6 bài tập yoga giúp giảm triệu chứng viêm xoang hiệu quả
Người bệnh viêm xoang thường gặp khó khăn trong đường thở của mình. Việc cải thiện chức năng hô hấp của phổi và tăng cường hoạt động của cơ hành bằng các bài tập yoga giúp giảm triệu chứng viêm xoang như khó thở, nghẹt mũi, đau đầu ở bệnh nhân viêm xoang.
Bệnh viêm xoang mặc dù không có mức độ quá nghiêm trọng nhưng các triệu chứng của bệnh có thể gây khó chịu, mệt mỏi và làm giảm sức khỏe của người bệnh. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ và điều trị cho bệnh nhân bị viêm xoang thì bác sĩ cũng đưa ra khuyến khích thực hiện chế độ chăm sóc tại nhà nhằm kiểm soát triệu chứng và làm ngan ngừa tình trạng tái phát bệnh.
Vì thế, yoga được lựa chọn là một trong những môn tập đem lại hiệu quả giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm xoang một cách đáng kể. Bài tập yoga giúp giảm triệu chứng viêm xoang bằng cách tăng cường chức năng của các cơ quan hô hấp và giúp điều hòa hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
Các bài tập yoga giúp giảm triệu chứng viêm xoang dễ thực hiện dưới đây:
1. Gomukhasana (Cow Face Pose)
Gomukhasana là bài tập đơn giản và dễ dàng thực hiện dành cho người mới bắt đầu tập yoga. Bộ môn này cần được luyện tập vào buồi sáng hoặc tối. Do đó nên giữ bụng đói khi tập bài tập này.
Khi thực hiện động tác Gomukhasana có tác dụng giúp làm giảm tình trạng căng thẳng và lo lắng. Đồng thời động tác này còn có tác dụng kéo căng cơ ngực và hỗ trợ sự linh hoạt của cơ hoành trong việc điều hóa khí lưu thông.
Động tác được thực hiện bằng cách: Ngồi thẳng, xét hai chân bằng mặt vuông góc với sàn. Sau đó ép chồng hai chân lên nhau để cho gót chân bên phải chạm mông trái và ngược lại. Tiếp tục thực hiện nâng cánh tay phải và cong khuỷu tay đặt ở sau vai. Đưa tay trái về phía sau lưng, nắm lấy bàn tay phải.
Đối với tư thế này bạn cần phải giữ trong khoảng 30 đến 60s. Thời gian này cần thực hiện hít thở đều đặn và kéo căng cơ hoành để tiếp nhận không khí. Động tác nên được thực hiện khoảng 5 lần.
Thực hiện động tác này giúp điều trị viêm xoang hiệu quả – Ảnh Internet
2. Bài tập Janu Sirsasana (Head to Knee Pose)
Động tác Janu Sirsasana trong khi tập sẽ giúp kéo giãn cơ vai, điều này làm cải thiện hệ thần kinh trung ương và từ đó làm giảm cảm giác đau đầu, mệt mỏi, lo lắng xảy ra.
Không chỉ giúp ích trong việc cải thiện triệu chứng viêm xoang, động tác Janu Sirsasana này còn đem lại hiệu quả trong việc hỗ trợ giúp điều trị mất ngủ và có khả năng giúp người bệnh giảm huyết áp.
Đối với động tác này có thể tập vào buổi tối và buổi sáng. Tuy nhiên, các chuyên ra khuyết khích rằng nên tập vào buổi sáng, động tác yoga này sẽ giúp bạn thoải mái hơn về tinh thần và có khả năng tập trung cao hơn.
Thực hiện bài tập bằng cách: Ngồi thẳng trên sàn, chân trái duỗi sang ngang, cong đầu gối và đặt bàn chân phải áp mạnh vào phần đùi trong của chân trái. Lưu ý rằng cả hai chân đều cần tiếp xúc với mặt sàn.
