52 quốc gia sắp vỡ nợ hoặc không giảm được nợ
Khi các cuộc đàm phán của các bộ trưởng tài chính G20 ở Ấn Độ về chủ đề giảm nợ bế tắc, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình cảnh khó khăn của các nước đang phát triển.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen rời đi sau khi tham dự cuộc họp lần thứ ba của Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương (FMCBG) của G20 tại Gandhinagar, Ấn Độ ngày 17/7. Ảnh: AP
Theo đài RT, cảnh báo này được đưa ra sau báo cáo của Liên hợp quốc vào tuần trước về mức độ nghiêm trọng của nợ công – vấn đề đang ảnh hưởng đến gần một nửa thế giới.
Video đang HOT
Các đại diện của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) đã họp ngày 17/7 tại Gandhinagar, Gujarat (Ấn Độ) nhưng không đạt được tiến triển gì trong các cuộc thảo luận về tái cấu trúc khoản nợ của các quốc gia đang phát triển.
Giám đốc UNDP Achim Steiner nói với hãng tin Reuters: “Tôi nghĩ điểm mấu chốt là kể từ tháng 7/2023, vấn đề tái cơ cấu nợ thực sự không tiến triển chút nào xét trên quy mô cần thiết”.
Tuần trước, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã cảnh báo 52 quốc gia không có cách nào giảm bớt gánh nặng nợ nần và đang tiến gần đến tình trạng vỡ nợ. Nói về báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) liên quan vấn đề nợ ngày càng tăng, ông Guterres nói rằng có 3,3 tỷ người sống ở các quốc gia đang chi tiêu nhiều hơn cho các khoản thanh toán lãi suất hơn là cho y tế hoặc giáo dục. Ông nói: “Đây không chỉ là một rủi ro hệ thống, đó là một lỗi hệ thống”.
UNCTAD chỉ rõ rằng ít nhất 19 quốc gia đang phát triển đã chi nhiều tiền để trả lãi suất hơn là cho giáo dục. Ở 45 quốc gia khác, số tiền này nhiều hơn tiền chi cho chăm sóc sức khỏe. Theo UNCTAD, gần 40% thế giới đang gặp rắc rối nghiêm trọng về nợ nần.
UNCTAD cho biết tình trạng đặc biệt đáng báo động là sự bất bình đẳng cố hữu trong hệ thống tài chính quốc tế, tạo gánh nặng cho các nước đang phát triển một cách không tương xứng, đồng thời cho biết các nước châu Phi đang trả lãi suất cao gấp 4 lần so với Mỹ và gấp 8 lần so với các quốc gia giàu nhất châu Âu. Việc tái cấu trúc khoản nợ này khó khăn vì 62% trong số đó hiện do các chủ nợ tư nhân nắm giữ, tăng so với tỷ lệ 47% của một thập kỷ trước.
Ông Guterres cảnh báo rằng nợ công toàn cầu đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 92.000 tỷ USD vào năm 2022, tăng gấp 5 lần kể từ năm 2000. UNDP cho rằng tình trạng gia tăng nợ công này là do đại dịch COVID-19, lạm phát và lãi suất gia tăng. Ước tính rằng hơn 20% dân số thế giới, tức khoảng 1,65 tỷ người, đang gặp khó khăn trong kiếm ăn hàng ngày và sống với mức dưới 3,65 USD một ngày.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ lùi thời điểm dự báo chính phủ vỡ nợ
Ngày 26/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã điều chỉnh dự báo về thời hạn chót để nâng giới hạn nợ liên bang, nói rằng chính phủ có thể vỡ nợ sớm nhất là vào ngày 5/6 tới, thay vì ngày 1/6 đưa ra trước đó.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen phát biểu tại một cuộc họp về trần nợ với các lãnh đạo doanh nghiệp ở Washington, DC, ngày 6/10/2021. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong một bức thư gửi Quốc hội, bà Yellen cho biết căn cứ vào những dữ liệu mới nhất, Bộ Tài chính ước tính sẽ không có đủ nguồn lực để đáp ứng các nghĩa vụ của chính phủ nếu Quốc hội không nâng trần nợ công (hiện ở mức 31.400 tỷ USD) trước ngày 5/6 tới.
Dự kiến trong những ngày tới, bộ sẽ thanh toán khoảng 130 tỷ USD, bao gồm cả các khoản thanh toán cho cựu chiến binh, các đối tượng hưởng an sinh xã hội và chương trình bảo hiểm y tế Medicare. Bức thư có đoạn: "Trong tuần của ngày 5/6, Bộ Tài chính dự kiến sẽ thực hiện khoảng 92 tỷ USD thanh toán và chuyển khoản (bao gồm khoảng 36 tỷ USD điều chỉnh hàng quý đối với các quỹ ủy thác của An sinh xã hội và Medicare). Do đó, các nguồn lực dự kiến của chúng tôi sẽ không đủ để đáp ứng tất cả các nghĩa vụ này".
Trước đó, Bộ trưởng Yellen đã đưa ra dự báo khả năng Mỹ sẽ vỡ nợ vào ngày 1/6 nếu các bên không đạt được thỏa thuận về việc nâng trần nợ. Thông báo về thời hạn chót mới này giúp Nhà Trắng và các nhà đàm phán của Quốc hội có thêm thời gian thương lượng để đạt được thỏa thuận nâng mức trần theo luật định đối với khả năng vay của quốc gia.
Cùng ngày 26/5, Tổng thống Joe Biden và các nhà đàm phán của đảng Cộng hòa cho biết hai bên đã tiến gần hơn đến một thỏa thuận sau khi thu hẹp được khác biệt trong lập trường của mỗi bên.
Phát biểu với báo giới tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden cho biết thỏa thuận đã "cận kề" và ông lạc quan về những tiến triển. Trong khi đó, đại diện của đảng Cộng hòa Patrick McHenry cũng đồng tình với tuyên bố của Tổng thống Biden và bày tỏ hy vọng hai bên sẽ nhất trí về vấn đề thuế cũng như đạt được một thỏa thuận toàn diện.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ sẽ cảnh báo các CEO về nguy cơ vỡ nợ Theo các nguồn tin, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen sẽ tiếp cận các lãnh đạo doanh nghiệp và lĩnh vực tài chính để nói về tác động to lớn đến nền kinh tế Mỹ và toàn cầu nếu nước này vỡ nợ. Vận chuyển hàng hóa tại Cảng Long Beach ở Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Bà Yellen sẽ...