6 á quân Olympia xuất sắc nổi bật lấn át quán quân, có người đạt thành công vang dội
Đây đều là những cái tên xuất sắc trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia, thậm chí còn nổi bật lấn át cả quán quân. Tuy nhiên vì thiếu đi một chút may mắn, họ đều không thể trở thành người chiến thắng sau cùng.
Đường lên đỉnh Olympia là một trong những chương trình lâu đời nhất và được yêu thích nhất trên sóng truyền hình VTV. Cho đến nay, chương trình đã trải qua 20 năm và tìm được 20 quán quân sở hữu vòng nguyệt quế cùng suất du học trị giá 35.000 USD.
Trận chung kết luôn được nhiều khán giả xem truyền hình theo dõi, ngóng chờ. 4 cái tên lọt vào đều xuất sắc, tuy nhiên, để trở thành chủ nhân của vòng nguyệt quế thì còn cần đến sự may mắn. Bởi vậy, cuộc so tài giữa các thí sinh vô cùng căng thẳng và hấp dẫn. Cùng với đó là cảm giác tiếc nuối khi một thí sinh xuất sắc khác không đủ may mắn để giành được số điểm cao nhất.
Những á quân chỉ thua người dẫn đầu với số điểm sát sao nhưng vẫn để lại trong lòng khán giả nhiều ấn tượng, thậm chí còn khiến nhiều người nhớ đến nhiều hơn cả quán quân. Cho đến hiện tại, những á quân ấy vẫn có sự nghiệp thành công bởi trí tuệ của mình.
Nguyễn Thành Vinh (Á quân mùa 1)
Nguyễn Thành Vinh là đại diện của trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) tham dự “Đường lên đỉnh Olympia” năm đầu tiên (2000) và về nhì trong trận chung kết. Thành Vinh là cái tên được yêu thích và cổ vũ nhiệt tình bởi vẻ ngoài hiền lành, điển trai. Không chỉ xuất sắc trong cuộc thi này, Thành Vinh còn giành Huy chương Bạc tại kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 32 diễn ra ở Đan Mạch.
Thành Vinh giành suất học bổng do chính phủ Úc cấp và trở thành Tiến sĩ. Anh cũng trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ tuổi nhất của Việt Nam ở nước ngoài.
Trong khoảng thời gian rảnh trước khi du học, Thành Vinh còn khiến khán giả bất ngờ khi xuất hiện với vai diễn Nam thư sinh trong bộ phim truyền hình “Phía Trước Là Bầu Trời”.
Thành Vinh dành 2 năm làm việc tại Đức theo chương trình hỗ trợ các nhà nghiên cứu trẻ và tiếp tục đi nhiều nước làm việc rồi trở lại Úc nghiên cứu, giảng dạy Hóa học tại ĐH Curtin. Từ năm 2015 đến nay, anh làm giảng viên Viện Đại học New South Wales. Hiện tại, á quân đầu tiên của Olympia sống tại Úc với vợ và 2 con.
Nguyễn Nguyễn Thái Bảo (Á quân mùa 5)
Có những trận chung kết vô cùng khó quên khi điểm số giữa các thí sinh vô cùng sát sao, trận chung kết mùa thứ 5 chính là như vậy. Năm đó, người về đích với số điểm cao nhất là Đỗ Lâm Hoàng (cựu học sinh THPT Gò Vấp, TP.HCM). Thế nhưng một cái tên không kém phần xuất sắc và khiến nhiều người nhớ mãi chính là Nguyễn Nguyễn Thái Bảo (THPT Chuyên Quốc học Huế – Thừa Thiên Huế).
Cả hai bám đuổi nhau về điểm số cho đến những câu hỏi cuối cùng. Sự kịch tính còn đẩy lên cao khi 2 người còn lại của cuộc đua cũng có khoảng cách chỉ từ 10 đến 20 điểm so với 2 người dẫn đầu.
