538 đại cử tri – những người trực tiếp bầu chọn tổng thống Mỹ
Đại cử tri – những người nắm vai trò quyết định trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, được chọn theo quyết định của đảng và cử tri phổ thông ở mỗi bang.
Đại cử tri bỏ phiếu ở New York năm 2012. Ảnh: AP
Người dân Mỹ không trực tiếp bầu chọn tổng thống, thay vào đó là một Cử tri đoàn gồm các đại cử tri bỏ phiếu. Ứng viên muốn giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng phải nhận được quá bán số phiếu ủng hộ từ Cử tri Đoàn.
Hiến pháp Mỹ có rất ít điều khoản quy định các tiêu chuẩn cụ thể để trở thành đại cử tri, chỉ nêu rằng nghị sĩ hoặc một quan chức chính phủ liên bang không thể được chỉ định làm đại cử tri, theo Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Mỹ.
Xuất phát từ yếu tố lịch sử, Tu chính án hiến pháp Mỹ số 14 quy định các viên chức nhà nước tham gia nổi dậy hoặc bạo loạn chống chính phủ Mỹ, hoặc hỗ trợ, giúp sức cho kẻ thù, không được phép trở thành đại cử tri.
Mỗi bang có số lượng đại cử tri (elector) nhất định hợp thành Cử tri đoàn (Electoral College) dựa trên quy mô dân số của bang đó. Mỹ có tổng cộng 538 đại cử tri, bằng số ghế trong quốc hội Mỹ.
Cách chọn lựa
Quy trình chọn đại cử tri gồm hai vòng. Đầu tiên, các đảng ở mỗi bang sẽ chọn một loạt ứng viên đại cử tri tiềm năng trước ngày bầu cử. Tiếp đó, vào ngày bầu cử, cử tri phổ thông tại mỗi bang sẽ chọn ra đại cử tri ở bang đó bằng cách bỏ phiếu cho ứng viên tổng thống.
Ở giai đoạn đầu, các đảng chính trị ở mỗi bang sẽ kiểm soát quá trình lựa chọn và mỗi bang có một quy định khác nhau. Về cơ bản, các đảng sẽ đề cử một danh sách đại cử tri tiềm năng tại kỳ họp đại hội đảng của bang mình hoặc họ có thể chọn thông qua một cuộc bỏ phiếu tại ủy ban trung ương đảng.
Quá trình này diễn ra ở từng bang và tuân theo quy định của bang đó, nhưng cũng có thể theo quy định chung cho toàn quốc của đảng đó. Kết quả cuối cùng là mỗi ứng viên tổng thống sẽ có một danh sách các đại cử tri tiềm năng ủng hộ mình.
Các đảng chính trị thường chọn những người cống hiến tận tụy cho đảng để làm đại cử tri. Đó có thể là các quan chức dân cử của bang, lãnh đạo đảng tại bang đó, hoặc người có mối quan hệ chính trị hoặc cá nhân với ứng viên tổng thống của đảng mình.
Video đang HOT
Giai đoạn thứ hai của quá trình bầu đại cử tri diễn ra trong ngày bầu cử. Khi mỗi cử tri ở từng bang đi bỏ phiếu cho ứng viên tổng thống họ ủng hộ, họ đồng thời cũng chọn ra các đại cử tri cho bang mình. Tên của đại cử tri tiềm năng có thể có hoặc không xuất hiện trên lá phiếu, (nếu có thì tên họ sẽ nằm dưới tên ứng viên tổng thống), tùy thuộc vào quy trình bầu cử và phương thức bỏ phiếu ở từng bang.
Tất cả đại cử tri tiềm năng của ứng viên tổng thống thắng cuộc sẽ trở thành đại cử tri ở bang mình, ngoại trừ hai bang Nebraska và Maine. Hai bang này phân bổ đại cử tri theo tỷ lệ, ứng viên chiến thắng toàn bang nhận được hai đại cử tri trong khi người chiến thắng tại từng hạt bầu cử (có thể là người chiến thắng toàn bang, cũng có thể là ứng viên khác) sẽ nhận được một đại cử tri. Hệ thống này cho phép các đại cử tri tại Maine và Nebraska có thể được phân bổ cho nhiều hơn một ứng viên tổng thống.
Lá phiếu
Không có quy định nào trong hiến pháp hay luật liên bang Mỹ bắt buộc các đại cử tri phải bầu theo kết quả bỏ phiếu phổ thông của bang mình đại diện. Dù vậy, một số bang vẫn yêu cầu việc này. Những cam kết như vậy có thể chia thành hai nhóm: đại cử tri bị ràng buộc bởi luật của bang và đại cử tri bị ràng buộc bởi cam kết với đảng của mình.
