55.000ha cao su đạt một chứng chỉ quan trọng, xuất khẩu cao su lập kỷ lục nhờ một động thái của Trung Quốc
Năm 2021, xuất khẩu cao su đạt kỷ lục nhờ sức mua tăng từ thị trường Trung Quốc, ngoài ra cũng đã có 40.000 ha cao su đạt được chứng chỉ rừng bền vững.
Xuất khẩu cao su lập kỷ lục nhờ Trung Quốc mua nhiều
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong tháng 12/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 270.000 tấn, giá xuất khẩu bình quân ở mức 1.720 USD/tấn, tăng 7,9% so với tháng 12/2020.
Tính chung cả năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam ước đạt 1,97 triệu tấn, trị giá 3,3 tỷ USD, tăng 12,9% về lượng và tăng 39% về trị giá so với năm 2020.
Nhờ sức mua tăng mạnh từ thị trường Trung Quốc, xuất khẩu cao su của Việt Nam tiếp tục lập kỷ lục trong năm 2021.
Cụ thể, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 99,4% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 1,05 triệu tấn, trị giá 1,74 tỷ USD, tăng 6,7% về lượng và tăng 31,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam ước đạt 1,97 triệu tấn, trị giá 3,3 tỷ USD, tăng 12,9% về lượng và tăng 39% về trị giá so với năm 2020. Trong ảnh: Một vườn cao su đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Ảnh: PEFC.
40.000ha cao su đạt một chứng chỉ quan trọng, xuất khẩu cao su sẽ khởi sắc
Theo đánh giá của Hệ thống chứng chỉ rừng quốc tế (PEFC), mặc dù có sự gián đoạn chuỗi cung ứng trên toàn thế giới vì dịch Covid-19, nhưng ngành cao su đã nỗ lực để đạt được nhiều thành công và sự bền vững trong năm 2021, đặt nền móng cho mục tiêu phát triển bền vững, sâu rộng cho ngành cao su thiên nhiên và gỗ cao su trong những năm tới.
Một trong những điểm nhấn ấn tượng của ngành cao su trong năm 2021 là Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt nam (VRG) đã triển khai dự án thí điểm áp dụng chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn VFCS/PEFC cho các rừng cây cao su.
Video đang HOT
Cho tới nay, đã có 55.000ha diện tích rừng cao su đạt chứng chỉ VFCS/PEFC, dự kiến đạt 100.000 ha vào quý I/2022.
Với diện tích đạt chứng chỉ hiện có này, 85.000 tấn cao su thiên nhiên và 300.000 tấn gỗ cao su có chứng nhận bền vững sẽ được khai thác và đưa vào sản xuất và thương mại.
Theo PEFC, 85% cao su thiên nhiên trên thế giới đến từ Đông Nam Á, với phần lớn sản lượng được sản xuất bởi những hộ trồng cao su tiểu điền, do vậy việc đạt được chứng chỉ rừng bền vững rất quan trọng.
Các rừng cao su được quản lý bền vững góp phần giảm thiểu phát thải cacbon bằng cách giảm nạn phá rừng và cải thiện quản lý rừng. .
Cao su thiên nhiên là nguyên liệu thiết yếu để tạo ra hơn 40.000 loại sản phẩm và nằm trong chuỗi cung ứng trị giá 300 tỉ USD hàng năm và đòi hỏi sức lao động của hàng triệu người.
“Tính bền vững là cần thiết đối với những hộ tiểu điền, bởi vì đây là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả và thị trường” – PEFC khẳng định.
Xuất khẩu cao su bền vững, hợp pháp: Cần thay đổi trong nhận thức của các bên tham gia chuỗi cung
Nhằm đánh giá và đề xuất những biện pháp hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng cao su tiểu điền bền vững, đáp ứng các yêu cầu về tính hợp pháp và bền vững của thị trường xuất khẩu trong tương lai, ngày 27/4, Hiệp hội Cao su Việt Nam, Tổ chức Forest Trends và Viện Nghiên cứu Cao su phối hợp tổ chức hội thảo "Liên kết tiêu thụ sản phẩm cao su tiểu điền: Thực trạng và ý nghĩa đối với sản xuất cao su bền vững tại Việt Nam".
Liên kết cao su tiểu điền trong chuỗi cung còn hạn chế
Ông Trần Ngọc Thuận - Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) - cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 926.000 ha cao su, bao gồm cả đại điền (chủ yếu là các công ty Nhà nước) và tiểu điền. Cao su tiểu điền, bao gồm cao su thiên nhiên và gỗ, với diện tích 479.000 ha, chiếm 51% tổng diện tích cao su cả nước.
