59 tuyến buýt kết nối dọc tuyến đường sắt Cát Linh Hà Đông
Sau khi thực hiện phương án kết nối, trung chuyển hành khách giữa xe buýt với đường sắt Cát Linh – Hà Đông, hệ thống vận tải công cộng bằng xe buýt sẽ tăng lên 59 tuyến và 65 nhà chờ xe buýt.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Báo Nhân dân)
Theo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP. Hà Nội ( Sở GTVT Hà Nội), UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt phương án kết nối, trung chuyển hành khách giữa xe buýt với đường sắt Cát Linh – Hà Đông tại các ga đầu cuối và các tuyến ngang cắt qua lộ trình tuyến.
Sau khi thực hiện phương án, hệ thống vận tải công cộng bằng xe buýt sẽ tăng lên 59 tuyến và bổ sung thêm 8 tuyến kết nối với ga Cát Linh, 1 tuyến kết nối với ga Yên Nghĩa. Cụ thể:
Ga cuối Cát Linh sẽ kết nối với 8 tuyến buýt, gồm: 18, 23, 25, 38, 50, 90, 99 và BRT 01. Ngoài ra, có 2 tuyến buýt sẽ đổi lộ trình để kết nối với ga Cát Linh. Trong đó:
Video đang HOT
Kết nối với ga Cát Linh trên đường Giảng Võ sẽ có 5 tuyến, gồm: 38, 18, 23, BRT 01, 90;
Kết nối với ga Cát Linh trên đường Hài Nam có 4 tuyến, gồm: 25, 50, 90, 99;
Riêng tuyến buýt số 38 sẽ chỉ kết nối với ga Cát Linh theo một chiều (hướng Giảng Võ – Núi Trúc).
Bên cạnh đó, ga Yên Nghĩa cũng duy trì hoạt động của 20 tuyến buýt, gồm: 01, 02, 21A, 27, 37, 57, 62, 66, 72, 89, 91, 102, 123, 124, CNG 02, CNG 07, BRT 01, 75, 213 và 214. Trong đó, 18 tuyến buýt có điểm đầu cuối tại bến xe Yên Nghĩa và 2 tuyến (37, 57) là các tuyến buýt thông qua. Các tuyến buýt kết nối với ga Yên Nghĩa bao gồm cả các tuyến buýt kết nối với khu vực ngoại thành.
Ngoài việc bổ sung xe buýt, Hà Nội cũng bổ sung thêm 17 điểm dừng xe buýt và di chuyển 9 điểm dừng xe buýt dọc tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Như vậy, toàn tuyến sẽ có 65 điểm dừng (2 chiều) với cự ly bình quan giữa các điểm dừng khoảng 400 m. Trong đó, 12 cặp điểm dừng xe buýt tiếp cận trực tiếp ngay trong khu vực nhà ga của 11 nhà ga đường sắt đô thị 2A.
Theo Sở GTVT Hà Nội, khi tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông được đưa vào khai thác, năng lực vận chuyển hành khách đạt từ 429.000 – 472.000 lượt hành khách/ngày. Qua đó, tuyến vận tải công cộng từ bến xe Yên Nghĩa – Ngã Tư Sở sẽ tăng 3 – 4 lần, đáp ứng được 50% tổng nhu cầu đi lại của người dân trên tuyến.
Những tuyến buýt nào kết nối đường sắt Cát Linh - Hà Đông sắp khai thác?
Hà Nội sẽ kết nối nhiều tuyến buýt tại các nhà ga trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông...
Hà Nội phê duyệt phương án kết nối trung chuyển hành khách giữa hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh - Hà Đông) - Ảnh minh họa
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang trong quá trình bàn giao và dự kiến khai thác vào cuối tháng 4/2021.
Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, UBND TP Hà Nội cũng vừa phê duyệt phương án kết nối các tuyến buýt tại các ga đầu cuối và các tuyến ngang cắt qua lộ trình tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Cụ thể, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội cho biết, ga cuối Cát Linh sẽ được kết nối với 8 tuyến buýt gồm: số 18, 23, 25, 38, 50, 90, 99 và BRT01.
Ngoài ra, có 2 tuyến buýt sẽ đổi lộ trình để kết nối với ga Cát Linh. Cụ thể, kết nối với ga Cát Linh trên đường Giảng Võ có 5 tuyến (tuyến số 38,18,23, BRT01, 90); kết nối với ga Cát Linh trên đường Hào Nam có 4 tuyến (tuyến số 25, 50, 90, 99); riêng đối với tuyến buýt số 38 chỉ kết nối với ga Cát Linh theo 1 chiều (từ Giảng Võ đi Núi Trúc).
Các tuyến buýt kết nối với ga Cát Linh hiện nay hầu hết là các tuyến buýt thông qua, chỉ có tuyến buýt số 90 (Hào Nam - Nội Bài) có điểm đầu cuối tại ga Cát Linh. Tuyến có tần suất cao nhất là 3-5 phút/ lượt (tuyến BRT01), còn lại các tuyến dao động từ 12-15-20/ lượt.
Tại ga Yên Nghĩa sẽ duy trì hoạt động của 20 tuyến buýt: số 01, 02, 21A, 27, 37, 57, 62, 66, 72, 89, 91, 102, 123, 124, CNG02, CNG07, BRT01, 75 và 213, 214.
Trong đó, 18 tuyến buýt có điểm đầu cuối tại bến xe Yên Nghĩa và 2 tuyến số 37, 57 là các tuyến buýt thông qua. Các tuyến buýt kết nối với ga Yên Nghĩa bao gồm cả các tuyến buýt kết nối với khu vực ngoại thành (Chương Mỹ, Thường Tín, Phú Túc, Vân Đình, Thanh Oai, Xuân Mai, Quốc Oai, Hoài Đức, Thạch Thất...) và các tuyến buýt kết nối với khu vực ngoại thành (tuyến 114 bến xe Yên Nghĩa - Miếu Môn).
Tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông dài 13,1 km, 12 nhà ga: Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thượng Đình, Vành Đai 3, Phùng Khoang, Văn Quán, Hà Đông, La Khê, Văn Khê, Yên Nghĩa. Năng lực vận chuyển của tuyến tương đương với hơn 100 xe buýt/giờ/hướng. Tuyến đường sắt này có khả năng đáp ứng khoảng 50% nhu cầu đi lại trên trục.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước ngày bàn giao: Vẫn bỏ mặc xuống cấp, hư hỏng Nửa tháng trôi qua kể từ khi Kinh tế & Đô thị có bài phản ánh về tình trạng hư hỏng, xuống cấp tại khu vực các nhà ga của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, mọi thứ vẫn gần như nguyên trạng, chưa có sự chuyển biến. Các nhà ga bị "xẻ thịt" Ngày 16/12, Kinh tế & Đô thị...