6 bí ẩn ‘động trời’ về cơ thể người khiến các nhà khoa học ‘vắt óc’ cũng không giải nổi
Trên cơ thể người có những cơ quan tưởng như rất quen thuộc với chúng ta nhưng hóa ra lại vẫn còn là bí ẩn với các nhà khoa học.
1. Dấu vân tay
Tất cả chúng ta đều biết rằng dấu vân tay của mỗi người là độc nhất và hoàn toàn khác nhau, thậm chí dù là cặp song sinh. Thế nhưng tại sao con người lại sở hữu đặc điểm này thì tới nay khoa học vẫn chẳng thể giải đáp.
Trong nhiều năm các nhà khoa học đã nghĩ rằng con người có dấu vân tay là để dễ cầm nắm mọi thứ. Nhưng hóa ra dấu vân tay thậm chí còn khiến da bạn khó tiếp xúc với các đồ vật hơn những ngón tay trơn nhẵn.
Điển hình của trường hợp không có dấu vân tay vẫn sinh hoạt bình thường và tay thậm chí còn nhanh nhạy hơn người khác chính là gia đình Hoang Tiên gôm 60 ngươi ơ Đai Băc ma tât ca cac đâu ngon tay đêu nhăn bong, không co vân tay. Năm 2008, cac quan chưc Cuc điêu tra hinh sư CIB Đai Loan đa rất bất ngờ khi phat hiên ra điều đặc biệt của gia đình này. Lin Teih Bi, môt chuyên gia vê nhân dang dâu vân tay cua Đai Loan, đa xac đinh đươc gene di truyên không dâu vân tay cua đai gia đinh Hoang Tiên trai qua it nhât 5 thê hê.
Ngoài giả thiết về cầm nằm thì còn có người cho rằng những dấu vấn tay là dấu vết của sự tiến hóa, giúp bảo vệ ngón tay hoặc tăng độ nhạy cảm.
2. Ruột thừa
Đây là bộ phận cơ thể có thể “ngấm ngầm” gây đau đớn bất chợt và dù không có nó thì cơ thể bạn cũng không gặp vấn đề gì. Ruột thừa được coi là cơ quan gây rắc rối hơn là hữu dụng. Đã có không ít người phải nhập viện để mổ ruột thừa. Một trường hợp mổ ruột thừa hiếm gặp trên thế giới đã đi vào lịch sự y khoa đó là ca tự phẫu thuật ruột thừa của bác sĩ Leonid Ivanovich khi đang ở Nam Cực. Sau 45 phút tự mổ dưới sự hỗ trợ của đồng nghiệp, bác sĩ trẻ đã thành công.
Lý giải về cơ quan thừa thãi này, trong nhiều năm, các nhà khoa học đều đồng ý rằng từ thời xưa con người ăn thực vật rất nhiều nên cần có ruột thừa để hỗ trợ tiêu hóa. Trải qua quá trình tiến hóa, nó dần trở nên vô dụng. Tuy nhiên một giả thiết khác đã trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng khoa học cho rằng ruột thừa có thể chứa và bảo vệ các vi khuẩn có lợi.
Video đang HOT
3. Con người chỉ có thể thuận một tay
Chúng ta đều biết rằng mỗi người sinh ra sẽ có một tay thuận hoặc là bên trái hoặc là bên phải. Tuy nhiên có bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại không thể thuận được cả hai tay? Chẳng phải điều đó sẽ giúp cơ thể vận động tốt hơn?
Đến nay đây vẫn là một bí ẩn lớn với khóa học và dù có người có thể sử dụng cả 2 tay như nhau nhưng vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng về điều này.
Họa sĩ thiên tài Leonardo da Vinci chính là người có khả năng thuận cả 2 tay. Ông có thể viết đồng thời cả hai tay, một tay ở trên và một tay ở dưới.
4. Ngáp ngủ
Chúng ta đã biết ngáp ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ và các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích chính xác tại sao con người lại ngáp.
Một số nhà khoa học cho rằng chúng ta ngáp để điều chỉnh nhiệt độ não bộ vì thiếu ngủ hoặc chán nản khiến cho nhiệt độ não bị giảm.
Ngoài ra có người lại nhận định chúng ta ngáp để làm tỉnh táo lại cơ thể vì nhịp tim có khuynh hướng tăng lên sau khi ngáp.
5. Nhóm máu
Nhóm máu cũng là “dấu tích” của sự tiến hóa. Các loại máu khác nhau có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Các nhà khoa học tin rằng nhóm máu của con người bắt đầu phát triển từ khoảng 20 triệu năm trước.
