6 bệnh viện tuyến cuối triển khai khám chữa bệnh từ xa
Chiều 27.8, Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội) khánh thành Trung tâm tư vấn, khám chữa bệnh từ xa, thuộc dự án Khám chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020 – 2025 do BV này triển khai.
Các bác sĩ Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM đang hội chẩn với các bệnh viện để chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân – ẢNH MINH HỌA: THANH TIỆP
GS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Bạch Mai, cho biết dự án kết nối 205 điểm cầu tại 35 tỉnh, trong đó có nhiều BV tại miền núi, vùng khó khăn. Hệ thống khám chữa bệnh từ xa của BV Bạch Mai hướng đến mục tiêu mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám chữa bệnh, với sự hỗ trợ chuyên môn của các bác sĩ từ tuyến xã đến tuyến T.Ư; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại đơn vị điều trị tuyến dưới.
Các cơ sở y tế tuyến dưới được hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ BV tuyến cuối dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám chữa bệnh và sự hài lòng của người dân ngay tại y tế tuyến dưới. Đặc biệt, đảm bảo giãn cách tại BV tuyến trên thực hiện phòng chống dịch Covid-19.
Theo Bộ Y tế, ngoài BV Bạch Mai, hiện đã có 5 BV tuyến cuối duy trì khám chữa bệnh từ xa, gồm các BV: Nhi T.Ư, E, Răng hàm mặt, ĐH Y Hà Nội, Tim Hà Nội.
Ngay sau lễ khánh thành, các bác sĩ của BV Bạch Mai đã tham gia hội chẩn các ca bệnh của nhiều điểm cầu thuộc các đơn vị: BV Thái Nguyên; BV đa khoa thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai); BV Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ); BV đa khoa quốc tế Hải Phòng; BV Hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An, với các chuyên khoa: tim mạch, ung thư, hồi sức tích cực. Hội chẩn thực hiện thông qua ca bệnh và kết nối siêu âm trực tuyến, truyền hình ảnh phim cắt lớp vi tính, truyền dữ liệu hình ảnh thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh. Dịp này, chuyên gia của BV Bạch Mai từ tâm dịch Đà Nẵng cũng chia sẻ với các BV về ứng phó với các tình huống khẩn cấp của dịch Covid-19.
Tình hình Covid-19 tại Việt Nam sáng 28.8: Không có ca mắc mới, 12 bệnh nhân tiên lượng nặng
Trước thời điểm có dịch Covid-19, mỗi ngày BV Bạch Mai có khoảng 20.000 người là bệnh nhân, người nhà, học viên, các nhân viên tại các khu dịch vụ ra vào BV. Hồi tháng 4 vừa qua BV đã phải phong tỏa 20 ngày chống dịch Covid-19. Hiện lượng người đến BV này đã giảm khoảng 60% so với trước dịch.
Bác sĩ BV Bạch Mai: 'Chúng tôi rất buồn vì bị hiểu sai vụ đo điện não video'
"Chúng tôi rất buồn vì đã làm hết sức nhưng xã hội lại nhìn nhận không đúng. Việc bác sĩ chỉ đo điện não video 30 phút đến 1 tiếng là có cơ sở chuyên môn", PGS Tuấn tâm tư.
PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, BV Bạch Mai, Trưởng bộ môn Tâm thần, ĐH Y Hà Nội, chia sẻ nhiều tâm tư quanh sự việc Viện bị tố ăn bớt, trục lợi từ bệnh nhân khi giảm giờ điện não video từ 12 giờ xuống chỉ còn hơn 30 phút.
"Từ hôm qua đến giờ, chúng tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại nói chúng tôi thế này thế kia khi trục lợi từ bệnh nhân. Thực sự chúng tôi rất buồn, rất tâm tư vì hoàn toàn không có chuyện đó", PGS Tuấn giãi bày.
PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn
Ông Tuấn cho biết, BV Bạch Mai chỉ có duy nhất 1 chiếc máy đo điện não video, đặt tại Viện Sức khỏe tâm thần, dùng chung với khoa Thần kinh. Chiếc máy này có giá hơn hơn 2 tỉ đồng, chưa tính các phụ kiện đi kèm.
Nhiều tháng trở lại đây, trung bình mỗi ngày chỉ có vài bệnh nhân có chỉ định đo, ngày nhiều nhất chưa bao giờ quá 10 ca.
