5G đang đi đúng lộ trình
Phát triển hệ sinh thái 5G sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số theo mục tiêu được Chính phủ đặt ra.
Hội thảo có sự tham gia của các tập đoàn lớn, nhà mạng và các bên liên quan để cùng nhau thảo luận về vai trò của việc hợp tác nhằm thúc đẩy mạng 5G tại Việt Nam.
Ngày 26/8, Tập đoàn Qualcomm Technologies và Samsung đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Thúc đẩy kết nối: Phát triển hệ sinh thái 5G tại Việt Nam”. Hội thảo nhấn mạnh nhu cầu hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan để chung tay đạt được mục tiêu đề ra.
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết: “Với việc sẵn sàng về hạ tầng viễn thông băng rộng qua cáp quang và di động, công nghệ 5G sẽ là tiền đề cho tất cả các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế thực hiện chuyển đổi số, sẵn sàng cho cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0″.
Theo định hướng của Bộ TT&TT, Việt Nam đặt mục tiêu sớm phủ sóng 5G tới các khu công nghệ cao, trung tâm nghiên cứu, khu công nghiệp có nhu cầu ứng dụng 5G ngay khi cấp phép và đến năm 2025, cơ bản 5% dân số được phủ sóng và đến năm 2030, 100% dân số được phủ sóng 5G.
Hiện, quá trình triển khai 5G tại Việt Nam đang gặp nhiều thuận lợi khi các doanh nghiệp điện tử viễn thông Việt Nam đã chủ động sản xuất nhiều thiết bị thông tin, hạ tầng viễn thông, trong khi trước đây chúng ta phải đi mua, phụ thuộc vào các nhà sản xuất thiết bị nước ngoài về tần số. Đây là một bước tiến quan trọng để vừa đạt được tiêu chí phát triển kinh tế – xã hội, lại vừa đảm bảo về an ninh – quốc phòng.
Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại sự kiện (Ảnh: Nguyễn Nguyễn).
Video đang HOT
Đồng quan điểm này, ông O.H.Kwon, Chủ tịch Qualcomm tại Hàn Quốc và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) nhấn mạnh rằng Việt Nam đang đi đúng lộ trình để phát triển 5G, với việc tập trung xây dựng một hệ sinh thái di động 5G bao gồm sự tham gia của các bên liên quan khác nhau từ phía nhà nước lẫn doanh nghiệp.
“Bằng cách quy tụ mọi người lại với nhau, chúng tôi tin rằng mình có thể thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa các công ty, tổ chức và cùng hợp lực giúp Việt Nam tiến gần hơn đến kế hoạch và mục tiêu về 5G được đề ra”, ông nói.
Trong khi đó ông Kevin Lee, Chủ tịch Samsung Việt Nam, khẳng định quan hệ hợp tác chiến lược giữa Qualcomm và Samsung sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam lên một tầm cao mới, mang đến trải nghiệm “siêu tốc độ” cho người dùng trong tương lai.
Với tốc độ trung bình cao hơn 10 lần so với 4G, mạng 5G được kỳ vọng sẽ giải quyết các bài toán khó hơn về mạng dữ liệu, mang tới những trải nghiệm tốc độ nhanh hơn.
Từ năm 2020, Việt Nam đã được xem là một trong những quốc gia đầu tiên ứng dụng và thương mại hóa 5G. Điều này có thể trở thành hiện thực nhờ vào tầm nhìn của Chính phủ trong việc thúc đẩy cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, nhờ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của Việt Nam.
Ngày 15/9/2021, nhà mạng Viettel phối hợp cùng Tập đoàn Ericsson và Tập đoàn Qualcomm Technologies đã lập kỷ lục, khi thiết lập thành công tốc độ truyền dẫn dữ liệu 5G đạt hơn 4,7Gb/giây. Ước tính tốc độ này cao gấp 40 lần tốc độ 4G và gấp hơn 2 lần tốc độ 5G hiện có, giúp Việt Nam lần đầu tiên góp mặt vào những quốc gia có tốc độ 5G nhanh nhất Châu Á.
Tới nay, cả ba nhà mạng lớn tại Việt Nam gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone đều đã triển khai mạng 5G tại Hà Nội, TPHCM và một số tỉnh, thành phố khác. Với tốc độ trung bình cao hơn 10 lần so với 4G, mạng 5G được kỳ vọng sẽ giải quyết các bài toán khó hơn về mạng dữ liệu, mang tới những trải nghiệm tốc độ nhanh hơn.
Theo lộ trình trong năm 2022, hạ tầng cáp quang sẽ tiếp tục được triển khai tới 100% các thôn, bản. Đây là hạ tầng truyền dẫn quan trọng để triển khai nhanh mạng 5G. Đồng thời, khuôn khổ pháp luật liên quan đến chất lượng dịch vụ phổ tần số hiện cũng đang khẩn trương được hoàn thiện.
Từ bỏ mảng di động, Huawei sẽ làm gì
Trong bối cảnh mảng di động liên tục gặp thách thức, tập đoàn Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực chip và xe hơi.
