50/30/20: Tỷ lệ chi tiêu thông minh giúp dân công sở vượt qua khó khăn mùa dịch
Quy tắc này sẽ chia nhỏ thu nhập của chúng ta thành 3 mục chính với tỷ lệ tương ứng để có thể tối ưu hoá thu nhập và chi tiêu trong cuộc sống.
Dịch bệnh kéo dài khiến nền kinh tế toàn cầu lâm vào tình trạng khó khăn và Việt Nam không ngoại lệ. Rất nhiều công ty buộc phải phá sản, đóng cửa hoặc cắt giảm nhân sự. Vì lẽ đó, không ít dân văn phòng lâm vào trình trạng bị giảm lương, không lương thậm chí là mất việc.
Dịch bệnh khiến cuộc sống thay đổi hoàn toàn nhất là đối với những cá nhân đang thất nghiệp. Cho nên, chi tiêu như thế nào để có thể vượt qua mùa dịch, đợi đến khi bắt đầu một cơ hội mới vẫn là bài toán nan giải đối với nhiều cá nhân và gia đình.
Những bài viết liên quan đến bí quyết chi tiêu cũng theo đó mà ngập tràn trên các phương tiện thông tin, các trang mạng xã hội. Đơn cử, vừa mới đây, trong một hội nhóm được đông đảo dân văn phòng quan tâm, theo dõi trên mạng xã hội, một thành viên đã có dịp chia sẻ bài đăng về bí quyết chi tiêu mùa dịch. Cụ thể, thành viên này viết:
Dịch bệnh thế này mới biết sự quan trọng của việc tiêu tiền – ‘QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VỚI QUY TẮC 50/20/30′. Quy tắc này sẽ chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 mục chính với tỷ lệ phần trăm như sau:
1. 50% dành cho chi phí thiết yếu
Là những khoản mà bạn chắc chắn phải bỏ ra bất kể bạn ở đâu, làm gì hay có kế hoạch gì trong tương lai. Thông thường, những chi phí này thường giống nhau ở hầu hết mọi người, bao gồm tiền ăn, tiền ở, chi phí đi lại và các hóa đơn tiện ích như điện, nước.
Hãy cố gắng để tổng chi phí thiết yếu không vượt quá 50% lương. Nhưng nếu con số đó lớn hơn 50%, hãy thử giảm tiền các hóa đơn xuống như sử dụng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân,…
Mà nếu không thể làm được điều đó nữa thì bắt buộc bạn phải giảm 5% ở mỗi danh mục tiếp theo. (bạn cắt giảm ở phần chi tiêu cá nhân, chứ không nên giảm ở mục tiêu tài chính).
2. 20% thu nhập dành cho tiết kiệm và đầu tư
Bước tiếp theo là dành 20% lương để phục vụ cho mục tiêu tài chính lâu dài của bạn bao gồm tiết kiệm, và quỹ dự phòng. Danh mục này chỉ nên được bổ sung khi danh mục chi phí thiết yếu đã được xét đến và trước khi bạn kịp nghĩ đến bất cứ điều gì thuộc danh mục chi tiêu cá nhân.
“Nghỉ hưu” có thể là một khái niệm không cần thiết ở tuổi 20, 30 nhưng hãy nhớ bạn càng bắt đầu tiết kiệm sớm bao nhiêu thì tuổi già của bạn càng thoải mái bấy nhiêu khi không phải nghĩ đến chuyện tích cóp hằng ngày.
Video đang HOT
3. 30% thu nhập của bạn – chi tiêu cho cá nhân
Danh mục cuối cùng và cũng là yếu tố có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong ngân sách của bạn – những chi phí không thiết yếu. Một số chuyên gia tài chính xem xét đây là danh mục hoàn toàn linh hoạt nhưng trong cuộc sống hiện đại, nhiều người cho rằng một số thứ thuộc những thứ “xa xỉ” là một phần không thể thiếu với họ. Lý do danh mục này chiếm phần trăm lớn hơn mục tiêu tài chính là bởi có quá nhiều thứ thuộc vào đây.
Những chi phí phục vụ cuộc sống cá nhân bao gồm tiền điện thoại, thực phẩm giải trí, du lịch, mua sắm,… Cũng giống như danh mục chi phí thiết yếu, 30% là tỷ lệ tối đa bạn nên dành cho cuộc sống cá nhân.