Sau đó, cúi người về phía trước đưa hai tay nắm lấy bàn chân trái và thực hiện giữ nguyên tư thế, hít thở sâu chậm. Động tác cần được kéo dài khoảng 60s. Hít vào và trở lại tư thế ban đầu, trong khoảng thời gian đó bạn có thể nghỉ vài giây trước khi lặp lại với chân còn lại.
Lưu ý, người bệnh bị viêm xoang nhưng đang gặp chấn thương đầu gối hoặc tiêu chảy thì không áp dụng động tác yoga này.
Video đang HOT
Thực hiện bài tập này giúp giảm triệu chứng bệnh viêm xoang hiệu quả – Ảnh Internet
3. Bhujangasana (Cobra Pose) là bài tập yoga giúp giảm triệu chứng viêm xoang
Thực hiện động tác Bhujangasana giúp đem lại hiệu quả trong việc cải thiện chức năng của phổi, điều này giúp làm giảm cảm giác khó thở, nghẹt mũi và khò khè do viêm xoang gây ra cho người bệnh.
Đây được coi là tư thế tốt nhất dành cho bệnh nhân bị viêm xoang được thực hiện như sau:
Người bệnh cần nằm sấp xuống sàn và để bụng tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn. Sau đó hai chân đưa thẳng, chạ vào nhau và ngón cái cần chạm sàn. Thực hiện di chuyển tay ra phía trước, đặt bàn tay xuống dưới sàn ở vị trí ngang với vai.
Tiếp theo cần sử dụng tay nhấc phần trên của cơ thể và hít thở sâu. Sau đó đưa cổ về phía sau nhằm kéo giãn cơ hoành và kích thích chức năng hô hấp của phổi. Động tác này cần được duy trì từ 15 đến 30s. Sau đó đưa hai tay trở lại vị trí ban đầu và hạ thân trên xuống sàn.
Lưu ý rằng động tác này không phù hợp với một số đối tượng bị viêm xoang như: Phụ nữ mang thai, người mới thực hiện phẫu thuật bụng, mắc hội chứng ống cổ tay hoặc đang gặp phải chấn thương lưng.
Giảm nhanh các triệu chứng viêm xoang bằng bài tập Bhujangasana – Ảnh Internet
4. Ustrasana (Camel Pose)
Động tác Ustrasana đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và tinh thần. Thực hiện động tác này giúp kéo giãn cổ, lồng ngực nhằm cải thiện khả năng hô hấp do đó động tác yoga này cũng giúp khắc phục những triệu chứng do bệnh viêm xoang gây ra.
Thực hiện động tác bằng cách: Quỳ trên sàn, người thẳng và đặt hai tay lên hông. Sau đó cần bảo đảm đầu gối và vai thẳng ngang bằng nhau, lòng bàn chân hướng lên trên. Thực hiện động tác cần hít sâu, đưa hai tay về phía sau và sử dụng ngón tay giữ lấy gót chân.
Nên còng lưng nhẹ, giữ cổ ở vị trí trung lập và giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 đến 60 giây.
Ustrasana là động tác yoga giúp giảm triệu chứng viêm xoang – Ảnh Internet
5. Setu Bandhasana (Bridge Pose)
Setu Bandhasana là một động tác giúp kéo giãn cơ lưng, cơ hoành và phần cổ. Động tác đem lại hiệu quả trong việc làm giảm tình trạng lo lắng, trầm cảm và cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm xoang cho người bệnh.
Động tác được thực hiện bằng cách: Nằm thẳng lưng trên thảm và lưng chạm sàn. Sau đó cong đầu gối và giữ hai bàn chân rộng ngang hông. Tiếp theo cần giữ tay thẳng theo chiều cơ thể và lòng bàn tay hướng xuống.
Thực hiện động tác cần hít sâu vào và nâng phần lưng dưới và phần hông lên cao. Nên giữ tư thế trong 1 phút. Bài tập không dành cho phụ nữ mang thai và người đang bị chấn thương cổ.