Tiến sĩ Mohammad Mobayed giải thích: “Quá trình tiến hóa đã tạo ra sự đa dạng về máu khiến cho mỗi người sở hữu nhóm máu khác nhau và có khả năng chống lại một số bệnh nhiễm trùng.”
“Tuy nhiên điều các nhà khoa học chưa thể biết đó chính là tại sao nhóm máu lại khác nhau ở mỗi người.” Ông nói.
6. Cơ thể người có vi khuẩn
Con người có rất nhiều vi khuẩn bên trong và trên cơ thể, chúng thậm chí còn chiếm một vài cân nặng trên người chúng ta. Nhiều vi khuẩn có ích cho sức khỏe như hỗ trợ hệ tiêu hóa, chữa lành vết thương hoặc chống lại bệnh tật.
Thế nhưng có không ít những vi khuẩn trong cơ thể mà chúng ta vẫn chẳng thế biết chúng được sinh ra với mục đích gì.
Theo 2sao.vn
Bí ẩn cá mập 2 đầu xuất hiện tràn lan khắp thế giới
Các nhà khoa học đang tìm thấy ngày càng nhiều cá mập đột biến 2 đầu trên toàn cầu, hiện tượng bất thường này có thể là do đánh bắt quá mức.
Hiện tượng khó hiểu này bắt đầu vào năm 2008, khi một ngư dân đánh bắt được phôi thai cá mập xanh 2 đầu ngoài khơi bờ biển Australia. Năm 2013, một nhóm ngư dân ở Florida, Mỹ, phát hiện thai nhi 2 đầu trong tử cung của một con cá mập bò mà họ bắt được.
Đến nay, cá mập xanh là loài có nhiều cá thể con 2 đầu nhất bởi cá mập mẹ có thể mang trong mình một lúc 50 cá thể con trong bụng.
Gần đây, các nhà khoa học Tây Ban Nha đã tìm thấy phôi thai cá nhám mèo đuôi cưa Đại Tây Dương 2 đầu trong số hàng trăm con cá mập được nuôi dưỡng để nghiên cứu phục vụ y học. Đây là trường hợp cá mập đẻ trứng sinh ra cá thể 2 đầu đầu tiên được phát hiện.
Các nhà nghiên cứu đã cẩn thận giải phẫu trứng để nghiên cứu phôi thai kỳ lạ này. Giáo sư Valentín Sans-Coma, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng nếu để nở một cách tự nhiên, phôi thai có thể không sống sót được. Điều này lý giải việc người ta chưa bao giờ tìm thấy cá thể cá mập đẻ trứng 2 đầu trước đó.
Phôi thai cá mập 2 đầu được tìm thấy ở Tây Ban Nha. Ảnh: National Geographic.
Nguyên nhân thúc đẩy cá mập đột biến gia tăng vẫn là một bí ẩn đối với giới khoa học. Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc đánh bắt quá mức có thể là lý do.
Khi số lượng cá mập giảm dần, hệ gene của chúng cũng thu hẹp lại dẫn đến gia tăng giao phối cận huyết và làm cho nguy cơ xảy ra di truyền bất thường tăng cao.
Trong khi đó, tiến sĩ Hải dương học Felipe Galván-Magana lại tin rằng sự cuồng loạn về loài cá mập 2 đầu là một sự nhầm lẫn. Ông lập luận rằng trên thực tế, số lượng cá mập đột biến không tăng lên. Sự chú ý đối với chúng là do các công trình nghiên cứu về hiện tượng này được xuất bản nhiều hơn trong thời gian gần đây.
Tiến sĩ Galván-Magana không lạ gì với cá mập đột biến. Một con "cá mập độc nhãn" với một mắt duy nhất đã bị bắt ngoài khơi bờ biển của Mexico vào năm 2011 và đưa đến phòng thí nghiệm của ông.
Các mẫu vật của cá mập đột biến đã ít ỏi lại xa xôi, gây ra nhiều khó khăn khi nghiên cứu cho các nhà khoa học. "Tôi muốn nghiên cứu về chúng nhưng không phải bạn cứ quăng lưới là sẽ bắt được cá mập 2 đầu. Điều này là ngẫu nhiên", Ehemann nói.
Theo Tuyết Mai (Zing)
Sự thật chấn động phía sau đôi giày đỏ bí ẩn mà vợ tôi chỉ đi duy nhất một lần mỗi năm Tôi chưa bao giờ nghi ngờ vợ mình, nhưng bí ẩn về đôi giày ấy cứ quanh quẩn trong tôi. Vì thế, lần đầu tiên trong đời, tôi lên kế hoạch lén lút theo dõi cô ấy. Tôi và vợ kết hôn được hơn 10 năm nhưng vẫn chưa có con. Cá nhân tôi vốn không thích trẻ nhỏ nên hai vợ chồng...