Tòa án Tối cao Mỹ khẳng định hiến pháp không yêu cầu phải cho các đại cử tri được toàn quyền quyết định bỏ phiếu cho ứng viên tổng thống nào, nên một số đảng có thể buộc họ cam kết bỏ phiếu cho ứng viên do đảng mình đề cử. Một số bang thì quy định các “đại cử tri không trung thành” có thể bị phạt hoặc tước quyền bầu cử nếu bỏ phiếu không hợp lệ và sẽ bị thay thế bởi một đại cử tri “dự bị”. Dù vậy, chưa từng có đại cử tri nào bị khởi tố vì không bỏ phiếu như cam kết.
Ngày nay, hiếm có đại cử tri nào đi ngược lại kết quả bỏ phiếu phổ thông. Theo Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Mỹ, trong lịch sử nước Mỹ, hơn 99% đại cử tri bỏ phiếu đúng như những gì họ cam kết.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Cảnh tượng trái ngược tại đại bản doanh Trump - Clinton
Bên ngoài tòa tháp Trump là đám đông ồn ào hò hét, cả ủng hộ lẫn phản đối, còn cảnh tượng bên ngoài văn phòng bà Clinton khá vắng lặng.
Bên trái là đám đông tập trung trước tháp Trump tại Manhattan, bên phải là cảnh tượng bên ngoài văn phòng tranh cử của bà Clinton ở Brooklyn. Ảnh: Washington Post
Bên ngoài tòa tháp Trump tại Manhattan những ngày này luôn náo nhiệt như có lễ hội hóa trang. Cảnh sát được triển khai để canh chừng đám người biểu tình mang theo những tấm biểu ngữ đối lập, la hét về phía nhau, theo Washington Post.
Trong khi đó, cách đấy khoảng hơn 10 km, trụ sở của bà Clinton tại Brooklyn trông có vẻ tĩnh lặng, không mấy nổi bật và được vây quanh bởi những biệt thự ba triệu USD cùng một loạt văn phòng chính phủ.
Từ tổng hành dinh chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump đến đại bản doanh chiến dịch vận động của bà Hillary Clinton chỉ mất 25 phút đi tàu điện ngầm. Thế nhưng, cũng giống như bản thân các ứng viên, hai cơ quan đầu não này hoàn toàn đối lập, từ vẻ bề ngoài tới những cử tri tụ tập bên ngoài.
Trên lề đường bên ngoài tòa tháp Trump là đám đông những người tin rằng nước Mỹ đang suy yếu. Trong khi đó, bên ngoài văn phòng của bà Clinton không có đám đông, những người đi ngang qua cũng không mấy quan tâm.
Ông Ron Slay, đang nghỉ ăn trưa trong công viên Brooklyn, cho biết chưa từng thấy bất kỳ dấu hiệu nào về sự có mặt của chiến dịch vận động cho bà Clinton tại đây. Đó cũng là những gì ông nhận định về cựu ngoại trưởng.
"Bà ấy điềm tĩnh, ông ấy thì luôn là trung tâm sân khấu. Ông ấy thích sự giật gân còn bà ấy lặng lẽ hơn", ông Slay, 70 tuổi, nhận định. Ông cho biết có lẽ sẽ bỏ phiếu cho bà Clinton "chỉ bởi vì Donald Trump làm tôi sợ".
Nhưng rồi ông lại nghĩ đến việc bỏ phiếu cho ứng viên độc lập. "Tại sao tôi lại phải bỏ phiếu cho bà Clinton chỉ để ngăn chặn ai đó?" Ông lại nghĩ đến việc ông Trump dường như luôn khiến mọi việc tại New York được giải quyết đâu vào đó, ví dụ như sửa chữa khu vực trượt tuyết tại công viên Trung tâm một cách nhanh chóng và tiết kiệm - điều chính quyền thành phố không làm được.
Sau 20 phút đắn đo, ông vẫn không thể quyết định.
Cách đó hơn chục cây số là đám đông quát tháo, chỉ tay vào nhau và cãi cọ. Một người đàn ông cầm một tấm biển Trump-Pence và hét lên những điều gì đó về tỷ phú George Soros, cuộc chiến nha phiến và cả ông nội của Franklin Roosevelt. Những người giơ biểu ngữ phản đối bà Clinton cũng thường tụ tập tại trước đại bản doanh của ông Trump thay vì đến văn phòng của bà ở Brooklyn.
Bạn bè, gia đình chia rẽ
Những cuộc cãi vã trên đường phố này cũng phần nào phản ánh căng thẳng nhiều gia đình trải qua trong mùa bầu cử. Nhiều người nói rằng họ buộc phải chấm dứt việc bàn về chính trị với người thân.
"Chúng tôi đơn giản là không thể bàn luận thêm nữa", Priscilla Allen, một du khách đến từ Dallas ghé qua tháp Trump để tìm mua những chiếc huy hiệu của chiến dịch tranh cử, cho biết. "Chồng tôi ủng hộ Trump rất mạnh mẽ và con trai tôi còn bảo thủ hơn, trong khi con gái tôi theo đường lối tự do và nó cho rằng ông Trump là kẻ khùng điên".
