55 bệnh nhân COVID-19 rất nặng, 2 ca tiên lượng khó qua khỏi
Tính đến nay, Việt Nam có 65 ca tiên lượng nặng, 55 ca tiên lượng rất nặng và 2 ca tiên lượng tử vong.
Tại buổi hội chẩn bệnh nhân COVID-19 nặng trưa nay, phó giáo sư, tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, tính từ đầu đợt dịch (ngày 27/4) đến nay, Việt Nam ghi nhận tới khoảng 1.900 bệnh nhân, tương đương lượng bệnh nhân cả năm ngoái. Đặc biệt, số lượng bệnh nhân nặng trong đợt dịch này khá cao.
Tính đến chiều 21/5, cả nước có 65 ca tiên lượng nặng, 55 ca tiên lượng rất nặng, 2 ca tiên lượng tử vong (1 ca ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, 1 ca ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM).
Theo diễn biến điều trị, hiện 71 bệnh nhân thở oxy, 7 ca nặng phải thở máy không xâm nhập, 21 ca nguy kịch, thở máy xâm nhập và 3 bệnh nhân phải chạy ECMO. Riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh điều trị 61 bệnh nhân có triệu chứng, trong đó 20 ca thở oxy, 3 ca thở máy (HFNC), 1 ca thở máy xâm nhập và lọc máu liên tục.
Tiểu ban Điều trị thường xuyên tổ chức hội chẩn quốc gia điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng. (Ảnh: Võ Thu)
Theo giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Gia Bình, Tổ trưởng Tổ hội chẩn bệnh nhân nặng, nhiều bệnh nhân không mắc COVID-19 tình trạng bệnh tật đã rất nặng, tiên lượng tử vong như BN3153, BN3780 (bị ung thư phổi khá lâu), BN3019 (ung thư phổi di căn xương). Do đó việc điều trị đối với những bệnh nhân này thực sự là hành trình khó khăn.
Video đang HOT
Ngoài ra, trong số các bệnh nhân nặng, có người được hội chẩn nhiều lần, ví dụ như BN3760 được hội chẩn lần 3. Đây là bệnh nhân bị viêm phổi nặng, suy hô hấp, tiểu đường, suy giáp, suy thượng thận. Bệnh nhân đang được điều trị an thần, thở máy xâm nhập, cân bằng điện giải, chăm sóc hô hấp, dinh dưỡng, kiểm soát đường huyết, huyết áp; kháng sinh chống nấm.
Đặc biệt, trong đợt dịch này, có nhiều bệnh nhân dù còn trẻ, không mắc tiền sử bệnh lý nền nhưng vẫn chuyển biến nặng. Đó là các trường hợp thai phụ 35 tuổi ở Hà Nội, một nam bác sĩ 37 tuổi, không có bệnh lý nền.
Người thứ 3 cũng có tiền sử khoẻ mạnh nhưng diễn biến tăng nặng nhanh khi nhiễm SARS-CoV-2 là BN3207, 37 tuổi ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Bệnh nhân phát hiện dương tính hôm 7/5.
Sau khi xuất hiện sốt, ho, tức ngực, người đàn ông trẻ tuổi được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh điều trị 4 ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân sốt cao liên tục 39 – 40 độ C, suy hô hấp tăng, phải thở oxy dòng cao (HFNC) rồi chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khi SpO2 chỉ còn 82%.
Phó giáo sư, tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) thông tin, sáng nay Cục đã đề nghị Bệnh viện Bạch Mai khẩn cấp xuất cấp cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh mượn một số loại vật tư, hóa chất để sử dụng cho hệ thống ECMO và máy lọc máu liên tục, nhằm đảm bảo điều trị.
Hai công nhân bị tử vong khi tháo dỡ tu viện cổ ở Đà Lạt
Trong quá trình tháo dỡ nhà nội viện của tu viện cổ ở TP.Đà Lạt xảy ra sự cố sập sê nô khiến 2 công nhân tử vong.
Nội viện tu viện cổ đang được tháo dỡ . Ảnh LÂM VIÊN
Ngày 9.3, trong quá trình tháo dỡ nhà nội viện của tu viện cổ ở TP.Đà Lạt xảy ra sự cố sập sê nô (máng hứng nước) khiến 2 công nhân tử vong. Sự việc này được chính quyền P.10, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) và đại diện Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM xác nhận.
