59 tỉnh thành thuộc nhóm Nguy cơ thấp trong đại dịch Covid-19
Với các địa phương có cửa khẩu, khu công nghiệp lớn, có nhiều lao động tự do…cần hết sức chú trọng phòng, chống dịch cho các nhóm đối tượng này.
Sáng 22/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 đã chủ trì cuộc họp triển khai phòng, chống dịch theo diễn biến tình hình mới.
Ban Chỉ đạo thống nhất đề xuất danh sách các địa phương thuộc 3 nhóm nguy cơ. Trong đó, duy nhất Hà Nội thuộc nhóm Nguy cơ cao; TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Giang thuộc nhóm Có nguy cơ và các địa phương còn lại thuộc nhóm Nguy cơ thấp.
Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Đến nay, Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh nhờ sự lãnh đạo đúng, thực thi đúng và hiệu quả. Đặc biệt, đã tuyên truyền vận động xã hội, cả hệ thống vào cuộc phòng, chống dịch. Chính vì vậy nên khi tình hình dịch bệnh diễn biến xấu, nhanh, nhưng toàn xã hội và cả bộ máy không bị động, không hoảng hốt”.
Ban Chỉ đạo khẳng định, tình hình tốt lên thì điều quan trọng là nhất định không được chủ quan. Các biện pháp có tính nới lỏng phải trên cơ sở khoa học về phòng, chống dịch, khoa học xã hội và có tham khảo quốc tế.
Tại cuộc họp ngày 22/4, sau khi nhiều giải pháp được thực hiện để tăng cường các tiêu chí chủ quan, có 11/12 tỉnh tự đánh giá không còn thuộc nhóm nguy cơ cao, 8/15 tỉnh đánh giá mình không thuộc nhóm có nguy cơ. So với đánh giá của Ban Chỉ đạo thì có tới 14 tỉnh tự xếp vào nhóm có nguy cơ. Điều đó chứng tỏ các tỉnh rất thận trọng.
Bộ phận chuyên môn Ban Chỉ đạo dựa trên các tiêu chí đánh giá, trong đó có yếu tố các tiêu chí chủ quan đã được tăng cường rất tốt trong tuần qua, đo lại các các tiêu chí khách quan, trong đó có chỉ số quan trọng là các ca bệnh phát hiện trong cộng đồng và thống nhất đề xuất danh sách các địa phương thuộc các nhóm nguy cơ như sau.
Nhóm nguy cơ cao: Hà Nội;
Video đang HOT
Nhóm có nguy cơ gồm: TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Giang;
Nhóm nguy cơ thấp: 59 địa phương còn lại.
Đối với địa phương nguy cơ cao là Hà Nội, Ban Chỉ đạo kiến nghị đối với địa phương thuộc nhóm nguy cơ cao (Hà Nội) cần tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg thêm 1 tuần nữa (đến hết 30/4). Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo đề xuất Thủ tướng cho phép chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch.
Với Nhóm có nguy cơ, tại TP HCM, mặc dù ca bệnh cuối cùng phát hiện đã qua 25 ngày nhưng vì là đô thị lớn và rất nhiều yếu tố rủi ro khác nên Ban Chỉ đạo đánh giá là có nguy cơ, cần phải chú trọng một số khâu. Tỉnh Bắc Ninh có ca bệnh mới nhất xuất hiện ở Bắc Ninh là ngày 11/4, chưa qua 14 ngày. Tỉnh Hà Giang có ca bệnh phát hiện ngày 8/4, đã qua 14 ngày nhưng điều tra dịch tễ rất phức tạp, có tiềm ẩn nguy cơ trong cộng đồng. Đây cũng là tỉnh biên giới, có nguy cơ từ việc đi lại qua đường mòn, lối mở dù chúng ta đã kiểm soát chặt.
Ban Chỉ đạo cũng đặc biệt lưu ý các tỉnh phải quản lý, kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu, đường mòn, lối mở; hết sức chú ý những nơi tập trung nhiều lao động tự do, nhà trọ; tăng cường hướng dẫn để đảm bảo các hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn; hướng dẫn chi tiết hoạt động giao thông đi lại.
Ban Chỉ đạo Quốc gia khẳng định, việc hạn chế tập trung đông người và giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ là biện pháp hiệu quả nhất trong ứng phó với dịch Covid-19 và được nhiều quốc gia thực hiện. Dù tình hình đã tốt lên nhưng chúng ta không được chủ quan, bởi thực tế chống dịch ở nhiều nước đã cho thấy nếu chủ quan sẽ rất dễ “vỡ trận”. Do đó, các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian tới phải được tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở khoa học, xã hội, kinh tế, có tham khảo ý kiến thực tiễn từ các địa phương…để bảo đảm vừa kiểm soát dịch, vừa phát triển kinh tế – xã hội trong điều kiện có dịch.
