5G xanh và 5G tốt hơn: nỗ lực của Huawei
Tại Hội nghị và Triển lãm Thế giới số ( ITU Digital World 2020) đang diễn ra tại Hà Nội, ông Mohamed Madkour đã chia sẻ về nỗ lực của Huawei trong việc mang lại 5G xanh và 5G tốt hơn.
ITU Digital World 2020 diễn ra trong ba ngày, từ 20 – 22/10/2020. Triển lãm quy tụ các chính phủ, doanh nghiệp và doanh nghiệp công nghệ vừa và nhỏ để triển lãm các giải pháp sáng tạo, mạng lưới, chia sẻ kiến thức và thảo luận với các chuyên gia.
Do chính phủ Việt Nam đăng cai tổ chức với chủ đề “Xây dựng thế giới số cùng nhau”, sự kiện tập trung thúc đẩy quan hệ đối tác, hợp tác và đổi mới trong sự phát triển của chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.
Tham gia tại phiên thảo luận giữa các chuyên gia với chủ đề: Bước vào kỷ nguyên 5G: nhu cầu, triển khai và yêu cầu, ông Mohamed Madkour – Phó chủ tịch phụ trách Kinh doanh giải pháp và tiếp thị lõi không dây & đám mây toàn cầu tại Huawei – đã chia sẻ về kỷ nguyên 5G và về nỗ lực của Huawei trong việc mang lại 5G xanh và 5G tốt hơn.
Huawei nỗ lực trong việc mang lại 5G xanh và 5G tốt hơn
Theo ước tính, đến năm 2025, ngành truyền thông sẽ tiêu thụ 20% điện năng trên thế giới. Vì vậy để mang lại giá trị kinh doanh tốt nhất, các nhà mạng cần kiểm soát được hóa đơn tiền điện. Ngành công nghiệp đã tập trung vào việc xây dựng 5G tốt nhất mang lại hiệu suất mạnh mẽ nhất.
Video đang HOT
Bây giờ là lúc tập trung vào hiệu quả kinh doanh 5G bằng cách giảm tổng thể chi phí vận hành và tối đa hóa giá trị mạng để phục vụ tối ưu cho tất cả các lĩnh vực. Mức tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị dữ liệu (watt/bit) đối với 5G ít hơn nhiều so với 4G, điều này thật tuyệt nhưng mức tiêu thụ điện năng của 5G cao hơn nhiều so với 4G. Cấu tạo mạng 5G khác biệt đáng kể so với 4G về chế độ mạng, hình thức sản phẩm và thông số hiệu suất. Mức tiêu thụ điện năng của phần cứng 5G cao hơn khoảng hai lần so với 4G. Điều này đặt ra những thách thức chưa từng có đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
Hệ thống cung cấp điện tại hơn 30% các trạm tháp (tower sites) ở Trung Quốc có thể cần được xem xét lại hoặc nâng cấp, theo các cuộc khảo sát kỹ thuật và trạm gốc của Trung Quốc. Chi phí trung bình để tăng công suất lưới điện cho một trạm là khoảng 2.800 đô la Mỹ. Vì hiện có 2,5 triệu tháp di động ở Trung Quốc, chi phí trang bị thêm sẽ tổng cộng khoảng 2,1 tỷ USD. Nó không chỉ là vấn đề thương mại mà nó còn là vấn đề trách nhiệm xã hội. Theo số liệu thống kê của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu đã tăng hơn 70% trong ba thập kỷ qua, và lượng khí thải carbon tăng gần 80%.
Điều đó đòi hỏi sự đổi mới trong R&D để mang lại giải pháp điện năng có thể đáp ứng nhu cầu triển khai đơn giản, xây dựng nhanh chóng, tiết kiệm năng lượng hiệu quả và tiến hóa trơn tru.