Ông Trần Ngọc Thuận - Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam: Cao su tiểu điền có vị trí ngày càng quan trọng trong chuỗi cung cao su của Việt Nam
Đặc biệt, có khoảng 426.000 ha cao su tiểu điền đang trong giai đoạn cạo mủ, với lượng cung mủ trên 732.000 tấn mủ quy khô mỗi năm. Lượng cung này chiếm gần 62% tổng lượng mủ được khai thác trên toàn diện tích cao su cả nước. Cùng với đó, nguồn gỗ cao su từ các vườn cao su tiểu điền thanh lý cũng ở mức 1,3 triệu m3 quy tròn, tương đương 22% tổng lượng cung gỗ cao su toàn quốc. Chính vì vậy, cao su tiểu điền có vị trí ngày càng quan trọng trong chuỗi cung cao su của Việt Nam.
Các chuyên gia tại hội thảo nhìn nhận, mặc dù có vai trò ngày càng lớn đối với các chuỗi cung cao su thiên nhiên và gỗ cao su, nhưng thông tin về chuỗi cung nói chung, đặc biệt là các mối liên kết tiêu thụ cao su thiên nhiên và gỗ cao su tiểu điền với các cá nhân, tổ chức tiếp theo trong chuỗi cung hiện còn đang rất thiếu.
Đặc biệt, thông tin về cách thức vận hành của các liên kêt, hình thức tổ chức mạng lưới thu mua, giá cả và cách thức xác định giá cả, chất lượng và cơ chế kiêm soát sản phẩm, hình thức thoả thuận mua bán, vấn đề cạnh tranh trong thu mua giữa các bên, vai trò của chính quyền địa phương, cơ chế chính sách có liên quan tới vận hành của liên kết... đến nay rất hạn chế. Ngoài ra, hiện chưa có các thông tin về vai trò thuận lợi và khó khăn của các bên khi tham gia liên kết này.
Đồng quan điểm, TS. Trần Thị Thúy Hoa - Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam cho biết, cao su tiểu điền đã trở thành một trong những hợp phần quan trọng nhất của ngành cao su hiện nay. Đặc biệt trong khâu sản xuất cao su thiên nhiên, cao su tiểu điền với lượng cung chiếm trên 60% trong tổng lượng cung cao su thiên nhiên của cả nước, song đến nay phát triên cao su tiêu điên vân chủ yêu do tư phát. Mạc dù nhà nươc và mọt sô dư án, tô chưc đã và đang thưc hiẹn các hoạt đọng hô trơ phát triên cao su tiêu điên, nhưng quy mô của các hoạt đọng này thương nhỏ, không đủ đê đem lại nhưng lơi ích thiêt thưc cho sô đông các họ tiêu điên.
Các chuyên gia cung cấp thông tin về liên kết trong tiêu thụ cao su thiên nhiên và gỗ cao su từ hộ tiểu điền, tại hội thảo
Với vai trò quan trọng của các hộ tiểu điền trong chuỗi cung cao su thiên nhiên hiện nay, các hộ tiểu điền chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ các cơ quan quản lý và các hoạt động hỗ trợ. Đến nay, các hộ vẫn chưa được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan và đúng mức, đồng thời vẫn còn thiếu một cơ quan đại diện cho các hộ tiểu điền.
Các họ tiêu điên hiện kêt nôi vơi thị trương cho các sản phâm đâu ra của mình chủ yêu qua hẹ thông các đại lý. Đến nay, liên kết giữa các hộ tiểu điền và các đại lý thu mua nguyên liệu từ hộ thường là phi chính thức, với các đại lý thường có vị thế "tay trên" trong liên kết này. Mặt khác, để tăng phần lợi ích cho mình, một số đại lý áp dụng các biện pháp gây bất lợi về giá cả cho các hộ sản xuất. Đây là các khía cạnh thể hiện tính không bền vững trong liên kết hiện nay... Qua đó, làm phát sinh các chi phí gây bât lơi cho giá bán của các họ, đồng thời làm cho viẹc thu thạp, lưu trư thông tin làm cơ sơ cho truy xuât nguôn gôc thông tin khó khăn hơn.
Cần thay đổi trong nhận thức của các bên tham gia chuỗi cung
Theo các VRA, năm 2020, giá trị xuất khẩu của toàn ngành cao su đạt gần 7,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu cao su thiên nhiên đạt trên 2,38 tỷ USD, các mặt hàng từ gỗ cao su đạt 2,36 tỷ USD và nhóm sản phẩm cao su đạt trên 3,11 tỷ USD.
