, se tạo kẽ hơ để vi khuẩn vi nấm tấn công móng".
Người cắt móng nhiều sẽ nhận thấy góc móng phù nề, không đẹp. Móng được sơn liên tục thường bị vàng, khô, dễ gãy do tiếp xúc quá lâu với hóa chất. Để móng đẹp, cần chăm sóc đúng cách, chỉ cắt đúng phần móng và da thừa, không moi móc khóe. Cần hạn chế sơn móng, tạo điều kiện cho móng... nghỉ ngơi.
Việc cắt da viền xung quanh móng, cắt khóe, cũng dễ cắt phạm, gây chảy máu, rất dễ bị lây các bệnh như viêm gan B, C, HIV/AIDS. Nhiều người cẩn thận mang theo bộ cắt móng riêng và nghĩ đã an toàn, nhưng theo BS da liễu thì cần dùng cả khăn riêng, thau nước ngâm móng riêng mới tránh được khả năng lây nhiễm.
Nhịn tiểu
Làm cố cho xong việc, phòng vệ sinh dơ, thiếu phòng vệ sinh... là những nguyên nhân khiến không ít người phải nhịn tiểu. Một số tiểu thương buôn bán trên đường phố đã chỉ nhau cách nhịn tiểu là uống nước cốt trái chanh, sẽ không mắc tiểu và không khát, dù đi giữa trời nắng gắt cả buổi. Cũng có người dùng phương pháp uống bù, tức nhịn cả ngày rồi uống ào ạt vào buổi tối. Theo BS Lê Thiện Anh Tuấn - Hội Y học TP.HCM thì do niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới nên khi nhịn tiểu, rất dễ bị nhiễm trùng đường tiểu. Nhịn tiểu còn là nguyên nhân gây bệnh sỏi thận. Cần uống đủ nước và chia đều trong ngày. Việc "uống dồn" nước gây mất cân bằng trong cơ thể.
Trường hợp dùng chanh để không khát nước, đây chỉ là cách làm mất cảm giác khát, chứ không có nghĩa là cơ thể đủ nước. Cần uống đủ nước, người 50kg cần khoảng 2 lít - 2, 5 lít/ngày. Hiện nay đã có nhà vệ sinh công cộng và tại các cây xăng cũng có nhà vệ sinh, vì vậy không nên nhịn, bởi khi mắc bệnh thận, sẽ phải chữa trị tốn kém, khó khăn và đau đớn.
Theo PNO
Sơ cứu khi bị trầy xước giác mạc Giác mạc mỏng là phần dễ bị tổn thương nhất ở vùng mắt. Chỉ cần tiếp xúc với bụi, đất, cát thậm chí mép một tờ giấy có thể gây trầy xước hoặc rách giác mạc. Ảnh minh họa: Internet Trong một số trường hợp xước giác mạc bị nhiễm khuẩn và gây ra loét giác mạc rất nghiêm trọng nếu không sơ...