Điều trị viêm xoang bằng động tác yoga giảm triệu chứng – Ảnh Internet
6. Adho Mukha Svanasana (Downward-Facing Pose)
Động tác Adho Mukha Svanasana có tác dụng giúp cải thiện lưu thông máu, giảm áp lực lên cổ và vùng ngực. Adho Mukha Svanasana là động tác cần được thực hiện vào buổi sáng để phát huy tác dụng tốt.
Hướng dẫn thực hiện động tác như sau: Chống hai tay và hai chân nhằm nâng cơ thể lên khỏi mặt sàn. Sau đó tiếp tục thở nhẹ nhàng, nâng phần hông lên cao hơn. Thực hiện duỗi khuỷu tay và đầu gối nhằm đảm bảo hình dáng khi tập giống hình chữ V ngược.
Động tác cần được giữ trong khoảng 1 phút trước khi trở lại vị trí ban đầu. Lưu ý bài tập yoga này không phù hợp với người bị trật khớp vai, huyết áp cao hoặc mắc hội chứng ống cổ tay.
Bài tập yoga giúp chữa trị và giảm các triệu chứng của bệnh viêm xoang – Ảnh Internet
Một số lưu ý khi thực hiện bài tập yoga chữa viêm xoang:
- Cải thiện bệnh viêm xoang và giảm các triệu chứng bệnh chỉ diễn ra trong thời gia dài sau khi tập luyện.
- Nếu các triệu chứng viêm xoang gây ra khó chịu bạn cần sử dụng các loại thuốc chuyên dụng.
- Cần giữ bụng đói khi tập yoga vì tập yoga ngay sau khi ăn có thể gây tình trạng tức bụng và buồn nôn.
- Đối với phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập yoga.
Muốn cải thiện các triệu chứng viêm xoang ngoài tập yoga cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà khác.
Các triệu chứng cảnh báo bạn đang bị viêm xoang trước
Do thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố gây viêm hơn so với nhóm xoang sau nên các xoang trước cũng dễ bị viêm hơn. Khi bị viêm, tùy thuộc vào thể bệnh là cấp tính hay mãn tính mà các triệu chứng viêm xoang trước có thể thay đổi rất đa dạng.
1. Tổng quan về viêm xoang trước
Xoang là cấu trúc rỗng nằm trong các xương của vùng sọ, mặt, có 4 đôi xoang chính trong cơ thể bao gồm xoang hàm, xoang trán, xoang sàng và xoang bướm. Trong đó xoang hàm, xoang trán và xoang sàng trước được gọi là nhóm xoang trước, các lỗ xoang cùng đổ vào ngách mũi giữa, còn lại được gọi là nhóm xoang sau.
Viêm xoang là bệnh lý rất thường gặp trên thực tế, tình trạng viêm có thể xảy ra ở bất kỳ xoang nào. Nhưng nhóm xoang trước lại là nhóm xoang hay bị viêm hơn trên thực tế lâm sàng. Để lý giải điều này, người ta cho rằng đây là bởi nhóm xoang trước có nguy cơ tiếp xúc với các yếu tố gây viêm nhiều hơn nên cũng dễ bị viêm hơn.
Viêm xoang trước dựa trên diễn tiến lâm sàng có thể được chia làm viêm xoang cấp tính (dưới 4 tuần), viêm xoang mãn tính (trên 12 tuần) và viêm xoang bán cấp (từ 4-12 tuần). Tình trạng viêm xoang trước có thể chỉ xảy ra đơn độc ở một xoang duy nhất nhưng cũng có thể viêm nhiều xoang cùng lúc (viêm đa xoang).
2. Các triệu chứng của viêm xoang trước
Tùy thuộc vào thể bệnh là cấp tính hay mãn tính mà bệnh nhân sẽ có các triệu chứng viêm xoang trước tương đối khác nhau, từ rầm rộ nặng nề cho đến âm ỉ và dai dẳng.