Tu viện cổ Benedict trước khi tháo dỡ . ẢNH: LÂM VIÊN
Theo thông tin ban đầu, trưa 9.3 khi công nhân đang tháo dỡ nhà nội viện của tu viện cổ Benedict, thì bất ngờ sê nô bị sập đè các công nhân đang làm việc bên dưới. Hậu quả khiến 2 nam công nhân bị tử vong là: T.Đ.T (31 tuổi) và P.T.T (34 tuổi, cùng ở huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa).
Công trình sửa chữa, trùng tu tu viện cổ này do Trường ĐH Kiến trúc TP. HCM làm chủ đầu tư. Công ty cổ phần đầu tư và thương mại quốc tế Huy Hoàng (Công ty Huy Hoàng JSC) trúng thầu. Quản lý dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành (Bộ Xây Dựng). Tư vấn giám sát do Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng (CIDECO), tư vấn thiết kế: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng tổng hợp NAGECCO.
Sau khi xảy ra tai nạn, cơ quan chức năng yêu cầu đơn vị thi công tạm dừng thi công để điều tra làm rõ nguyên nhân. Công trùng trùng tu tu viện cổ bị phong tỏa nghiêm ngặt.
Như Thanh Niên đã phản ánh, những ngày qua trên nhiều trang mạng chia sẻ hình ảnh, thông tin Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM tháo dỡ tu viện cổ tại Trung tâm đào tạo cơ sở Đà Lạt. Nhiều người bày tỏ băn khoăn về số phận của công trình tu viện này.
Công trình nhà nguyện và đan viện Benedict (Biển Đức), sau là trường dòng nữ Franciscaines (Đà Lạt), tọa lạc tại số 20 đường Hùng Vương, P.10, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng). Công trình kiến trúc cổ này được hai kiến trúc sư Alexandre Leonard và Paul Veysseyre thiết kế, xây dựng vào cuối thập niên 1930, đầu thập niên 1940, thời cha Romain Guilauma làm đan viện phụ.
Theo nhà khảo cứu Nguyễn Vĩnh Nguyên, tác giả cuốn Biên khảo Đà Lạt, bên dưới sương mù, Công trình nhà nguyện đan viện này ghi những dấu chân đầu tiên của các đan sĩ Benedict từ phương Tây vào VN. Alexandre Leonard và Paul Veysseyre là hai kiến trúc sư thiết kế phần lớn dinh thự, biệt thự Đà Lạt trong đầu thập niên 1940.
Cũng theo Nguyễn Vĩnh Nguyên, từ năm 1954, các đan sĩ Benedict chuyển ra Huế, lập đan viện Thiên An, công trình đan viện tại Đà Lạt được nhượng lại cho các nữ tu dòng Franciscaines. Do nhu cầu mở rộng cơ sở giáo dục, dạy nghề và nội trú, các soeur dòng Franciscaines đã xây thêm dãy phòng học phía sau. Bản thiết kế khu trường học Franciscaines Missionnaires de Marie do kiến trúc sư Phạm Khánh Chù thực hiện năm 1961. Sau 1975, các nữ tu dòng Franciscaines rời đi nơi khác.
Công trình này có thời gian được cải tạo, cơi nới làm khách sạn với tên gọi Lâm Viên. Sau này, được sử dụng làm Trường chuyên tỉnh Lâm Đồng, rồi Trường THPT Trần Phú. Từ năm 2014 cụm công trình này được chuyển giao cho Trường ĐH Kiến Trúc TP.HCM lập Trung tâm đào tạo tại Đà Lạt.
Phía sau tu viện cổ vừa xảy ra tai nạn làm 2 công nhân tử vong . ẢNH: LÂM VIÊN
Đại diện Trường ĐH Kiến trúc cho biết tất cả 5 khối công trình đều được giữ nguyên, không có công trình nào bị phá bỏ để giữ lại "cái hồn" của tu viện xưa. Đặc biệt nhà nguyện cổ và khu nội viện xưa sẽ được khôi phục kiến trúc nguyên bản.
Cục Đường sắt yêu cầu làm rõ trách nhiệm vụ tàu đâm ô tô khiến bé trai tử vong Cục Đường sắt (Bộ GTVT) yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân trong vụ tàu hỏa tông ô tô ở Quảng Ngãi khiến 3 người thương vong. Liên quan đến vụ tàu hàng SH3 tông ô tô 7 chỗ khiến bé trai 1 tuổi tử vong ở Quảng Ngãi, Cục Đường sắt vừa...