53 ngày không ca mắc, hàng triệu người Australia nhận cảnh báo vì vết COVID-19 ở nước thải
Dấu vết COVID-19 đã xuất hiện trong nước thải ở 31 khu vực Melbourne cho dù bang Victoria, Australia không có ca lây nhiễm cộng đồng nào trong gần 2 tháng qua.
Xuất hiện dấu vết COVID-19 trong nước thải ở Melbourne. Ảnh: Shutterstock
Theo tờ Dailymail, cảnh báo được phát đi đêm 20/4 (giờ địa phương) yêu cầu những người sống ở các khu vực phía bắc và đông thành phố Melbourne phải theo dõi triệu chứng COVID-19.
Triệu chứng mà người dân trong khu vực bị ảnh hưởng cần theo dõi là đau họng, ho, khó thở, sốt, mất vị giác và khứu giác.
Giới chức y tế cho biết mẫu nước thải có dấu vết COVID-19 là do có ca dương tính thải ra dấu vết virus ở giai đoạn đầu lây nhiễm hoặc là khi không còn lây cho người khác nữa.
Quan chức y tế bang Victoria cho biết: “Mặc dù có thể dấu vết này là do có du khách tới những khu vực này và không còn lây nhiễm cho người khác nữa, nhưng vẫn cần cẩn trọng”.
Từ ngày 21/4, Victoria đã mở ba trung tâm tiêm chủng lớn cho dân trên 70 tuổi. Quyền Thủ hiến bang Victoria, ông James Merlino cho biết: “Đây là cách chúng tôi có thể tiêm chủng càng nhanh càng tốt, đặc biệt là cho nhóm dễ bị tổn thương nhất”.
Người dân ở ba trung tâm này sẽ được tiêm vaccine AstraZeneca, còn vaccine Pfizer được để dành cho nhóm nhân viên y tế dưới 50 tuổi. Dù lo ngại về tác dụng phụ, nhưng ông Merlino cho biết nhiều người già ở Victoria gọi điện tới sở y tế và nói muốn tiêm vaccine AstraZeneca.
COVID-19 tới 6 giờ 15/4: Thế giới trên 2,98 triệu ca tử vong; Châu Âu nới lỏng phong tỏa
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 784.428 trường hợp mắc COVID-19 và 12.884 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 138,8 triệu ca bệnh, trong đó trên 2,98 triệu người không qua khỏi.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại thành phố Melbourne, Australia, ngày 2/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 15/4 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 138.801.400 ca, trong đó có 2.984.272 người tử vong.
Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 111.593.417 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 24.223.690 ca và 106.500 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 14/4, thế giới có tới 112 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 95 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua tăng mạnh trở lại.
Video đang HOT
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, như Mỹ, Ấn Độ, Ba Lan và Brazil, đồng thời lây lan diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước. Các làn sóng dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi hàng loạt quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới và phát hiện các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2. Hàng loạt nước đã đẩy nhanh chương trình vaccine.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Gwangju, Hàn Quốc, ngày 12/4/2021. Ảnh: Yonhap/ TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 577.979 ca tử vong trong tổng số 32.145.473 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 172.461 ca tử vong trong số 14.070.890 ca bệnh. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận số ca mắc bệnh và tử vong cao nhất thế giới với 199.569 ca mắc COVID-19 và 1.037 ca tử vong.
Đây là ngày Ấn Độ có số ca mắc cao nhất từ trước tới nay và số ca tử vong cao nhất trong năm 2021. Ngày 14/4 là ngày thứ 8 liên tiếp và là lần thứ 9 trong tháng này có số ca mắc mới vượt mốc 100.000 ca ở Ấn Độ. Đứng thứ 3 là Brazil với 361.884 ca tử vong trong số 13.641.566 bệnh nhân.
Tại Nhật Bản, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm Shigeru Omi cảnh báo nước này đã bước vào làn sóng lây nhiễm thứ 4 của đại dịch COVID-19 trong bối cảnh các biến thể có khả năng lây nhiễm cao của virus SARS-CoV-2 đang lây lan ở một số khu vực. Trước bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, chính quyền thành phố Matsuyama, miền Tây nước này, đã quyết định hủy lễ rước đuốc Olympic Tokyo.
Thị trưởng Tokyo Yuriko Koike cũng đã cam kết sẽ kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 tại thủ đô để đảm bảo Olympic sắp tới diễn ra an toàn. Bà nhấn mạnh từ nay đến ngày 11/5 tới sẽ là giai đoạn quan trọng để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 trước khi Olympic diễn ra. Theo thống kê, Nhật Bản đã ghi nhận tổng cộng hơn 513.000 ca nhiễm và hơn 9.500 ca tử vong do COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 12/4/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Hàn Quốc cũng đang đứng trước nguy cơ xuất hiện làn sóng lây nhiễm thứ 4 khi số ca mắc mới đã vượt ngưỡng 700 ca/ngày. Số liệu thống kê của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) công bố ngày 14/4 cho thấy nước này có thêm 731 ca mắc mới, trong đó 714 ca lây nhiễm trong cộng đồng - mức cao nhất trong 3 tháng qua.