Hiện các hộ tiểu điền đang trực tiếp cung cấp mủ và gỗ cao su cho các chuỗi cung toàn cầu này cần tuân thủ các yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, chuỗi cung cao su có sự tham gia của các hộ tiểu điền hiện nay tương đối phức tạp và điều này có ý nghĩa quan trọng tới nỗ lực hướng tới sản xuất cao su bền vững tại Việt Nam trong tương lai. Hiện nguồn cung đầu vào cho các cơ sở chế biến, đặc biệt là các cơ sở tư nhân được đảm nhận bởỉ hệ thống các đại lý.
Cần thay đổi trong nhận thức của các bên tham gia chuỗi cung cao su Việt Nam. Ảnh minh họa
Đặc biệt, hệ thống đại lý đa dạng, bao gồm nhiều kênh, hoạt động ở các vùng địa lý và phương thức mua bán khác nhau, làm cầu nổi trung gian giữa các nhà máy chế biến và các hộ sản xuất. Do đó, việc thu thập và lưu trữ thông tin về sản phẩm từ hộ sản xuất tới các nhà máy chế biến, thông qua mạng lưới đại lý thu mua, hầu như chưa hình thành.
Hiện ngành cao su đã và đang hội nhập sâu rộng với thị trường quốc tế. Hội nhập đồng nghĩa với bên tham gia chuỗi cung ứng, bao gồm các hộ tiểu điền hiện đang trực tiếp cung cấp mủ và gỗ cao su cho các chuỗi cung toàn cầu này cần tuân thủ các yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Ngày càng có nhiều thị trường yêu cầu các sản phẩm từ mủ và gỗ cao su được sản xuất theo phương thức bền vững, có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp.
Thiếu các thông tin từ các khâu trong chuỗi cung, bao gồm thông tin về liên kết giữa các hộ tiểu điền và các đơn vị thu mua đồng nghĩa với việc không đáp ứng được các yêu cầu các thị trường xuất khẩu. Điều này không những làm mất cơ hội cho hộ và các doanh nghiệp tham gia tiếp cận thị trường mà còn tạo ra các rủi ro cho ngành cao su Việt Nam khi tham gia thị trường xuất khẩu trong tương lai.
Mặt khác, xu hướng của thị trường yêu cầu sản phẩm hợp pháp và bền vững là tất yếu trong tương lai. Để tồn tại, các sản phẩm cao su có nguồn gốc từ Việt Nam không thế không tuân thủ yêu cầu này của thị trường.
Để khắc phục tình trạng này, theo chuyên gia cần thay đổi phương thức vận hành của ngành hướng tới các sản phẩm bền vững trong tương lai, trong đó cần bắt đầu tại khâu thay đổi trong nhận thức của các bên tham gia chuỗi cung.
Đặc biệt, cần minh bạch thông tin về chuỗi cung, đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc và tính hơp pháo của sản phẩm, là một trong những đòi hỏi cần thiết trong việc hướng tới chuỗi cung cao su thiên nhiên bền vững tại Việt Nam. Thông tin về các luồng cung, bao gồm cả luồng tiểu điền, hoạt động cụ thể trong từng khâu của chuỗi và mức độ tuân thủ các hoạt động này với các yêu cầu pháp lý, cần được thu thập và lưu trữ một cách khoa học và chính xác.
Theo các chuyên gia, hiện đang thiêu mọt cơ quan đại diẹn cho các họ tiêu điên, làm hạn chê viẹc kêt nôi thông tin vê các cơ chê chính sách, thông tin thị trương tơi họ cũng làm hạn chê kênh kêt nôi đê họ phản ảnh tâm tư nguyẹn vọng của mình trong khâu sản xuât tơi các cơ quan quản lý. Do đó, cần phải có mọt cơ quan đại diẹn cho các họ tiêu điên.
Để nâng cao vị thê của các họ cao su tiểu điền cũng như tham gia vào chuỗi cung bền vững, ông Nguyễn Vinh Quang - chuyên gia của Forest Trend - cho rằng, điêu này có thê đạt đươc thông qua viẹc hình thành các tô hơp tác hoạc hơp tác xã, là đơn vị đại diẹn cho quyên lơi hơp pháp và chính đáng của họ...
Trung Quốc mua gần hết thứ mủ lấy từ loài cây trồng nhiều ở miền Nam, Việt Nam thu ngay 3,3 tỷ USD Do nhu cầu tăng cao từ Trung Quốc, xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2021 thắng lợi lớn, bất chấp những tác động của dịch Covid-19. Giá cao su giảm nhẹ, xuất khẩu cao su đạt kỷ lục nhờ Trung Quốc mua nhiều Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dù giá cao su giảm nhẹ nhưng...