Ở câu hỏi gần cuối của phần Về đích, Lâm Hoàng đã trả lời khá tự tin, tuy dài dòng nhưng vẫn được MC Minh Vũ chấp nhận. Nhưng Ban cố vấn của chương trình cho rằng câu trả lời chưa đúng và chỉ sau đó, anh bị lấy lại 20 điểm mới được cộng. Lúc này, cả trường quay nín thở vì Thái Bảo chỉ kém đối thủ đúng 10 điểm.
Phương án cho sự cố lần này là Ban tổ chức quyết định thay thế câu hỏi khác để Lâm Hoàng trả lời và nếu có đáp án đúng, nam sinh từ TP.HCM sẽ được hoàn lại 20 điểm vừa mất. Bỏ qua trạng thái tâm lý vì mất bình tĩnh trước nhận xét của Ban cố vấn, anh đã hoàn thành tốt và lên ngôi vô địch.
Khán giả năm đó đã vô cùng bức xúc vì nếu có sự thống nhất ý kiến từ trước về đáp án thì tất nhiên, người giành vòng nguyệt quế phải là Nguyễn Nguyễn Thái Bảo. Cho đến nay, với những fan ruột của chương trình thì câu chuyện này vẫn được nhớ đến và người ta hay gọi chàng trai xứ Huế với danh xưng “Người về nhì vĩ đại.”
Sau cuộc thi Olympia, Thái Bảo được tuyển thẳng vào Đại học Y dược Huế, sau đó anh tốt nghiệp loại giỏi ngành Bác sĩ Đa khoa. Thêm một lần nữa xuất hiện trên sóng truyền hình với tư cách là một thí sinh của cuộc thi Rung chuông vàng toàn quốc năm thứ 3, lần này Nguyễn Nguyễn Thái Bảo đã chứng tỏ sự xuất sắc của mình khi trở thành người chiến thắng.
Năm 2019, anh vừa nhận được tấm bằng Tiến sĩ Y học sau thời gian học tập tại Nhật Bản. Hiện tại, anh là giảng viên bộ môn Ngoại – Đại học Y dược Huế.
Đỗ Đức Hiếu (Á quân mùa 10)
Trận chung kết Olympia năm thứ 10 cũng là một trong những cuộc thi khiến nhiều người tranh cãi. Trước câu hỏi cuối cùng trong phần thi Về đích của thí sinh Giang Thanh Tùng, Phan Minh Đức (THPT Hà Nội – Amsterdam) cùng người xếp sau đó là Đỗ Đức Hiếu (THPT Lê Lợi, Thanh Hóa) chỉ hơn kém nhau đúng 15 điểm.
Sau khi Thanh Tùng trả lời sai, Minh Đức ngay lập tức nhấn chuông để giành quyền đưa ra đáp án. Với câu hỏi tiếng Anh, câu trả lời đúng của chương trình là “plumber”, dù hiểu được nghĩa và đưa ra đáp án, nhưng vì phát âm, nên sau khi hết giờ, MC Tùng Chi đã yêu cầu thí sinh này đánh vần lại các chữ cái. Và cuối cùng, đáp án mà nam sinh trường Ams đưa ra được chấp nhận.
Video đang HOT
Cộng vào quỹ điểm thêm 30 điểm ngàn vàng, Minh Đức chắc chắn lên ngôi vô địch trong những giây cuối của cuộc thi nhưng kết quả này không làm thỏa mãn khán giả. Nhiều người cho rằng cách phát âm của Nhà tân vô địch là sai vì âm /b/ trong từ plumber là âm câm. Cố vấn tiếng Anh thì lại khẳng định câu trả lời không có vấn đề vì “hầu hết người châu Á đều dễ bị nhầm lẫn như vậy, còn phần đánh vần trong câu hỏi không yêu cầu”.
Đặt trường hợp nếu câu trả lời không được MC Tùng Chi chấp nhận, cả 2 thí sinh sẽ đồng điểm 250 và phải phân định chiến thắng bằng câu hỏi phụ. Không ít người cảm thấy tiếc nuối vì kết quả trên được xem là khá thiệt thòi cho Đức Hiếu.