"Có thông tin phản ánh chúng tôi đo đến 69 ca một ngày là không đúng, đó là cộng gộp cả các ca đo điện não thông thường", PGS Tuấn khẳng định.
Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm Thần cho biết, ban đầu, điện não video xuất phát từ chuyên khoa thần kinh, nhằm phát hiện và chẩn đoán chính xác các cơn động kinh bằng cách đo 12 giờ. Do đó, trong danh mục kỹ thuật của Bộ Y tế ghi là "điện não video 12 giờ".
Khi xây dựng khung giá cho chuyên khoa thần kinh, điện não video có mức giá trung bình từ 2,4 tới 2,8 triệu/lần đo trong 12 giờ.
Sau này, các nhà khoa học nhận thấy có thể sử dụng điện não video để phát hiện các sóng não bất thường ở bệnh nhân tâm thần khi có các triệu chứng như hồi hộp, bồn chồn, mất ngủ... nên đem danh mục này sang chuyên ngành tâm thần.
Tuy nhiên, do đặc thù của các bệnh nhân tâm thần là khó hợp tác, bắt bệnh nhân đeo 12 tiếng là điều không thể. Dù có kỹ thuật viên và người nhà đứng cạnh, rất nhiều bệnh nhân vẫn kéo bung ra hoặc đập máy.
TS Trần Thị Hà An, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, chia sẻ thêm, đặc thù của chuyên khoa tâm thần là chỉ cần xác định có hay không, không cần đo được bao nhiêu.
"Nên nếu trong vòng 30 phút hay 1 tiếng đo được sóng bất thường đủ chẩn đoán rồi thì không cần bắt bệnh nhân nằm thêm 11 tiếng nữa. Việc dừng như vậy là tốt cho bệnh nhân, có cơ sở chuyên môn chứ không phải chúng tôi bớt xén thời gian đo", TS An nói.
Viện Sức khỏe tâm thần, BV Bạch Mai
Từ thực tế thời gian đo điện não video của bệnh nhân tâm thần không thể theo hết 12 tiếng nên thời điểm năm 2013 khi gửi Bộ Y tế khung giá, BV Bạch Mai chỉ xây dựng mức giá 600.000 - 700.000 đồng, rẻ bằng 1/4 so với chuyên khoa thần kinh.
Do thủ tục tài chính mất nhiều thời gian, nên 3 năm sau khung giá này mới được duyệt và vẫn "khoác" tên "điện não video 12 giờ". Giờ muốn thay đổi lại, quy trình cần làm lại từ đầu, phải đợi rất lâu.
Theo PGS Tuấn, câu chuyện được phản ánh không đầy đủ khiến mọi người hiểu sai, anh em trong Viện rất buồn.
"Các bác sĩ đã làm hết sức để tốt nhất cho bệnh nhân nhưng lại bị nhìn nhận không đúng khiến nhiệt huyết của nhân viên y tế cũng không còn", PGS Tuấn tâm tư.
Trước đó, bệnh nhân phản ánh dù trên phiếu thu của Viện Sức khỏe Tâm thần ghi rõ chỉ định của bác sĩ là "đo điện não video 12 giờ", giá 600.000 đồng, tuy nhiên thực tế, kỹ thuật viên chỉ đo hơn 30 phút đã xong.
Hiện bệnh viện đã tạm dừng dịch vụ này để xây dựng lại các quy trình, quy định khi nào kỹ thuật viên được dừng đo cũng như chia nhỏ bảng giá tính theo giờ.
Ngày 30/6, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế gửi công văn yêu cầu BV Bạch Mai xác minh và giải quyết vụ việc liên quan đến thời gian đo điện não video. Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện rà soát, cập nhật quy trình kỹ thuật liên quan tới việc đo điện não video và thông báo cụ thể cho người bệnh biết trong quá trình khám, chữa bệnh tại đây. Đồng thời, BV Bạch Mai cần công khai thông tin về kết quả xác minh, xử lý, báo cáo về Cục Quản lý Khám chữa bệnh trước ngày 10/7.
Bác sĩ Việt thay lại van tim cho bệnh nhân không vết mổ Bệnh nhân có van tim cũ thoái hoá nhưng không cần tháo bỏ, bác sĩ tiếp tục đặt van tim mới vào trong mà không cần phẫu thuật. Sau hơn 1 tháng thay van tim, cụ Vũ Thị Thân ở Quảng Ninh đi lại nhanh lẹ như người khoẻ mạnh. Từ gương mặt đến vóc dáng, giọng nói, ai cũng đoán cụ mới...