Giải pháp 5G Power của Huawei tập trung vào việc cải thiện hiệu quả năng lượng và E2E ở cấp độ thành phần, trạm, mạng và dịch vụ. Giải pháp quản lý hiệu quả năng lượng chủ động thông qua các nền tảng kỹ thuật số và thông minh tiêu thụ 0 watt khi có bit 0.
Kỷ nguyên 5G cần sự hỗ trợ từ AI, đám mây, điện toán biên
“5G không phải ở giai đoạn chuyển đổi, các nhà mạng hiện đang đầu tư vào các công nghệ mới bao gồm 5G, AI, đám mây và điện toán phân tán để mang lại những giá trị tốt nhất. Bạn khó có thể thấy bất kỳ kế hoạch kinh doanh hoặc mô hình kinh doanh 5G nào mà không có AI hay là điện toán biên”, Mohamed Madkour nói. “Để gia tăng giá trị của viễn thông trong Kỷ nguyên 5G, trước tiên tôi muốn nhấn mạnh rằng ngành ICT là nền tảng cơ bản và trung tâm cho sự dẫn đầu của các quốc gia cũng như cho sự phát triển xã hội, công nghiệp và kinh tế. Vì vậy, đây là thời điểm rất quan trọng đối với viễn thông để tận dụng điều đó và giữ vị thế của mình trong giai đoạn phát triển của viễn thông”.
Về việc triển khai 5G, con số đang tiếp tục tăng lên đối với các mạng thương mại, dịch vụ và cả về hệ sinh thái. Kinh nghiệm từ các hoạt động triển khai toàn cầu, Huawei nhận thấy có rất nhiều nhu cầu trong việc phát triển 4G đồng thời với việc triển khai 5G hoặc làm điều đó như một công việc cơ bản để triển khai 5G. Các nhà mạng vẫn coi đầu tư vào 4G như một phần của đầu tư 5G. Vì vậy, sự phối hợp và sức mạnh tổng hợp giữa 2 thế hệ là chìa khóa.
Ngoài ra, theo Huawei, năng lượng tiêu thụ trong 5G là một trong những thông số chính cần được tối ưu hóa để giảm chi phí và giúp điều chỉnh tính kinh tế trong hoạt động kinh doanh 5G nhưng quan trọng hơn là sẽ giúp kiểm soát lượng khí thải carbon trên toàn cầu. “Tôi rất lạc quan rằng công nghệ và kinh doanh cuối cùng sẽ chiếm ưu thế và chiến thắng trong cuộc chiến chống lại bất kỳ nỗ lực nào nhằm phân cực hóa 5G hoặc ICT hoặc cản trở hành trình đổi mới trên thế giới”.
Hình dung về các mạng di động về công nghệ, dịch vụ tương lai trong 5 năm tới, Huawei cho rằng thuật ngữ “Đầy đủ” là yếu tố quan trọng với bất kỳ lĩnh vực dịch vụ “Đầy đủ” cho người tiêu dùng, gia đình, doanh nghiệp và các ngành dọc. Kinh nghiệm đầy đủ, phủ sóng đầy đủ với kịch bản triển khai đầy đủ. Tất cả những thứ này sẽ hội tụ trong 5 năm tới và cần được hỗ trợ bởi cùng một mạng lưới theo cách tối ưu. Do đó, các khả năng của mạng lưới cao hơn, độ tin cậy cao hơn và độ trễ E2E thấp hơn sẽ được yêu cầu trên mạng di động. Ngoài ra, có kinh nghiệm xác định hoặc cam kết chất lượng dịch vụ (SLA) sẽ xuất hiện như một yêu cầu cần thiết cho các phân khúc/dịch vụ nhất định.
Ông Mohamed Madkour đánh giá: “Từ triển vọng về công nghệ, chúng ta sẽ thấy 2G/3G sẽ lùi về quá khứ, 4G sẽ tiếp tục phát triển và sẽ trở thành lớp cơ bản mang phần lớn lưu lượng truy cập. 5G sẽ xuất hiện nhanh chóng. Ở Trung Quốc hiện nay có hơn 600 nghìn trạm gốc 5G được triển khai. Và năm nay, trên toàn cầu, sẽ có 1/4 tỷ điện thoại thông minh 5G được xuất xưởng”.