Olympia kết thúc, Đức Hiếu thi vào Đại học Ngoại thương và xuất sắc đạt 2 điểm 10 ở môn Toán thuộc 2 khối A và B, trong đó khối A anh có điểm số cao chót vót là 29. Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại, anh vào TP.HCM sinh sống và làm việc mảng công nghệ thông tin.
Sau 3 năm tự tìm tòi học hỏi, giờ đây Đức Hiếu trở thành một lập trình viên cứng nghề của một tập đoàn lớn trong nước. Anh hiện làm việc với tư cách là một kỹ sư phần mềm kiêm kiến trúc sư giải pháp trong tập đoàn công nghệ nổi tiếng nói trên.
Năm 2018, anh kết hôn và đã có con gái đầu lòng, được biết, vợ của Đức Hiếu cũng là một cựu thí sinh Olympia.
Thân Ngọc Tĩnh (Á quân mùa 12)
Thân Ngọc Tĩnh (cựu học sinh trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM) từng được dự đoán là ứng cử viên nặng ký nhất cho ngôi vô địch năm thứ 12. Màn thể hiện vô cùng xuất sắc ngay ở vòng Khởi động với 90 điểm của Thân Ngọc Tĩnh đã tạo ra khoảng cách với các đối thủ. Nhưng màn phá chướng ngại của Đặng Thái Hoàng trong phần thi sau đó đã tạo ra bước ngoặt mới của cục diện trận đấu.
Tiếp đó, ở phần thi Tăng tốc, 1 câu hỏi IQ với nội dung “Cần bao nhiêu mặt trời để cân thăng bằng” đã mang về lần lượt 40 điểm và 30 điểm cho Lê Phương, Thái Hoàng khi đưa ra đáp án trùng với chương trình là 6. Tuy nhiên khi kết thúc chương trình, nhiều khán giả đã tính toán lại và cho rằng đáp án đúng phải là 17/3. Nếu với kết quả này, hẳn nhiên Thái Hoàng sẽ mất đi 30 điểm đang có, qua đó tổng điểm của anh cũng sẽ thấp hơn Thân Ngọc Tĩnh 10 điểm.
Tuy vậy, giữa làn sóng dữ dội của dư luận, Ban tổ chức vẫn quyết định không thay đổi kết quả và giải thưởng 35.000 USD vẫn thuộc về nam sinh đất Quảng Ninh. Một giả thiết khác được đặt ra, nếu trong cục diện trận đấu, trường hợp đáp án là 6 không được công nhận, có lẽ Thái Hoàng sẽ lựa chọn gói Về đích khác và chưa chắc vòng nguyệt quế hoàn toàn thuộc về Ngọc Tĩnh.
Tuy vậy, Thân Ngọc Tĩnh vẫn là một trong những á quân gây tiếc nuối nhiều nhất trong chương trình Olympia. Sau cuộc thi, Ngọc Tĩnh cũng xuất sắc có được học bổng từ Đại học Swinburne và theo học ngành Tài chính. Ở nước Úc, Ngọc Tĩnh có nhiều cơ hội được tiếp xúc với những cựu quán quân bước ra từ chương trình. Được biết, anh từng làm việc cho một công ty về lĩnh vực tài chính tại Singapore.
Nguyễn Hoàng Bách (Á quân mùa 14)
Ngôi vô địch của Olympia năm thứ 14 thuộc về Nguyễn Trọng Nhân (cựu học sinh THPT Chuyên Tiền Giang) với 260 điểm. Người về nhì là Nguyễn Hoàng Bách (cựu học sinh trường Phổ thông Năng khiếu – ĐHQG TP.HCM) chỉ kém đúng 20 điểm.
Điều gây tiếc nuối cho Hoàng Bách chính là ở phần thi Về đích của anh chàng trường Năng khiếu gây tranh cãi về đáp án. Theo đó, với câu hỏi: “Vì sao dung dịch nước muối có tính sát trùng?”, Hoàng Bách trả lời: “Vì dung dịch nước muối tạo môi trường ưu trương nên khi vi khuẩn ở trong dung dịch nước muối sẽ bị mất nước mà chết”.