Tình hình dịch bệnh hiện nay tại Hàn Quốc được cho là đang ở mức cần được chính phủ xem xét để nâng cấp độ giãn cách xã hội, song coi đây là "phương án cuối cùng" do cân nhắc thận trọng về những thiệt hại kinh tế.
Tại châu Âu, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong trong một ngày cao nhất từ trước đến nay. Trong vòng 24 giờ qua, nước này ghi nhận 59.187 ca nhiễm mới, và 273 ca tử vong. Để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, Tổng thống Tayyip Erdogan đã thông báo một số biện pháp hạn chế mới và "đóng cửa một phần" đất nước trong 2 tuần đầu tiên của tháng lễ Ramadan.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại một bệnh viện ở ngoại ô Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau khi tình trạng khẩn cấp tại CH Séc kết thúc vào ngày 12/4, Chính phủ Séc thận trọng trong việc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, Chính phủ Séc vẫn áp đặt lệnh cấm tụ tập trên 2 người cả ở trong nhà và ngoài trời, đồng thời nhấn mạnh lo ngại của các chuyên gia dịch tễ học về việc nới lỏng nhanh các biện pháp có thể làm đảo ngược chiều hướng tích cực của công tác phòng ngừa dịch bệnh.
Trong khi đó, sau khi nhận thấy tình hình dịch bệnh ở CH Séc được cải thiện đáng kể, Đức cho biết sẽ chấm dứt các biện pháp kiểm soát biên giới dài hạn với CH Séc vốn được áp dụng từ ngày 14/2. Thay vào đó, Đức sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm dịch thông qua các cuộc kiểm tra ngẫu nhiên chuyên sâu tại khu vực biên giới Đức-Séc.
Chính phủ Na Uy cũng đã cho phép các nhà hàng và quán bar trở lại phục vụ rượu cho tới 22h hàng ngày. Quốc gia Bắc Âu này cũng cho phép người dân được tiếp tối đa 5 khách đến chơi nhà cùng một thời điểm - tăng 3 người so với quy định trước đó, trong khi các sân vận động sẽ có thể đón tiếp 600 người, song phải chia thành 3 khu vực. Các quy tắc và khuyến nghị này sẽ được áp dụng trên toàn Na Uy, tuy nhiên các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao như thủ đô Oslo và các khu vực lân cận có thể duy trì các biện pháp chặt chẽ hơn nếu cần thiết.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Schwelm, Đức, ngày 7/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Kể từ ngày 8/5 tới, Bỉ sẽ cho phép các dịch vụ có tiếp xúc nhưng không mang tính y tế được hoạt động trở lại cùng với việc mở cửa cho lĩnh vực du lịch không thiết yếu từ ngày 19/4. Đây cũng là thời điểm cho phép 100% học sinh bậc mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở đặc biệt, các trường vừa học vừa làm trở lại trường học. Tỷ lệ học trực tiếp tại trường đối với học sinh bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông là 50%. Đối với bậc đại học, việc có mặt trực tiếp của sinh viên chỉ áp dụng 1 ngày/tuần trong khuôn viên của trường.
Tại cuộc họp ngày 14/4, Ủy ban tham vấn quốc gia về COVID-19 đã quyết định cho phép các nhà hàng, quán bar được đón khách trở lại kể từ ngày 8/5 nhưng chỉ phục vụ ở bên ngoài. Các sự kiện tổ chức ngoài trời như tiệc, hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, hoạt động giải trí, sẽ được tập trung tối đa 50 khách. Chợ trời cũng sẽ được mở cửa trở lại.
Các cửa hàng không thiết yếu sẽ hoạt động bình thường kể từ ngày 26/4. Tuy nhiên, mỗi khách hàng chỉ được đi mua sắm cùng một thành viên trong gia đình. Các ngành nghề có tiếp xúc trực tiếp như cắt tóc, làm đẹp... đều được mở cửa phục vụ khách hàng từ ngày 26/4.
Cũng từ ngày 8/5, lệnh giới nghiêm sẽ được dỡ bỏ, thay vào đó cấm tụ tập không quá 3 người từ 00h00 đến 05h00. Mỗi gia đình sẽ được đón 2 người khách và việc tập trung ngoài trời mỗi nhóm sẽ được phép có 10 thành viên thay vì 4 như trước đây.
Theo các nhà chức trách Bỉ, lệnh phong tỏa sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn vào tháng Sáu tới nếu số lượng bệnh nhân COVID-19 được điều trị tích cực giảm xuống dưới 500 người. Hiện nay, số ca mắc mới COVID-19 ở Bỉ đang có dấu hiệu giảm nhưng số lượng bệnh nhân điều trị tích cực và như tỷ lệ tử vong hàng ngày lại tăng , lần lượt là 4% và 24,1% tương ứng với 945 người và 43,4 người.