Đầu tuần này, Huawei công bố doanh thu trong nửa đầu năm giảm 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 44,8 tỷ USD. Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận ròng giảm từ 9,8% xuống còn 5%.
Đại diện Huawei cho biết năm 2022, mảng kinh doanh thiết bị phần cứng, bao gồm smartphone và sản phẩm điện tử đang đối mặt "thử thách lớn nhất" từ trước đến nay, trong bối cảnh tập đoàn tiếp tục vật lộn với những lệnh cấm từ Mỹ và tình hình kinh tế biến động.
"2022 có lẽ là năm thách thức nhất trong lịch sử dành cho hoạt động kinh doanh thiết bị của chúng tôi. Do bộ phận smartphone bị ảnh hưởng nặng nên trong mảng phần cứng, chúng tôi quyết định tập trung phát triển các sản phẩm sáng tạo thuộc 5 lĩnh vực chính: văn phòng thông minh, thể thao và sức khỏe, nhà thông minh, di chuyển và giải trí", đại diện Huawei cho biết.
Huawei tiếp tục gặp khó khăn trong mảng kinh doanh smartphone. Ảnh: Getty Images.
Huawei từng là hãng smartphone chiếm thị phần lớn nhất thế giới, nhưng nhanh chóng xuống dốc từ khi bị Mỹ liệt vào danh sách đen thương mại. Theo Nikkei, tập đoàn Trung Quốc cũng không thể hợp tác với những công ty chip như TSMC hay Samsung do lệnh cấm vận. Dù dành nhiều năm để tự sản xuất chip, chặng đường phía trước của Huawei còn rất dài.
"Trước đây, bán dẫn là ngành công nghiệp toàn cầu hóa, mỗi công ty đóng góp lớn để tạo ra chip. Việc lặp lại kế hoạch đầu tư của những công ty khác không có ý nghĩa và không mang đến giá trị thương mại. Tuy nhiên hiện nay, thị trường đã phân hóa, việc tiếp cận một số công nghệ bị ngăn chặn nên vài khoản đầu tư giờ đây trở nên hợp lý", đại diện Huawei cho biết.
Trả lời Nikkei, Huawei cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu cùng đối tác để góp phần phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Tập đoàn này đã đầu tư vào nhiều công nghệ liên quan đến bán dẫn như vật liệu, công cụ chế tạo và phần mềm thiết kế chip.
Nói về tỷ suất lợi nhuận giảm, đại diện Huawei cho rằng nguyên nhân đến từ quy mô kinh doanh thu hẹp, chi phí tăng dành cho các lĩnh vực mới, phát triển công nghệ phần mềm và đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục. Huawei cũng đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D).
Doanh thu từ mảng kinh doanh viễn thông và thiết bị phần cứng của Huawei trong nửa đầu năm đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Viễn thông đóng góp 47% vào tổng doanh thu của Huawei. Mảng kinh doanh thiết bị 5G ghi nhận tăng trưởng ổn định tại Trung Quốc lẫn nước ngoài.
Tập đoàn này đã ký hơn 5.000 hợp đồng 5G tại Trung Quốc, Hungary, Thái Lan, Nam Phi, Saudi Arabia và UAE. Công nghệ 5G của Huawei được ứng dụng trong ngành cảng biển, khai thác mỏ, sản xuất và dầu khí.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ đám mây của Huawei cũng duy trì đà tăng trưởng, chủ yếu đến từ thị trường nội địa rộng lớn. Khoảng 80% trong số 50 công ty Internet hàng đầu Trung Quốc sử dụng dịch vụ đám mây của Huawei. Các khách hàng trong lĩnh vực này gồm 220 công ty tài chính, 30 công ty xe hơi, hơn 40 công ty Internet công nghiệp và hơn 23.000 nhà sản xuất.
Tập đoàn Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực mới, gồm công nghệ bán dẫn và xe hơi. Ảnh: CNBC.
Huawei cũng mở rộng sang lĩnh vực xe hơi dù chưa có lợi nhuận. Tập đoàn này sẽ tập trung cung cấp các linh kiện quan trọng và phần mềm, trong khi đội ngũ điện tử tiêu dùng phụ trách thiết kế ngoại thất và nội thất của xe.
Huawei dự kiến đầu tư 1,5 tỷ USD cho R&D mảng xe, tăng hơn 50% so với năm ngoái. Tập đoàn Trung Quốc đã huy động khoảng 7.000 nhân lực để phát triển các công nghệ liên quan đến xe hơi, gồm cơ sở hạ tầng điện tử, hệ thống lái thông minh và phần mềm hỗ trợ.
Viettel Telecom cung cấp thiết bị định vị 3 trong 1 vTag vTag là sản phẩm ứng dụng công nghệ IoT do Viettel làm chủ và cung cấp ra thị trường nhằm giúp cuộc sống của người dùng trở nên thông minh và tiện lợi. AirTag - phụ kiện định vị của Apple ra mắt với giá 29 USDGoogle hỗ trợ xác định vị trí các thành viên trong gia đìnhTrung Quốc ra mắt hệ...