Xu hướng 'xanh' khi phát triển 5G
5G đang được thử nghiệm và triển khai trên toàn cầu, trong đó một vấn đề cũng được quan tâm là mức tiêu thụ điện năng của thiết bị 5G.
Trong sự kiện ITU Digital World 2020, diễn ra ngày 20 đến 22/10 tại Hà Nội, ông Mohamed Madkour, Phó chủ tịch phụ trách không dây và đám mây toàn cầu của Huawei, chia sẻ về nhu cầu phát triển công nghệ 5G xanh.
Sự kiện ITU Digital World diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Ông Madkour cho biết, đến năm 2025, ngành truyền thông sẽ tiêu thụ 20% điện năng trên thế giới. Do đó, các nhà mạng cần kiểm soát được hóa đơn tiền điện, tối đa hóa giá trị mạng để phục vụ tối ưu cho tất cả các lĩnh vực.
Ví dụ, hiện Trung Quốc có 2,5 triệu tháp di động và chi phí trung bình để tăng công suất lưới điện cho một trạm tháp là khoảng 2.800 USD. Có nghĩa, chí phí trang bị thêm sẽ lên tới 2,1 tỷ USD. "Đây không chỉ là vấn đề thương mại mà còn là vấn đề trách nhiệm xã hội", ông Madkour nói. Theo ông, các đơn vị tham gia vào lĩnh vực 5G cần đầu tư cho R&D để tìm kiếm những giải pháp đáp ứng nhu cầu triển khai đơn giản, xây dựng nhanh chóng, tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
Mức tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị dữ liệu (watt/bit) của 5G ít hơn nhiều so với 4G. Tuy nhiên, mức tiêu thụ điện năng của phần cứng 5G lại cao hơn hai lần 4G do cấu tạo mạng 5G khác biệt về chế độ mạng, hình thức sản phẩm và thông số hiệu suất.
Theo các chuyên gia, năng lượng tiêu thụ trong 5G phải là một trong những thông số chính cần được tối ưu hóa để giảm chi phí, tăng hiệu quả và quan trọng hơn là giúp kiểm soát lượng khí thải carbon trên toàn cầu.
"Chúng ta sẽ thấy 2G/3G lùi về quá khứ, 4G tiếp tục phát triển và trở thành lớp cơ bản với phần lớn lưu lượng truy cập, còn 5G sẽ xuất hiện nhanh chóng. Ở Trung Quốc hiện đã có hơn 600.000 trạm gốc 5G được triển khai. Trong khi đó, sẽ có 1/4 tỷ điện thoại thông minh 5G được xuất xưởng trong năm nay", ông Madkour nói.
Trong khi đó, đầu năm nay, Business Insider cũng ước tính, với sự bùng nổ của 5G, số lượng thiết bị kết nối Internet (IoT) sẽ đạt 64 tỷ vào năm 2025, tăng sáu lần so với 2018. Các thiết bị này sẽ sinh ra khối lượng dữ liệu khổng lồ, đòi hỏi nguồn năng lượng lớn cung cấp cho các cỗ máy AI để phân tích, xử lý và khai thác dữ liệu đó. Do đó, toàn ngành công nghiệp phải cùng tìm ra những thiết kế mới, sử dụng năng lượng tái tạo... để tiết kiệm điện năng, cắt giảm lượng khí thải carbon.
Huawei giành giải thưởng điện toán biên tốt nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới 5G Giải pháp 5G MEC là chìa khóa của 5GDN, tận dụng phần cứng điện toán không đồng nhất hiệu suất cực cao để thiết lập các kết nối thông minh, để đáp ứng các yêu cầu khác biệt và xác định của các ngành, lĩnh vực khác nhau Tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới 5G 2020 do Informal Tech tổ chức, Giải...