Bà Allen tin rằng Trump là "người tồi tệ nhất chúng ta từng lựa chọn - hoạt động kinh doanh của ông ấy rồi những rắc rối liên quan đến phụ nữ, không có lửa làm sao có khói". Dù vậy, bà Allen vẫn ủng hộ ứng viên đảng Cộng hòa bởi "Hillary không trung thực. Nhưng tôi không nói thẳng vào mặt bà ta như cách ông ấy làm".
Dù vậy, sau khi ra khỏi tòa nhà, bà lại lắc đầu thất vọng. "Ông ấy có lẽ sẽ không thể đắc cử bởi không hề biết cách thức vận hành một chiến dịch tranh cử", Allen nói. "Thật đáng xấu hổ. Tất cả những chuyện này thật bẽ bàng".
Cũng ở trên vỉa hè đó, cùng chung tâm lý đó, Mike Reynolds, một người ủng hộ bà Clinton. cho biết: "Tôi và bạn bè đã thống nhất sẽ không gặp lại nhau cho tới sau cuộc bầu cử".
"Thật đáng sợ khi thấy họ ghét bà Hillary đến độ đó. Tôi không hiểu nổi. 8 năm vừa qua tốt đấy chứ - bất động sản đã ổn hơn, lương hưu của tôi cũng ổn. Làm gì có chuyện gì để phàn nàn? Không hề có điều gì khiến tôi bỏ phiếu cho ông ta".
Con gái của ông Reynolds, một y tá tại New York, cho biết cô đã thôi theo dõi những người bạn chán ghét bà Clinton trên Facebook. Dù vậy, cả ông Reynolds và con gái đều tin rằng tất cả những "thù hận" này sẽ chấm dứt một khi chiến dịch tranh cử khép lại.
Nhưng với hai người thường xuyên có mặt bên ngoài tháp Trump là Barbara Smucker và Amelia Arcamone Makinano, có lẽ họ không tin vậy. Bà Smucker cứ ba ngày mỗi tuần lại tới trước tháp Trump để vẫy biểu ngữ: "Trump sẽ hủy hoại nước Mỹ". Cách đó khoảng 10 m, bà Makinano cầm một lá cờ Mỹ lớn cùng tấm biểu ngữ "Hillary vào nhà tù".
Bà Smucker cho rằng dù bà Clinton có thể thắng dễ dàng, ông Trump và cựu thị trưởng New York Rudy Giuliani cùng những người khác sẽ không chịu ngồi yên. "Chúng ta đang bị chia rẽ sâu sắc và ông Trump là người phát tán sự thù hận. Những người tôi biết đang bỏ kết bạn với bất kỳ ai có ý kiến trái ngược với họ về Donald Trump. Khi những người ủng hộ ông Trump quát tháo, giơ ngón tay thối về phía tôi, tôi chỉ đơn giản là không thèm đôi co với họ. Tôi chỉ đứng đó và giơ cao tấm bảng của mình".
Bà Makinano, cựu giáo viên từng vận động tranh cử cho bà Clinton năm 2008, giờ tin rằng cựu ngoại trưởng là tội phạm. Nhưng bà không thể nào bày tỏ ý kiến đó tại các cuộc họp công đoàn bởi những người còn lại sẽ la ó về phía những ai không ủng hộ Hillary.
Bà Makinano cho biết nơi duy nhất bà thấy an toàn khi bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho Donald Trump là tại nhà, khi nói chuyện với chồng. "Tôi và bạn bè không nói chuyện chính trị. Đó là cách duy nhất để còn tiếp tục là bạn", nhà giáo về hưu nói.
Tại Brooklyn, bà Karen Bissessar nhìn qua đường sang phía tổng hành dinh của bà Clinton rồi lắc đầu. Bà vẫn chưa thể quyết định. "Tôi sẽ chọn người nào đỡ tệ hơn", bà Bissessar nói.
"Nhưng thật khó khăn bởi họ quá thiếu chuyên nghiệp. Khi bạn phỏng vấn để xin việc, không ai lại hành động như cách họ tranh luận trực tiếp. Bà Clinton thì có các bê bối và những bức thư điện tử. Còn cách ông Trump tranh luận thì quá trẻ con - chỉ tay vào mặt đối phương và thóa mạ".
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Trump ca ngợi FBI vì điều tra email mới bị rò rỉ của Clinton Ông Trump hôm qua ca ngợi FBI và Bộ Tư pháp Mỹ vì điều tra các email mới bị phát hiện liên quan tới máy chủ cá nhân của bà Clinton. Ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa Donald Trump hôm qua phát biểu tại buổi vận động tranh cử ở Manchester. Ảnh: AP Phát biểu trước những người ủng hộ tại...