58 bệnh nhân Covid-19 có xét nghiệm âm tính từ 1 đến 2 lần
Thông báo mới nhất của Bộ Y tế cho biết, trong số 150 bệnh nhân mắc Covid-19 đang điều trị có 34 ca âm tính lần 1 và 24 ca âm tính lần 2.
Tính đến 18h ngày 6/4, Việt Nam có 245 trường hợp mắc Covid-19, với 4 ca mới ghi nhận trong ngày. Trong đó, 153 người từ nước ngoài chiếm 62,4%; 92 người lây nhiễm thứ phát trong đó 62 người thuộc ổ dịch nội địa.
Trong ngày 6/4, có thêm 4 bệnh nhân được công bố điều trị khỏi Covid-19, gồm 1 người tại Bệnh viện Đà Nẵng, 1 ca tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Cần Thơ và 2 ca tại Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh. Như vậy, trong tổng số 245 ca mắc Covid-19 tại Việt Nam đã có 95 trường hợp điều trị khỏi.
Trong số 150 bệnh nhân đang điều trị có 34 ca âm tính lần 1 và 24 ca âm tính lần 2. Trong khi đó, tình trạng sức khỏe diễn biến xấu của phi công người Anh (BN 91), là ca đầu tiên được phát hiện ở quán Buddha, Quận 2 TP HCM, trong sáng 6/4. Theo đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM đã hội chẩn liên viện với Bệnh viện Chợ Rẫy, chỉ định cho bệnh nhân can thiệp ECMO.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, tính tới ngày 6/4, Việt Nam đã trải qua đúng 1 tháng kể từ giai đoạn II. Đến nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 96 trên thế giới về số ca nhiễm và là 1 trong 3 nước có trên 200 ca nhiễm bệnh mà chưa có người tử vong.
Video đang HOT
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, có thể khẳng định tới giờ phút này, Việt Nam đã và đang kiểm soát được dịch bệnh. Thay mặt Ban chỉ đạo quốc gia, Phó Thủ tướng trân trọng cảm ơn nhân dân đã chung sức, đồng lòng chống dịch cho dù phải chịu không ít bất tiện, thậm chí thiệt thòi về lợi ích kinh tế. Hơn thế, rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, từ những cụ già tới các em nhỏ đã có muôn vàn hành động rất đẹp, hết sức ý nghĩa để tiếp thêm sức mạnh vật chất và tinh thần cho cuộc chiến chống dịch.
Phó Thủ tướng khẳng định, dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Việt Nam quyết không được chủ quan, lơi lỏng.
Về hậu cần, Bộ Y tế đã chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị y tế và thuốc trong trường hợp dịch xảy ra theo chiều hướng xấu hơn, đủ hậu cần cung cấp cho hàng chục ngàn bệnh nhân; sản xuất được khẩu trang và đồ chống dịch từ nguyên liệu trong nước. Đối với máy thở, Bộ Y tế đã phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu sản xuất máy thở xâm nhập và không xâm nhập để thay thế những máy thở ngoại nhập.
Về điều trị, Bộ Y tế khuyến cáo các cơ sở y tế trên toàn quốc nâng cấp mức độ phòng, chống bệnh dịch ngay từ cửa ra vào. Các bệnh nhân đến khám sẽ được coi như bệnh nhân nghi lây nhiễm Covid-19 và được phân luồng điều tra dịch tễ và xét nghiệm; khuyến cáo người dân ngoại trừ những trường hợp cấp cứu còn lại tái khám và khám bệnh thông thường nên sử dụng các dịch vụ hệ thống y tế cơ sở. Đặc biệt, khi đến thăm khám nên đặt lịch hẹn để thực hiện đúng tinh thần giãn cách xã hội của Thủ tướng Chính phủ và đảm bảo an toàn cho người dân khi khám bệnh.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương thành lập các tổ chủ động thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng là “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, phát hiện từng đối tượng”, theo phương châm phát hiện và cách ly. Duy trì tổ mỗi tổ tối thiểu 2 người, thành phần gồm công an (cảnh sát khu vực) và y tế cơ sở, đại diện của Mặt trận Tổ quốc, bí thư tổ chức Đảng, trưởng thôn khu phố.
