56 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam
56 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dự án đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm. Trong đó, Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc là 3 quốc gia đầu tư nhiều nhất.
Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, vốn thực hiện ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào 47 tỉnh, thành của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm
Video đang HOT
Top 3 quốc gia đầu tư mạnh nhất vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm là: Singapore dẫn đầu với gần 4,6 tỷ USD, chiếm gần 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản xếp thứ 2 với gần 2,1 tỷ USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư . Hàn Quốc đứng thứ 3 với gần 1,2 tỷ USD, chiếm 11,8% tổng vốn đầu tư.
Doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào 47/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm. Theo đó, Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,2 tỷ USD, chiếm 32,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Cần Thơ đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký gần 1,3 tỷ USD, chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ 3 với 946 triệu USD, chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư.
Như vậy, tính lũy kế đến tháng 3/2021, cả nước có 33.294 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 393,3 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 236,96 tỷ USD, bằng gần 60% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Singapore rót nhiều vốn FDI nhất vào Việt Nam trong quý I
Trong 3 tháng đầu năm 2021, Singapore dẫn đầu danh các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư gần 4,6 tỷ USD, chiếm gần 45,6% tổng vốn FDI vào Việt Nam.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/3/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng khá mạnh, sau hai tháng đầu năm liên tiếp sụt giảm.
Quy mô bình quân của các dự án cấp mới và các dự án điều chỉnh vốn đều tăng mạnh so với cùng kỳ là yếu tố căn bản khiến vốn đăng ký mới tăng thêm 30,6% và vốn điều chỉnh tăng 97,4%.
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. (Ảnh minh họa: KT)
Một điểm tích cực trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong quý đầu năm, đó là vốn giải ngân ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư 3,9 tỷ USD, chiếm 38,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Về đối tác đầu tư, đã có 56 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 4,6 tỷ USD, chiếm gần 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 2,1 tỷ USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,2 tỷ USD, chiếm 11,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Hong Kong, Hoa Kỳ...
Điều đáng nói, đó là vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 93,4% và 70,8% tổng vốn đăng ký của 2 quốc gia này.
Cần cơ chế, chính sách phù hợp cho mặt hàng chế biến gỗ Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu phản ánh của Vietnamplus liên quan đến mặt hàng chế biến gỗ. Ảnh minh họa Ngày 25/3/2021, Báo điện tử Vietnam (Vietnamplus) phản ánh: Theo đại diện tổ chức Forest Trends, mặt hàng chế biến gỗ có rủi ro về lẩn tránh thuế nhập khẩu từ Mỹ bởi...