Sau khi tham khảo ý kiến từ Ban cố vấn, câu trả lời của Hoàng Bách không được chấp nhận. Giải thích của chương trình đưa ra như sau: “Dung dịch muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong tế bào của vi khuẩn. Cho nên, do hiện tượng thẩm thấu thì muối đi vào tế bào và làm cho nồng độ muối trong tế bào tăng lên, đẩy nước từ trong tế bào ngược trở lại trong vi khuẩn làm cho quá trình nước ngược trở lại tế bào từ vi khuẩn được đẩy ra ngoài”.
Sau cuộc thi, nhiều ý kiến từ khán giả cho đến các thầy cô phổ thông cho rằng đáp án mà Hoàng Bách đưa ra là có thể chấp nhận được. Sau đó, hàng loạt những tranh cãi vẫn xảy ra về việc ai đúng ai sai. Nhưng cuối cùng kết quả vẫn được giữ nguyên so với lúc ban đầu. Trong trường hợp đoạt được 20 điểm từ câu hỏi trên, Hoàng Bách có thể sẽ có cơ hội san bằng tỉ số với Trọng Nhân và có chiến thuật để vươn lên dẫn đầu.
Nguyễn Hải Đăng (Á quân mùa 19)
Trong trận chung kết Olympia mùa 19, ngoài màn bứt phá của Trần Thế Trung (THPT Chuyên Phan Bội Châu), chắc hẳn người khiến khán giả nhớ nhất phải là Nguyễn Hải Đăng (THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hòa). Hải Đăng được xem là một trong những Á quân vụt mất cơ hội vô địch đáng tiếc nhất lịch sử.
Thể hiện xuất sắc cùng phong thái thi đấu điềm tĩnh, Hải Đăng xuất sắc khi Vượt chướng ngại vật thành công vì tìm ra đáp án từ sớm. Tiếp tục thể hiện phong độ ổn định, Hải Đăng liên tục đưa ra những đáp án chính xác và là người dẫn đầu đoàn leo núi trước khi bước vào phần thi cuối cùng với 220 điểm.
Những tưởng chiến thắng đã trong tầm tay, nhưng vì những sai lầm không đáng có và không hoàn thành tốt phần Về đích của mình, Hải Đăng phải chờ đợi phần thi của các thí sinh khác để biết kết cục của mình.
Trước câu hỏi cuối cùng của Thế Trung, cả hai đang bằng điểm nhau là 215, chỉ cần nam sinh Nghệ An trả lời đúng thì chắc chắn không còn cơ hội nào cho Hải Đăng và chàng trai đất Nghệ đã làm được. Người dân Nha Trang đành gác lại giấc mơ lần đầu tiên rinh vòng nguyệt quế về. Tuy thế, cậu bạn chỉ vừa mới hoàn thành chương trình phổ thông và còn nhiều thời gian cũng như những cơ hội khác để chứng minh bản thân.
Sự nghiệp lẫy lừng của dàn Á quân Olympia: Người là hiện tượng Siêu Trí Tuệ, người định cư thành công ở Úc
Có thể khẳng định, con đường học tập và sự nghiệp sau này của dàn Á quân Olympia không hề thua kém nhóm Quán quân chút nào!
Hơn 20 năm trôi qua là quãng thời gian mà chương trình Đường lên đỉnh Olympia gắn bó sâu sắc với dàn thí sinh cũng như khán giả xem truyền hình. Đây không chỉ là sân chơi trí tuệ mà nó còn như chắp cánh ước mơ cho biết bao thế hệ học trò với đỉnh cao nhất là vòng nguyệt quế năm cùng suất du học toàn phần cho 4 năm đại học.
Người tiếc nuối nhất mỗi mùa giải chính là các Á quân Đường lên đỉnh Olympia. Chỉ còn vài chục điểm, hay thậm chí 5 điểm nữa thôi là họ đã có thể chạm tay vào giấc mơ du học.
Tuy nhiên, không ít Á quân Olympia sau khi ra đời vẫn cực thành công, đạt được nhiều thành tựu hay thậm chí trở thành biểu tượng nghị lực cho giới trẻ như "Siêu trí tuệ" Hà Việt Hoàng, "diễn viên Nam" Nguyễn Thành Vinh...