Cho đến nay, Bỉ vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ người tử vong do COVID-19 tính trên số dân cao nhất thế giới. Với dân số trên 11,5 triệu người, có 903.603 người nhiễm bệnh, trong đó 23.566 người tử vong. Hiện có hơn 1,92 triệu người Bỉ đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại San Marino, Italy, ngày 26/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính phủ Thụy Sĩ thông báo sẽ nới lỏng đáng kể các biện pháp hạn chế bất chấp thực tế rằng tình hình dịch bệnh ở nước này vẫn rất bấp bênh và thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn trong những tuần gần đây. Theo đó, kể từ đầu tuần tới, các nhà hàng và quán bar tại Thụy Sĩ vốn phải đóng cửa kể từ tháng 12/2020 sẽ được hoạt động trở lại, áp dụng với khu vực ngoài trời. Các rạp chiếu phim và cơ sở giải trí khác cũng sẽ được mở cửa trở lại cùng các cơ sở thể thao trong nhà và ngoài trời.
Cũng trong ngày 14/4, các nguồn tin ngoại giao cho biết các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí chính thức triển khai sáng kiến hộ chiếu vaccine để hướng tới mở cửa trở lại ngành du lịch vào mùa Hè năm 2021. Đây là một phần trong nỗ lực khôi phục trạng thái bình thường mới khi dịch bệnh COVID-19 vẫn đang lây lan. Các nước sẽ thảo luận về chi tiết sáng kiến này với Nghị viên châu Âu (EP) trong tháng 5.
Tại khu vực châu Mỹ, số ca nhiễm và tử vong do virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 gia tăng mạnh tại một số nước Nam Mỹ như Argentina, Uruguay, Brazil. Chính phủ Bolivia tuyên bố mở tuyến hành lang nhân đạo trên biên giới với quốc gia láng giềng Brazil nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông thực phẩm và thuốc men. Bolivia đóng cửa biên giới với Brazil kể từ ngày 2/4 vừa qua, nhằm ngăn chặn sự lây lan biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 từ quốc gia láng giềng.
Về vấn đề vaccine ngừa COVID-19, giới chức Mỹ thông báo chương trình tiêm chủng đang được đẩy nhanh với 3,3 triệu liều được tiêm mỗi ngày. Trong khi đó, Đại học Oxford của Anh đã quyết định mở rộng nghiên cứu trong việc sử dụng kết hợp các loại vaccine phòng COVID-19 để đánh giá việc kết hợp các vaccine có an toàn và giúp kéo dài thời gian miễn dịch ở người được tiêm chủng hay không.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 12/4, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 17.252 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 63.110 người.
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 4 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Campuchia và Malaysia.
Indonesia vẫn là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cao nhất khu vực. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" sau nhiều tháng bùng phát đã thấy xu thế hạ nhiệt, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm so với giai đoạn trước.
Trong khi đó, diễn biến dịch đang trở lại và bùng phát nghiêm trọng ở Philippines. Dịch diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày cao gấp nhiều lần "tâm dịch" Indonesia và cao nhất trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong lại tăng mạnh trở lại so với các ngày trước. Tình hình dịch bệnh tại Philippines đang nóng nhất khu vực ASEAN, tổng số ca mắc mới mỗi ngày tại nước này nhiều hơn cả khu vực cộng lại.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Singapore ngày 27/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Malaysia tình hình tiếp tục đáng quan ngại, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang trở lại do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh mấy ngày qua. Còn tại Myanmar, theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận 9 ca mắc COVID-19.
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 14/4 ghi nhận thêm 1.335 ca bệnh mới.
Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có 277 bệnh nhân mới và 1 ca tử vong trong ngày 14/4. "Sự cố cộng đồng" mới đây bắt đầu có xu thế hạ nhiệt, số bệnh nhân mắc mới có xu thế chững lại.
Người dân Campuchia và người nước ngoài chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bệnh viện Nhi quốc gia Campuchia. Ảnh: Nguyễn Vũ Hùng - PV TTXVN tại Campuchia
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 63.114 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 296 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 3.090.106 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 2.710.182 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 9 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Chỉ còn Brunei và Lào không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh.
Cứu hàng xóm, bị cướp chém rìu vào đầu làm nứt sọ Vì cứu hàng xóm khi bị kẻ cướp tấn công, ông Russell Irwin ở Úc đã bị tên cướp chém rìu vào đầu gây nứt sọ. Điều may mắn là dù bị chảy nhiều máu nhưng ông vẫn sống, không bị di chứng gì nghiêm trọng. Mặc dù bị cướp chém rìu vào đầu làm nứt sọ nhưng ông Russell Irwin vẫn tỉnh...