Mỗi tổ có nhiệm vụ lập danh sách theo dõi, sàng lọc chặt chẽ những ai có biểu hiện sốt ho khó thở đặc biệt là những người đi về từ vùng dịch, những người đến các cơ sở y tế, những người đang lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ; những đối tượng lang thang ngoài xã hội (nghiện ma túy; có tệ nạn xã hội) và báo ngay cho y tế cơ sở để kịp thời xử lý y tế.
89 y bác sĩ tiếp xúc 'bệnh nhân 237' âm tính nCoV
89 y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Việt Pháp tối 4/4 xét nghiệm âm tính.
Họ gồm 18 người tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, 45 người thuộc Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, 4 người Bệnh viện E và 22 người ở Bệnh viện Việt Pháp. 89 nhân viên y tế này đã tiếp xúc, điều trị "bệnh nhân 237" khi ông này tới khám bệnh trước khi phát hiện dương tính nCoV.
"Bệnh nhân 237", 64 tuổi, quốc tịch Thụy Điển, bị ung thư máu dạng tủy mạn tính 4 năm nay. Ngày 26/3, ông được cấp cứu 115 chuyển tới Bệnh viện Việt Pháp vì gặp tai nạn, bị ngã trên đường. Theo đại diện Bệnh viện Việt Pháp, khi đó ông chưa có biểu hiện, triệu chứng hoặc yếu tố dịch tễ liên quan tới Covid-19 nên được đưa vào phòng khám cấp cứu. Sau đó, bệnh nhân ra về, không tiếp nhận điều trị vì không đủ khả năng tài chính.
Đại diện bệnh viện cũng cho biết bệnh nhân di chuyển bằng xe lăn, không tự đi lại được nên khả năng lây nhiễm ít. Ngày 30/3, ông quay lại bệnh viện để lấy hộ chiếu, chỉ ở lại bệnh viện khoảng 10-15 phút. Các nhân viên y tế của bệnh viện luôn mang khẩu trang y tế, găng tay, kính bảo hộ khi tiếp xúc với bệnh nhân và xử lý theo quy trình phòng, chống nhiễm khuẩn.
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tiếp nhận bệnh nhân ngày 1/4 do Bệnh viện Đa khoa Đức Giang chuyển tới. Tiến sĩ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng, cho biết bệnh nhân được đưa vào cách ly tại một phòng bệnh khép kín thuộc khoa Ghép Tế bào gốc và lấy mẫu xét nghiệm ngay sau khi nhập viện.
Khi đó bệnh nhân có nguy cơ cao tử vong vì tắc mạch máu não, các bác sĩ gấp rút điều trị và mời 4 bác sĩ của Bệnh viện E tới hội chẩn cấp cứu, đồng thời kết nối với Đại sứ quán Thụy Điển hỗ trợ việc chữa bệnh.
Sau khi bệnh nhân có kết quả dương tính, bệnh viện phối hợp với Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội đưa sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để điều trị. Những nơi bệnh nhân nằm điều trị và đi qua gồm khoa Khám bệnh, khoa Chẩn đoán hình ảnh, thang máy... được phun khử khuẩn.
Chi Lê
Bệnh nhân Covid-19 số 34 "siêu lây nhiễm" cùng 6 ca khác xuất viện Sáng 3/4, bệnh nhân Covid-19 số 34 - bệnh nhân được nhắc đến với cụm từ "siêu lây nhiễm" đã xuất viện. Cùng xuất viện lần này có 6 trường hợp khác đã điều trị khỏi Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận. Như vậy, hiện tại tỉnh Bình Thuận chỉ còn 2 trường hợp dương tính với Covid-19 và dự kiến...