6 bê bối tình dục trong làng thời trang thế giới
Nhiều nhà thiết kế, giám đốc điều hành hay nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới dính scandal tấn công tình dục người mẫu.
1. Alexander Wang bị tố lạm dụng tình dục: Mới đây, Alexander Wang vướng vào cáo buộc lạm dụng tình dục nam người mẫu Owen Mooney. Chính người mẫu này đã lên tiếng tố cáo nhà thiết kế. Anh kể chi tiết cuộc gặp gỡ của mình và nhà mốt tại một câu lạc bộ ở New York, Mỹ. Owen Mooney cho biết đây cũng là nơi Alexander Wang có hành động tấn công tình dục anh. Ảnh: Highsnobiety.
2. Cựu giám đốc điều hành Victoria’s Secret bị tố quấy rối tình dục người mẫu: Đầu năm 2020, tờ New York Times đăng tải bài viết vạch trần góc tối phía sau vẻ hào nhoáng của show nội y tầm cỡ nhất thế giới. Trong đó, Ed Razek – cựu giám đốc điều hành thương hiệu – và chủ tịch L Brands (công ty mẹ của Victoria’s Secret) Leslie Wexner là 2 nhân vật được nhắc đến. Họ được cho là có hành vi khiếm nhã, bắt nạt người mẫu, nhân viên nữ. Các nhân chứng kể từng bị Ed Razek sờ soạng, cưỡng hôn, gạ gẫm “đổi tình lấy danh”… Ảnh: Teen Vogue .
Video đang HOT
3. Người mẫu Victoria’s Secret kêu gọi chống lạm dụng tình dục: Vào năm 2019, Victoria’s Secret trở thành tâm điểm chú ý của giới truyền thông khi có tới hơn 100 người mẫu ký vào lá đơn đề nghị công ty phải có hành động bảo vệ người mẫu trước nạn tấn công tình dục. Trước đó, một số nhiếp ảnh gia đã bị cáo buộc lạm dụng, cưỡng hiếp người mẫu. Ảnh: W Magazine .
4. Ông trùm thời trang Peter Nygard bị bắt vì kinh doanh mại dâm: Peter Nygard vốn là doanh nhân đến từ Canada, nức tiếng trong lĩnh vực thời trang. Vào tháng 12/2020, truyền thông đưa tin về việc ông bị bắt do môi giới mại dâm. Theo nhiều nguồn tin, ông chỉ dùng việc kinh doanh thời trang để che giấu hành vi trái pháp luật của mình. Peter Nygard còn bị tố xâm hại, cưỡng ép người mẫu và nhiều phụ nữ khác. Ảnh: Forbes .
5. Nhà đồng sáng lập Guess bị tố tấn công tình dục: Năm 2018, người mẫu Kate Upon lên tiếng tố cáo Paul Marciano – cựu giám đốc sáng tạo và nhà đồng sáng lập thương hiệu thời trang Guess – sàm sỡ cô. Nữ người mẫu cho hay sự việc xảy ra khi cô được chọn làm gương mặt đại diện của hãng. Sau lời cáo buộc của Kate Upon, 5 phụ nữ khác cũng lên tiếng. Paul Marciano phải rời Guess vì bê bối trên. Ảnh: Getty Images .
6. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng Mario Testino bị cáo buộc tấn công tình dục: Đầu năm 2018, tờ New York Times đưa thông tin chi tiết về việc nhiếp ảnh gia Mario Testino bị 13 người mẫu và cựu trợ lý tố cáo xâm hại tình dục. Dù được mệnh danh là “ông hoàng của những shoot hình thời trang cao cấp”, sự nghiệp của Mario Testino gần như bị hủy hoại sau scandal. Ông bị nhiều nhà mốt lớn như Burberry, Michael Kors, Stuart Weitzman… tuyên bố tẩy chay. Ảnh: Elle .
Mẫu quần lửng bị chỉ trích vì họa tiết là 1 vị thần Ấn Độ giáo
Thần Ganesha là biểu tượng linh thiêng của Ấn Độ giáo nhưng lại trở thành họa tiết in trên quần lửng của hãng thời trang Jon Cotre (Brazil).
Một giáo sĩ Ấn Độ giáo đã yêu cầu một hãng thời trang Brazil phải xin lỗi và hủy bỏ mẫu quần lửng có họa tiết giống hình ảnh vị thần Ganesha của tôn giáo này, hãng tin Reuters ngày 20-11 cho hay.
Trên trang bán hàng trực tuyến của mình, hãng Jon Cotre (có trụ sở tại bang Sao Paulo, Brazil) đang giới thiệu nhiều mẫu quần lửng cho nam và nữ với họa tiết giống "mình người, đầu voi". Hãng này cũng nêu rõ tên thần Ganesh trong phần mô tả mẫu quần.
Giáo sĩ Rajan Zed - một nhân vật có uy tín trong cộng đồng tín đồ Ấn Độ giáo tại Mỹ - chỉ trích hãng Jon Cotre vì biến hình ảnh Thần Ganesha của người Ấn Độ giáo trở thành một họa tiết "tầm thường".
"Thần Ganesha được tôn thờ trong các ngôi đền hoặc gian thờ tại nhà và không thứ tô điểm cho đùi, hông, mông, háng, bộ phận sinh dục hay xương chậu của ai đó" - ông Zed gay gắt lên án họa tiết trên quần của hãng thời trang Brazil.
Họa tiết thần voi Ganesha trên một mẫu quần lửng của hãng Jon Cotre. Ảnh: JON COTRE
Hãng Jon Cotre chưa đưa ra bình luận về mẫu quần này và về lời chỉ trích của ông Zed. Reuters lưu ý rằng việc Jon Cotre chưa phản hồi là do công ty này không làm việc trong ngày 20-11 - một ngày lễ ở bang Sao Paulo.
Giáo sĩ Zed cho rằng việc sử dụng hình ảnh các vị thần Ấn Độ giáo một cách không phù hợp đang khiến các tín đồ cảm thấy bị tổn thương.
"Các công ty thời trang không nên tham gia các hoạt động kinh doanh lấy hình ảnh tôn giáo làm của riêng, báng bổ hoặc nhạo báng toàn bộ cộng đồng tín đồ" - ông Zed nhấn mạnh.
Ấn Độ giáo là tôn giáo có lượng tín đồ đông thứ ba thế giới (chỉ sau Thiên Chúa giáo và Hồi giáo), với khoảng 1,2 triệu tín đồ.
Thần Ganesha là một trong những vị thần nổi tiếng nhất và được thờ cúng nhiều nhất trong các ngôi đền Ấn Độ giáo. Đó là một vị thần mình người, đầu voi, tượng trưng cho sự tài trí, hạnh phúc và thành công.
Thời trang "mì ăn liền" liệu có phải cơn ác mộng có thật của trái đất? Thời trang nhanh phổ biến khắp thế giới đáp ứng nhu cầu ăn mặc của nhiều người có hầu bao vừa phải. Thời trang nhanh là gì? Thời trang nhanh là một thuật ngữ dùng để mô tả một mô hình kinh doanh có lợi nhuận cao dựa trên việc tái tạo các xu hướng trên sàn catwalk và các thiết kế thời...