Một cách suy nghĩ khá nguy hiểm mà bản thân mình cũng hay mắc phải là cho rằng mấy đồng bạc đáng là bao. Tại sao cứ nên để dành 10 – 20% mỗi tháng. Giờ có bao nhiêu tiền đâu mà để với chả dành.
Nhưng bạn biết không, mấy đồng bạc đó, khi gộp lại sẽ có giá trị rất lớn. Một ngày bạn uống bớt một cốc cà phê đi sẽ tiết kiệm 15-20k. Một tháng bạn tiết kiệm 450 – 600k. Một năm nó sẽ là 5 – 7 triệu. Bạn có thể góp số tiền đó vào quỹ tiết kiệm và dành dụm cho tương lai, phòng cho những trường hợp như thế này.
Ngay sau khi được đăng tải cách đây chưa lâu, bài đăng này ngay lập tức nhận được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Rất nhiều bình luận bày tỏ quan điểm đồng tình đã được để lại bên dưới:
“Kỷ nguyên thông minh này, không quan trọng bạn làm được bao nhiêu tiền, mà quan trọng, bạn có một kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết và cụ thể đến độ nào”.
“Bên cạnh công thức này, còn có quy tắc 6 hũ cũng khá hay mà các bạn có thể tìm kiếm trên mạng để về áp dụng. Tiền dù nhiều cách mấy nhưng nếu không biết cách chi tiêu thông minh thì cũng sẽ toang”.
“Đúng là vào những thời đoạn khó khăn đến bất ngờ như mùa dịch, bản thân mình mới biết những kế hoạch tài chính quan trọng đến độ nào”.
Cuộc sống luôn có những khó khăn đến một cách bất ngờ, cho nên những kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết và thông minh luôn mang đến cho chủ nhân sự an tâm để có thể vượt qua những thử thách nhất thời. Mùa dịch qua đi là cơ hội để chúng ta có thể trở lại một cách mạnh mẽ hơn nữa và là cơ hội để sống một cuộc sống chi tiêu lành mạnh hơn.
Louis
Học Giang Ơi dùng Finhay để quản lý tài chính
Theo Giang Ơi, việc kiếm được tỷ nọ tỷ kia chỉ sau một đêm là chuyện điên rồ. Mọi thứ đều do bản thân nỗ lực mỗi ngày mới có được!
Giang ơi đã chỉ ra vô số những sai lầm về tiền bạc mà mọi người hay mắc phải đó là: Chỉ nghĩ cách nhanh chóng làm giàu, sáng thức dậy có tỷ nọ tỷ kia trong tay. Không mua nhà vì cho rằng nó chỉ tốn tiền. Tiêu vào rất nhiều món đồ xa xỉ nhưng cái tốt cho bản thân thì lại không đầu, tư tích luỹ kiến thức thì tiếc.
Sự thật rằng, khi còn trẻ chúng ta thường rất thiếu sót trong vấn đề tiền bạc. Bày ra hết 100% thu nhập thì nhiều khả năng sẽ tiêu hết số tiền đó, chúng ta tiêu pha nhiều hơn chúng ta nghĩ.
Giang Ơi đã làm thế nào để quản lý tài chính và làm cho tiền sinh ra tiền?
Cách 1: Gửi tiết kiệm ngay khi nhận lương
Cách tốt là là mỗi khi bạn nhận được tiền lương tháng, hãy quy đổi ra phần trăm cố định có thể tiết kiệm được từ phần tiền đó sao cho có thể sống bình thường với số tiền còn lại.
Giang chia sẻ: "Trước đây ngay khi mình nhận tiền mình sẽ dùng ngân hàng trực tuyến để lập một tài khoản tiết kiệm luôn. Nhưng gần đây, mỗi khi mình nhận tiền thì mình sẽ gửi vào Finhay bởi vì lãi suất cao hơn và mình rút tiền ra lúc nào cũng được chứ mình không bị giam tiền ở đó và mình không bị mất lãi khi mình rút sớm. Đây là một app mình dùng để tiết kiệm và đầu tư".
Khác với các ngân hàng đều có kì hạn gửi tiền, nếu rút ra sớm sẽ bị mất hết phần lãi mà đáng nhẽ bạn sẽ nhận được. Kì hạn ngắn thì lãi suất thấp (hiện chỉ còn dưới 5%/năm), kì hạn dài lãi cao hơn chút nhưng lại bị giam tiền quá lâu. Vì vậy, Giang lựa chọn việc gửi tiết kiệm Finhay.