Các triệu chứng của viêm xoang trước có thể thay đổi rất đa dạng
2.1. Viêm xoang trước cấp tính
Đối với các bệnh nhân bị viêm xoang trước cấp tính, các triệu chứng thường khởi phát tương đối đột ngột, rầm rộ và đôi khi rất dữ dội.
- Đau nhiều vùng xoang bị viêm: Đau vùng xoang bị viêm trong triệu chứng viêm xoang trước cấp tình thường là đau nhiều, đôi khi đau dữ dội có kèm theo đỏ da tại vùng xoang bị viêm (xoang hàm hoặc xoang trán). Nếu có ứ dịch trong xoang làm tăng áp lực xoang sẽ gây nên triệu chứng nhức đầu ở người bệnh, hoặc có thể cảm thấy nhức sâu quanh ổ mắt.
- Sổ mũi nhiều: Sổ mũi nhiều, nước mũi có thể màu vàng hoặc xanh, bên xoang bị viêm thây mủ nhiều hơn rõ ràng so với bên còn lại. Đôi khi có thể thấy có tia máu lẫn trong mủ.
- Nghẹt mũi: Niêm mạc và các cuốn mũi phù nề nhiều khiến đường dẫn khí bị cản trở nên bệnh nhân ngạt mũi nhiều, phải há miệng để thở liên tục, có thể kích thích và tổn thương họng gây ho.
- Người bệnh có thể có sốt trung bình hoặc cao, mặt mũi bơ phờ do đau và mất ngủ.
- Xét nghiệm: Khi có viêm xoang trước thường thấy hình ảnh cuốn mũi phù nề, đỏ, mủ đọng vào các cuốn mũi khi soi mũi, và có thể thấy hình ảnh mờ xoang trên phim chụp Xquang.
2.2. Triệu chứng viêm xoang trước mãn tính
Khác với viêm xoang trước cấp tính, các triệu chứng viêm xoang trước mãn tính biểu hiện tương đối âm thầm vì thế đôi khi khiến bệnh nhân bỏ qua các triệu chứng.
- Nghẹt mũi và sổ mũi có thể là triệu chứng viêm xoang trước mãn tính duy nhất mà người bệnh có thể cảm thấy được. Bệnh nhân thường xuyên nghẹt mũi và chảy nước mũi vàng hoặc xanh, đôi khi có thể lẫn theo mùi thối trong mũi. Đôi khi nước mũi chảy xuống họng gây kích thích làm bệnh nhân khạc nhổ liên tục.
- Nhức đầu: Nhức đầu trong viêm xoang trước mãn tính có thể không biểu hiện rõ ràng, nếu có thì thường sẽ nhức đầu vùng trán và xung quanh ổ mắt, tăng lên khi bệnh nhân tập trung làm cho bệnh nhân lười suy nghĩ.
- Đau là triệu chứng ít khi có trong viêm xoang trước mãn tính nhưng nếu có đợt diễn biến cấp tính thì bệnh nhân có thể thấy đau.
- Xét nghiệm: Người ta có thể thấy hình ảnh cuốn mũi phù nề, mủ đọng ở cuốn mũi, ngách mũi và cả ở vòm mũi khi nội soi mũi người bệnh. Thấy hình ảnh mờ xoang khi chụp Xquang. Trong một số trường hợp nếu cần chọc dò xoang để chẩn đoán thì có thể thấy hút ra mủ từ trong xoang.
Trên đây là một số các triệu chứng đặc trưng thường gặp phải khi bị viêm xoang trước. Nếu phát hiện thấy có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ viêm xoang trước đang diễn ra, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nhức đầu do viêm xoang và những điều cần biết Bệnh viêm xoang có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như nhức đầu, nghẹt mũi, sổ mũi,... Trong đó, nhức đầu do viêm xoang là triệu chứng phổ biến xuất hiện ở nhiều bệnh nhân. Trong số các triệu chứng thường gặp trên người bị viêm xoang, nhức đầu là vấn đề mà rất nhiều bệnh nhân than phiền rằng họ...