Đối với nhóm nguy cơ thấp, các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu được phép hoạt động, phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người mua hàng; yêu cầu khách hàng phải thực hiện dãn cách đúng quy định. Chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm về các biện pháp phòng chống dịch của cơ sở do mình quản lý.
Mở tổng đài tiếp nhận, xếp lịch hẹn người nghèo cần hỗ trợ gạo
Để tránh cảnh chen lấn khi phát gạo, mì tôm hỗ trợ người dân khó khăn, các cựu sinh viên Học viện Tài chính đã quyết định mở tổng đài tiếp nhận cuộc gọi, xếp lịch hẹn cho những người muốn nhận quà.
Các cựu sinh viên Học viện Tài chính trao quà hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh H.P
Hôm nay, 20.4, chương trình thiện nguyện "Chung tay vun đắp nghĩa đồng bào" do cộng đồng cựu sinh viên Học viện Tài chính khu vực Hà Nội sẽ bắt đầu triển khai tặng khoảng 400 suất quà mỗi ngày cho những người khó khăn bằng cách mở "tổng đài" để tiếp nhận các cuộc gọi đăng ký của người dân và xếp lịch hẹn nhằm thực hiện nghiêm giãn cách xã hội.
Trước mắt, nhóm sẽ tổ chức phát quà ở 2 địa điểm là tại Học viện Tài chính (phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) và Trường tiểu học Vĩnh Hưng tại địa chỉ 27/235 đường Lĩnh Nam (phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Các phần quà tặng người dân khó khăn - Ảnh H.P
Điều đáng nói là, rút kinh nghiệm từ những cây ATM gạo hay những chương trình thiện nguyện trước đó gây ra cảnh chen lấn, tập trung đông người dẫn đến quá tải, người đến sau không được nhận quà... nhóm này đã quyết định lập 2 đường dây nóng (tương ứng với 2 điểm phát quà) để tiếp nhận cuộc gọi và đặt lịch hẹn.
Theo đó, danh sách người nhận đến từ 2 nguồn. Một là các đối tượng khó khăn được UBND phường sở tại cung cấp, cán bộ phường sẽ cho số điện thoại nóng của ban tổ chức cho người dân thuộc danh sách này để đặt lịch hẹn trước.
Hai là những người vãng lai như lao động tự do nếu khó khăn, có nhu cầu nhận quà cũng sẽ được hướng dẫn, cho số điện thoại để đăng ký, xếp lịch.
Trước khi vào nhận quà, người dân được sát khuẩn... - Ảnh H.P
"Điều này để mọi người đến theo lịch thì chắc chắn có quà, và thực hiện giãn cách xã hội mà Chính phủ, thành phố đã yêu cầu", anh Phạm Phương, một thành viên của nhóm, giải thích.
Anh Phương cho biết thêm, khi người dân gọi điện đặt lịch hẹn, "đường dây nóng" sẽ tiếp nhận yêu cầu và kiểm tra điều kiện (đúng đối tượng được UBND phường thông báo và chưa đặt lịch lấy quà ở điểm nào trong ngày). Nếu đủ điều kiện nhận quà, hệ thống sẽ cấp số hẹn và thời gian dự kiến trao quà.
... và đo thân nhiệt để phòng chống Covid-19 - Ảnh H.P
Đồng thời, hệ thống cũng gửi thông tin này bằng tin nhắn tới người đăng ký để tiện ghi nhớ. Đến thời gian được hẹn, người dân đến điểm phát quà, mang theo điện thoại đã có tin nhắn hẹn để được nhận quà", anh Phạm Phương chia sẻ thêm.
Xếp hàng đảm bảo khoảng cách để phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh H.P
Đến nay, nhóm đã huy động được gần 1 tỉ đồng (cả quà và tiền mặt) nên dự kiến mỗi ngày sẽ phát 400 suất, bắt đầu từ ngày 20.4 và kéo dài trong 1 tháng. Tuy nhiên, việc trao quà có thể thể kéo dài nếu có thêm sự hỗ trợ về quà hay tài chính...
Trao quà hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh H.P
Các suất quà cũng được linh hoạt thay đổi theo ngày, ví dụ có ngày mỗi phần sẽ là 5 gói mì tôm và 2 gói bột canh. Ngày sau đó phần quà có thể đổi thành 2 kg gạo; bên cạnh đó còn có loại là 1 túi mì Chũ và gói 3 mì tôm, hoặc 1 chai dầu ăn cùng 4 gói mì tôm...
Chí Hiếu
Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng: Chia nhóm, rà soát lao động tự do Để hỗ trợ địa phương triển khai gói hỗ trợ an sinh - xã hội 62.000 tỷ đồng đúng và trúng đối tượng, Bộ LĐTBXH đang soạn thảo chuẩn bị ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện. Theo đó, thông tư sẽ hướng dẫn cụ thể, cách thức, điều kiện để rà soát nhóm lao động tự do, không có hợp đồng...