Lợi ích khi dùng Finhay: Lãi suất cao (lên tới 7.4%/năm), không mất lãi, rút được bất cứ lúc nào. Bạn sẽ không bị giam tiền, với những công việc đột xuất cần tiền gấp đều có thể rút mà không mất lãi tại thời điểm đó.
Đặc biệt, Giang đã và đang sử dụng Finhay cho biết sản phẩm tiết kiệm này không phải bạn sẽ gửi trực tiếp vào các ngân hàng mà qua app Finhay liên kết với các ngân hàng để bạn có thể gửi tiền tiết kiệm nhưng dựa trên các điều khoản lãi suất của Finhay.
Lãi suất cố định 7.4%/năm không phải con số nhỏ nếu không nói là rất cao đối với tiền gửi không kì hạn. App dễ dùng và rất có ích cho bạn trong việc giúp tạo dựng thói quen tích tiểu thành đại, tiết kiệm một cách dài hạn và đều đặn hơn - Giang khuyên mọi người nên sử dụng app Finhay để gửi tiết kiệm. Để tải app và trải nghiệm các bạn có thể vào đây: https://finhay.page.link/AppFINHAY.
Cách 2: Mua nhà dù chưa đủ tiền
Nhiều người nghĩ rằng việc mua nhà là điều không cần thiết, nhưng Giang Ơi lại không nghĩ thế.
Thời ngày xưa chưa có nhiều lựa chọn như bây giờ, người trẻ bây giờ có thể mua 1 căn hộ nhỏ nhỏ và còn có thể trả góp theo thời gian để sở hữu nó. Đối với Giang việc mua nhà là 1 mục tiêu xứng đáng để theo đuổi.
Cách 3: Bắt đầu học cách đầu tư
Sau khi thu nhập trừ đi những khoản chi tiêu sinh sống và những khoản tiết kiệm, phần còn lại sẽ là để đầu tư.
Phần đầu tư Giang chi thành 2 phần: Phần lớn sẽ đầu tư vào bất động sản nhưng rất khó và cần thời gian lâu dài. Phần nhỏ hơn còn lại cô để dành để đầu tư vào quỹ đầu tư.
Giang chia sẻ những lợi ích khi dùng Finhay để đầu tư: "Thực sự mình không biết nhiều về những vấn đề này, nhưng nhờ nền tảng tài chính Finhay để tiền của mình tới được các Quỹ Tài Chính, và ở đó nó sẽ được các chuyên gia tài chính của quỹ sử dụng để đầu tư sinh lời. Mình có thể lựa chọn các portfolio khác nhau tùy vào khẩu vị rủi ro của mình".
Finhay cũng là một app rất minh bạch: "Theo mình tìm hiểu, Finhay đã được Ernst & Young kiểm toán, Ernst & Young là 1 trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, vậy nên khi gửi tiền vào đây mình cảm thấy thực sự yên tâm".
Cách 4: Một đồng không lãng phí bằng một đồng kiếm được
Thường xuyên dọn dẹp đồ đạc trong nhà để không lãng phí đồng nghĩa với việc đó là không phải mua thêm. Cuộc sống hiện đại có rất nhiều thứ làm chúng ta phân tán tư tưởng dẫn biết rất nhiều khi mua sắm mất kiểm soát.
Cách 5: Đôi bàn tay ta làm nên tất cả
Dùng tiền để đầu tư vào chính bản thân mình. Tại vì chỉ có chính đầu óc và chân tay chúng ta mới có thể kiếm ra nhiều tiền nhất mà thôi.
Tóm lại, bạn nên có khoản tiền tiết kiệm riêng cho tương lai và học cách đầu tư ngay từ bây giờ. Finhay là 1 ứng dụng tốt và dễ dùng mà bạn có thể cân nhắc. Điều quan trọng là phải kiên nhẫn, bền bỉ, tích tiểu thành đại. Chúc bạn thành công!
Quang Vũ
Vì sao cha mẹ cần dạy cho con cái hiểu giá trị của đồng tiền và cách quản lý tài chính hiệu quả ngay từ khi còn nhỏ? Thay vì né tránh, cha mẹ cần tự trang bị kiến thức, hướng dẫn con cách quản lý tài chính để khỏi rơi vào tình trạng bối rối khi con trẻ có những hành động sai lầm vụng dại, thiếu hiểu biết. Các ông bố, bà mẹ hiện nay thường có tâm lý lo sợ con trẻ tiếp xúc với tiền bạc quá...