"Siêu trí tuệ Việt Nam" Hà Việt Hoàng
Xuất hiện trong chương trình Siêu Trí Tuệ Việt Nam, Việt Hoàng để lại ấn tượng sâu sắc với khán giả bằng điểm 10 tuyệt đối về độ khó và tổng điểm 145, một trong những số điểm cao nhất của chương trình từ trước đến nay. Anh chàng cũng ghi điểm với lối nói chuyện duyên dáng cùng kiến thức uyên thâm trên nhiều lĩnh vực.
Một trong những thí sinh nổi bật nhất Đường lên đỉnh Olympia - "Siêu trí tuệ" Hà Việt Hoàng.
Việt Hoàng là 1 trong 4 thí sinh lọt vào vòng chung kết năm của chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia năm 2017, chỉ chịu dừng bước trước "cậu bé Google" Phan Đăng Nhật Minh. Hiện tại, cậu bạn là sinh viên năm 3 ngành Kỹ thuật điện tử - Viễn thông của ĐH Bách khoa Hà Nội.
Theo mẹ của Việt Hoàng, 2 tuổi rưỡi cậu đã có thể đọc chữ, 4 tuổi đọc báo và từng vượt qua 63 thí sinh xuất sắc để giành giải Nhất cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc "Tự hào Việt Nam" lần II năm 2017 với số điểm 391.
Á quân Olympia mùa đầu tiên - chàng Nam mê "Trà Cave" trong Phía trước là bầu trời
Á quân Olympia mùa đầu tiên Nguyễn Thành Vinh...
Chính là Nam "thư sinh" mê "chị đại" Trà Cave trong phim Phía trước là bầu trời.
Nguyên Thanh Vinh - A quân Đương Lên Đinh Olympia mua đâu tiên gây ân tương sâu săc cho khan gia khi lam tôt vai diên Nam thư sinh trong Phia Trươc La Bâu Trơi. Anh chàng cũng trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ tuổi nhất của Việt Nam ở nước ngoài tính đến thời điểm hiện tại.
Anh chàng từng chia sẻ vui rằng việc đóng phim còn khó hơn cả chinh phục vòng nguyệt quế. Thành Vinh từng dành 2 năm học tại Đức theo chương trình hỗ trợ các nhà nghiên cứu trẻ, sau đó trở về Australia nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Hóa học tại trường ĐH Curtin, TP. Perth.
"Kẻ về nhì vĩ đại" Nguyễn Thái Bảo - Nghiên cứu sinh tại Nhật, tiến sĩ ngành Y học
Kết thúc cuộc thi chung kết với số điểm 210, chỉ cách quán quân Đỗ Lâm Hoàng 10 điểm, nên Thái Bảo được xem là một trong những kẻ về nhì "vĩ đại" trong lịch sử Olympia.
Sau đó, anh chàng được tuyển thẳng vào trường ĐH Y Dược Huế, là người rung được chuông vàng tại cuộc thi chung kết Rung Chuông Vàng của sinh viên các trường ĐH toàn quốc lần thứ 3 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.
"Kẻ về nhì vĩ đại" Nguyễn Thái Bảo.
Suốt những năm ĐH, Thái Bảo cũng "giắt túi" nhiều thành tích đáng nể như phần thưởng Sinh viên tiêu biểu toàn quốc, "Sinh viên 5 tốt" toàn quốc và là 1 trong 10 gương mặt tiêu biểu "5 tốt" toàn quốc... Hiện anh chàng đã hoàn tất khóa học nghiên cứu sinh tại Nhật và nhận bằng Tiến sĩ Y học.
Á quân Olympia năm thứ 17 - "Siêu trí tuệ" Phạm Huy Hoàng
Cùng với Hà Việt Hoàng, anh chàng Huy Hoàng cũng là Á quân Olympia mùa thứ 17.
Trước khi đến với danh hiệu "thần đồng Siêu trí tuệ" và Á quân Olympia, Huy Hoàng là cựu học sinh chuyên Lý trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Anh chàng có ngoại hình nhỏ thó, gương mặt hiền lành nhưng lại thể hiện vốn kiến thức sâu rộng, đặc biệt ở các môn Tự nhiên.
Đến với chương trình Siêu trí tuệ Việt Nam, Huy Hoàng khiến khán giả thán phục trước màn giải quyết thử thách Ma trận số nguyên tố gồm 1.380 số mà chỉ mất 30 phút tìm ra mật mã. Hiện tại, Huy Hoàng đang là sinh viên năm 3 của khoa khó nhằn nhất trường ĐH Bách khoa Hà Nội, khoa Toán - Tin.
Á quân mùa 2 - Thạc sĩ ngành Giáo dục truyền thông tại Phần Lan
Một trong những nữ Á quân hiếm hoi chương trình Đường lên đỉnh Olympia.
Là một trong những Á quân nữ hiếu hoi, Đỗ Thị Hồng Nhung từng là cựu học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Long). Là học sinh chuyên Toán nhưng Hồng Nhung lại là học sinh giỏi toàn quốc môn... Văn và tiếng Anh.
Tốt nghiệp loại giỏi khoa Ngữ văn ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, 9X có 1 năm làm việc ở Đài truyền hình sau đó quay sang học Thạc sĩ Media Education (Giáo dục truyền thông) ở ĐH Lapand.
"Thanh niên lầy lội" Đỗ Đức Hiếu - Đạt 29/30 điểm thi ĐH
Một trong những thí sinh Olympia được khán giả "nhớ mặt đặt tên" nhiều nhất phải kể đến anh chàng Á quân Đỗ Đức Hiếu - với màn hỏi xoáy đáp xoay giới thiệu bản thân siêu hài hước với MC Diệp Chi: " Ngoài đẹp trai thì em rất tốt bụng và thật thà", "Em chỉ uống nước mía... khi được mời thôi ạ"...
Màn trả lời "chớt quớt" với MC Diệp Chi của nam sinh Đỗ Đức Hiếu thu về hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội.
Nam sinh từng là lớp phó học tập của trường THPT Lê Lợi (Thanh Hóa). Khi học phổ thông, Đức Hiếu từng đoạt giải Nhì học sinh Toán cấp tỉnh. Anh chàng sau đó thi đỗ ĐH Ngoại thương khoa Kinh tế đối ngoại với 29 điểm trong đó giành 2 con điểm 10 Toán thi đại học khối A và B.
Hiện tại, anh chàng đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Đức Hiếu kết hôn năm 2018 và hiện đã có cô con gái đầu lòng.
Á quân Olympia năm thứ 19 - Nguyễn Hải Đăng
Nam sinh Nguyễn Hải Đăng (sinh năm 2002), học sinh lớp chuyên Sinh trường THPT Lê Quý Đôn là Á quân Olympia năm thứ 19. Thời cấp 3, anh chàng đạt nhiều thành tích cao như: Giải Nhì Sinh học kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia, Huy chương Bạc Sinh học Olympic 20/4 năm 2019...
Anh chàng cũng là người đầu tiên đưa cầu truyền hình trực tiếp Olympia về tỉnh Khánh Hòa. Được biết trong năm học vừa qua, Hải Đăng vinh dự là một trong số gần 400 đại biểu tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VI - 2020. Hải Đăng cũng vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT và đang đợi kết quả theo học đại học.
Dàn Á quân Olympia: Nhiều người tự kiếm được học bổng xịn, giờ sự nghiệp cực thành đạt, nổi trội nhất là chàng Nam "người yêu chị Trà Cave" Tuy không giành được học bổng toàn phần của chương trình nhưng các Á quân năm ấy giờ đều có sự nghiệp đáng ngưỡng mộ. Sân chơi trí tuệ "Đường lên đỉnh Olympia" đã trải qua được 21 mùa. Ngoài những Quán quân thì các Á quân cũng được quan tâm không kém. Sau nhiều năm, dù không được nhận học bổng từ...